Sự khác nhau giữa test nhanh và test chậm để xác định người nhiễm với virus SARS-CoV-2

Sức khỏe, Tư vấn | 10:49:00 28/04/2020

TNV - Theo Bộ Y tế, dịch Covid-19 hiện lây lan trong cộng đồng và cần ứng phó nâng lên một mức, đó là cần xét nghiệm rộng rãi.

Ngày 31.3, Hà Nội triển khai Xét nghiệm nhanh (test nhanh) bằng 5.000 test được Bộ Y tế cung cấp, nhằm sàng lọc, cách ly nhanh những trường hợp dương tính với vi rút Corona chủng mới SARS-CoV-2) có lịch sử dịch tễ liên quan đến Bệnh viện (BV) Bạch Mai. Trong ngày đầu tiên sàng lọc bằng bộ test nhanh Covid-19 mà Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc (kinh phí mua 200.000 test do một tập đoàn lớn ở Việt Nam tài trợ), nhằm sàng lọc người nghi nhiễm, người đang ở trong khu cách ly, người thuộc diện cách ly tại nhà... Kết quả test nhanh thông qua lấy mẫu máu để sàng lọc chiều 31/3 (cho kết quả sau 10-15 phút đọc) cho thấy 3 trường hợp dương tính COVID-19, nhưng sau đó xét nghiệm lại bằng Realtime PCR (cho kết quả sau 2-2,5h, độ chính xác đạt 100%) lại cho kết quả âm tính. Vậy tại sao có sự sai lệch và khác nhau giữa test nhanh và test chậm như vậy?

Việt Nam sản xuất hàng chục nghìn bộ kit test nCoV trong 1 ngày

Theo các chuyên gia dịch tễ, test kit của Hàn Quốc và của Việt Nam là 2 loại khác nhau. Test kit nhanh của Hàn Quốc có độ chính xác không cao nhưng do dùng máy móc can thiệp, có thể lấy nhiều mẫu trong thời gian ngắn cho kết quả nhanh hơn. Do vậy, mẫu test nhanh này áp dụng phù hợp vào các trường hợp khẩn cấp cần xác định để khoanh vùng cách ly ngay.

Trong khi đó test kit của Việt Nam có độ chính xác cao nhưng thời gian lâu hơn, cần dùng sức người nhiều và cơ sở vật chất trang thiết bị tương đối hiện đại, không phủ hợp với việc xét nghiệm đại trà với quy mô lớn.

Tuy nhiên, dù test cho kết quả âm tính, thì cũng không có nghĩa là yên tâm hoàn toàn, mà vẫn phải tiếp tục theo dõi trong thời gian đủ 14 ngày.

Hiện nay, có 2 loại xét nghiệm chính là: Xét nghiệm tìm virus trực tiếp (RT – PCR) và xét nghiệm tìm kháng thể (hiện đang được gọi là xét nghiệm nhanh).

Theo quy định của Bộ Y tế, để khẳng định một người có nhiễm SARS-CoV-2 hay không phải sử dụng xét nghiệm RT – PCR. Xét nghiệm RT – PCR là xét nghiệm đi tìm chất liệu di truyền (RNA) của virus để chẩn đoán liệu một người có bị nhiễm virus SARS-CoV-2 không.

Xét nghiệm kháng thể (đang được gọi là test nhanh) là xét nghiệm tìm kháng thể kháng virus SARS-CoV-2. Xét nghiệm này có thể bổ trợ cho quá trình chẩn đoán bệnh, đồng thời giúp đánh giá mức độ miễn dịch trong cộng đồng, khả năng đáp ứng với vaccine thử nghiệm, và thời gian kháng thể tồn tại trong cơ thể người.

Khi mới nhiễm virus, xét nghiệm RT-PCR có khả năng dương tính cao hơn so với xét nghiệm kháng thể do lượng kháng thể trong cơ thể còn thấp. Khi khỏi bệnh, xét nghiệm RT-PCR sẽ âm tính do cơ thể không còn virus, còn xét nghiệm kháng thể có thể dương tính.

Virus SARS-CoV-2 được nuôi cấy, phân lập thành công tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

Trong triển khai thực tế, bất cứ xét nghiệm nào cũng có thể cho kết quả âm tính hoặc dương tính giả. Đối với xét nghiệm RT – PCR, kết quả âm tính giả xảy ra khi lấy mẫu không đúng quy trình, hoặc người bệnh có lượng virus quá nhỏ, chưa phát hiện được. Do đó, phải tiến hành xét nghiệm ít nhất 2 lần, cách nhau từ 2-3 ngày mới có thể khẳng định một người nhiễm virus hay không.

Đối với xét nghiệm kháng thể, khi tìm kháng thể toàn bộ (total antibodies) thì độ nhậy sẽ cao hơn nếu chỉ tìm kháng thể IgM hoặc IgG. Do đó cần lựa chọn xét nghiệm kháng thể phù hợp với mục đích xét nghiệm.

Thời gian vừa qua, Hàn Quốc từng được coi là ổ dịch lớn của thế giới, với hơn 10.000 người mắc COVID-19, 200 người tử vong (tính đến 8/4). Dù dịch bùng phát nhanh trong thời gian ngắn, nhưng Chính phủ Hàn Quốc đã nhanh chóng chặn đứng bệnh dịch. Biện pháp của Hàn Quốc là, thay vì phong tỏa như các nước, Hàn Quốc cho xét nghiệm đại trà hàng trăm nghìn người ở mọi nơi, từ phòng khám cho đến trạm giao thông. Bộ kit chẩn đoán nhanh COVID-19 được sản xuất và hiện tại có thể xét nghiệm cho hơn 10.000 người mỗi ngày. Nhờ đó, đã nhanh chóng tìm ra người bệnh để cách li kịp thời. Hiện tốc độ lây lan COVID-19 ở Hàn Quốc đang giảm rõ rệt chứng tỏ cách làm của Hàn Quốc là hiệu quả. Có thể nói, dùng kit test nhanh cho sàng lọc đại trà tốt hơn vì tốc độ nhanh dù độ chính xác thấp hơn PCR.

Với tình hình dịch bùng phát nhanh và khó kiểm soát trong cộng đồng như hiện nay, cả hai loại xét nghiệm đều cần thiết, nhưng vì có mục đích khác nhau nên chúng cần phải sử dụng đúng mục đích theo từng thời điểm và đối tượng khác nhau.

Quỳnh Dương

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam