Mẫu nhà ống đẹp và những lưu ý quan trọng khi thiết kế

Bất động sản | 18:46:55 07/05/2021

Mẫu nhà ống đẹp là từ khóa có lượt tìm kiếm cao khi kiểu nhà này ngày càng được các gia chủ quan tâm, chú trọng khi thiết kế và bài trí. Vậy thiết kế nhà ống cần lưu ý gì? Làm thế nào để có được bản vẽ nhà ống đẹp hoàn hảo, đáp ứng cả về công thái học cũng như tính thẩm mỹ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Thực tế cho thấy, các mẫu nhà ống đẹp - một trong những phương án thiết kế nhà ở tối ưu, phù hợp với đất hẹp, sâu. Trong bối cảnh "đất chật người đông" như hiện nay, đặc biệt là tại các thành phố, đô thị lớn, nhà ống được rất nhiều gia đình lựa chọn.

Do diện tích hạn chế nên việc thiết kế nhà ống sao cho thoáng đãng, đáp ứng đầy đủ công năng, tạo cảm giác thoải mái nhất cho người dùng không hề đơn giản. Để có thể có được bản vẽ thiết kế nhà ống khoa học, hợp lý, kiến trúc sư và chủ nhà cần xem xét, cân nhắc tới nhiều yếu tố như hiện trạng lô đất, vị trí xây dựng, cảnh quan xung quanh...

Và dĩ nhiên, bạn không nên bỏ qua những lưu ý sau đây.

1. Những lưu ý khi thiết kế nhà ống

Làm thế nào để chọn được mẫu nhà ống đẹp, phù hợp nhất là câu hỏi "vô cùng" bởi việc lựa chọn như thế nào còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể như diện tích đất bao nhiêu, đất có góc cạnh không, gia đình bao nhiêu người, nhu cầu sử dụng ra sao... Thế nhưng, thiết kế nhà ống đẹp cần lưu ý gì thì luôn có mẫu số chung.

Mẫu nhà ống diện tích 5x20m
Mẫu nhà ống diện tích 5x20m

Thiết kế hợp lý, hài hòa các khu vực chức năng

Kiến trúc sư, gia chủ và cả thầy phong thủy (nếu có) cần phải bàn bạc, thống nhất trong việc xác định rõ các khu vực chức năng trong nhà ống. Chủ nhà nên nêu cụ thể nhu cầu của gia đình, của từng thành viên và một vài ý tưởng thiết kế để kiến trúc sư tham khảo, đưa ra phương án tư vấn kiến trúc nội thất phù hợp.

Đây là lưu ý chung khi thiết kế nhà ở và đặc biệt hơn với nhà ống bởi những hạn chế về diện tích, mặt thoáng, thông gió... rất khó để thay đổi khi đã hoàn thiện, hơn nữa việc cải tạo, đập bỏ xây lại vừa tốn kém công sức, tiền của vừa mất thời gian.

Trong một số trường hợp có thể xảy ra sự bất đồng, thậm chí là "đối đầu" giữa kiến trúc sư và thầy phong thủy trong cách bố trí các khu vực chức năng như phòng khách, phòng bếp, nhà vệ sinh, hướng cửa... Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng, bởi nếu không thể bố trí theo phong thủy thì vẫn có rất nhiều cách để hóa giải. Quan trọng là ngôi nhà tạo cảm giác thư thái, thoải mái nhất cho các thành viên gia đình, nơi mọi người muốn trở về thư giãn, nghỉ ngơi sau một ngày bận rộn.

Thiết kế nhà ống nên có khoảng thông gió, lấy sáng tối ưu

Với thiết kế chồng tầng và cấu trúc hẹp ngang nên vấn đề thông gió, lấy sáng tự nhiên cho nhà ống cần được quan tâm hàng đầu. Tùy vị trí, đặc điểm lô đất và mong muốn của gia chủ, kiến trúc sư sẽ chừa lại một phần diện tích đất làm sân trước, sân sau hoặc thiết kế giếng trời thông từ tầng trên xuống tầng trệt.

Tùy diện tích và chiều dài của ngôi nhà, bạn có thể chọn bố trí giếng trời ở giữa nhà hoặc cuối nhà. Nếu ngôi nhà quá dài thì có thể kết hợp cả 2 vị trí này. Được đặt ở vị trí hợp lý, giếng trời sẽ giúp phân bổ ánh sáng tự nhiên đều khắp các phòng. Bạn cũng nên khai thác không gian xung quanh giếng trời bằng cách mở cửa sổ rộng tối đa để đón sáng vào phòng.

Trên thực tế, việc chọn vị trí giếng trời cho nhà ống còn phụ thuộc vào khu vực ngôi nhà tọa lạc cũng như hướng gió. Thế nhưng, chức năng chính của giếng trời là đón sáng tự nhiên và đối lưu không khí, còn việc đón gió từ ngoài vào rất hạn hữu.

Để có thể lấy sáng tối đa và đảm bảo an toàn, nên lợp mái (mái cố định hoặc mái di động) lấy sáng bằng kính hai lớp thay vì lợp mái bằng kính cường lực chỉ có một lớp.

Trong khi đó, để chống mưa tạt và thấm dột ở khu vực giếng trời, gia chủ có thể sử dụng các vật liệu như tấm lợp polycarbonat với khoảng vượt của mái được tính toán cẩn thận sao cho mưa không tạt vào nhà.

Mặt khác, đối với các khung thép - bảo vệ kẻ gian đột nhập vào nhà, nên được thiết kế đảm bảo kỹ thuật lẫn tính thẩm mỹ. Hiện nay, các mẫu khung thép cắt lá CNC hoa văn đẹp, an toàn được nhiều gia đình lựa chọn.

>>> Tham khảo thêm:

  • Kinh nghiệm xây nhà phố kết hợp kinh doanh

  • Thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ống như thế nào cho hiệu quả?

Hài hòa với không gian xung quanh

Tại các thành phố, khu vực đô thị, các ngôi nhà ống thường nằm san sát nhau, do đó việc thiết kế thi công xây dựng cũng cần đảm bảo hài hòa với không gian xung quanh, tránh tác động không tốt tới hàng xóm (bong tróc, nứt vỡ tường nhà, lưới điện, hệ thống nước). Vì vậy, trước khi thiết kế, thi công cần khảo sát các công trình xung quanh và trao đổi cụ thể với hàng xóm.

Mẫu nhà ống với kiến trúc ngoại thất ấn tượng
Mẫu nhà ống với kiến trúc ngoại thất ấn tượng

Ngôi nhà của bạn cũng nên hài hòa với cảnh quan kiến trúc xung quanh. Điều này không có nghĩa là bạn phải thiết kế giống hệt, đồng bộ với nhà hàng xóm mà chỉ không nên sử dụng màu sắc quá chói, thiết kế quá cầu kỳ, phá cách.... Đồng thời, gia chủ cần tuân thủ các quy định xây dựng, kiến trúc cụ thể tại từng địa phương, khu vực (nếu có).

Thiết kế nhà ống nhất định phải có lối thoát hiểm

Lối thoát hiểm là hạng mục cần được đặc biệt quan tâm khi thiết kế nhà ống. Rất nhiều vụ hỏa hoạn thương tâm đã xảy ra, gây thiệt hại về người và của do nhà ống không có lối thoát hiểm hoặc lối thoát hiểm bố trí chưa hợp lý.

Do vậy, ngoài chú trọng thiết kế kiến trúc nội - ngoại thất, gia chủ cũng nên quan tâm nhiều hơn nữa tới các phương án thoát hiểm cho nhà ống trong những trường hợp khẩn cấp, nhất là sự cố hỏa hoạn.

Kinh nghiệm cho thấy, ngay từ khi lên ý tưởng thiết kế, kiến trúc sư và chủ nhà nên thống nhất với nhau về phương án thiết kế lối thoát hiểm. Thường sẽ có lối thoát hiểm chính và lối thoát hiểm dự phòng. Trong đó, lối thoát chính gồm cửa chính; cửa phụ - cửa mặt bên nhà, cửa hậu; cửa lên tầng tum, cửa ra ban công... Lối thoát dự phòng gồm các cửa sổ, ô thoáng, giếng trời.

Quá trình thiết kế nhà ống không nên thay đổi quá nhiều

Việc thay đổi, sửa chữa bản vẽ thiết kế nhà ống là điều cần thiết nhằm mục đích kiến tạo không gian sống phù hợp với gia chủ. Tuy nhiên, cũng không nên thay đổi quá nhiều lần bởi sẽ mất thời gian, công sức của cả kiến trúc sư lẫn chủ nhà, thậm chí có thể dẫn tới những khập khiễng, bất hợp lý trong thiết kế.

Do đó, trước khi bày tỏ với kiến trúc sư mong muốn của mình về ngôi nhà trong tương lai như thế nào, gia chủ nên cân nhắc, tính toán tỉ mỉ, bàn bạc kỹ cùng các thành viên trong nhà về mục đích sử dụng, nhu cầu, sở thích, ý tưởng thiết kế của mình.

Trên thực tế, không ít gia chủ sau khi kiến trúc sư đưa ra bản vẽ hoàn thiện cuối cùng mới bắt đầu thay đổi công năng, phong cách thiết kế, thêm bớt số phòng, muốn làm giống với nhà người khác... Hoàn toàn không nên như vậy. Thiết kế nhà ống không phải là sự rập khuôn, bắt chước những mẫu nhà ống đẹp mà phải phù hợp với nhu cầu cụ thể, thói quen sinh hoạt của gia đình.

Đảm bảo phong thủy tốt

Một ngôi nhà có phong thủy tốt sẽ góp phần mang đến cho gia chủ nhiều sức khỏe, may mắn và tài lộc. Do đó, khi thiết kế xây dựng nhà ở, phần lớn các gia chủ đều lưu tâm tới vấn đề này. Và tất nhiên, nhà ống cũng không ngoại lệ. Trong đó, bạn nên đặc biệt chú ý đến hướng cửa chính, bếp nấu, phòng ngủ, số bậc cầu thang.

Tốt nhất, chủ nhà nên tham vấn ý kiến của các chuyên gia phong thủy, những người có chuyên môn kinh nghiệm khi thiết kế nhà ống để kiến tạo không gian sống vừa thoáng đẹp, tiện nghi, vừa hài hòa về mặt phong thủy.

2. Những mẫu nhà ống đẹp, thịnh hành nhất hiện nay

Các mẫu nhà ống hiện nay rất đa dạng về kiến trúc, phong cách thiết kế để bạn thỏa sức lựa chọn tùy nhu cầu, sở thích và khả năng tài chính của gia đình mình. 5 kiểu nhà ống đẹp, được yêu thích nhất hiện nay gồm:

  • Mẫu nhà ống 1 tầng đẹp

Đây là mẫu nhà được các gia đình trẻ lựa chọn khi sở hữu lô đất nhỏ hẹp, tài chính hạn chế. Những mẫu nhà ống 1 tầng nông thôn rất phổ biến, được thiết kế theo phong cách hiện đại đơn giản, đáp ứng đầy đủ công năng sử dụng và đảm bảo tính thẩm mỹ tổng thể. Hơn nữa, kinh phí thiết kế thi công phải chăng, phù hợp với khả năng chi trả của nhiều người.

Mẫu nhà ống 1 tầng 3 phòng ngủ phong cách hiện đại
Mẫu nhà ống 1 tầng 3 phòng ngủ phong cách hiện đại
Mặt bằng bố trí nội thất nhà ống 1 tầng đẹp
Mặt bằng bố trí nội thất nhà ống 1 tầng đẹp 

Ngôi nhà ống này được xây dựng trên lô đất rộng 50m2 (5x10m), thiết kế 3 phòng ngủ tiện ích với kinh phí xây dựng khoảng 700 triệu đồng. Phía trước phòng khách là gara ô tô, bếp - ăn liên thông với phòng khách nhằm tạo sự thông thoáng cho không gian, kế đến là phòng ngủ master của 2 vợ chồng, phòng ngủ con gái và phòng ngủ con trai.

Tất cả các phòng trong nhà đều được thiết kế cửa sổ mở ra các khoảng sân vườn nhỏ xanh mát bên ngoài, mang đến tầm nhìn đẹp, đón sáng tự nhiên và đối lưu không khí hiệu quả.

  • Mẫu nhà ống đẹp có gác lửng

Nhà ống gác lửng là giải pháp kiến trúc được nhiều gia đình lựa chọn, đặc biệt là đối với những ngôi nhà có diện tích khiêm tốn. Gác lửng vừa giúp gia tăng không gian sử dụng, vừa tạo sự thoáng đãng, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Tùy nhu cầu và sở thích, bạn có thể sử dụng gác lửng nhà ống với nhiều mục đích khác nhau như làm phòng ngủ, phòng làm việc, thư viện mini, thậm chí là phòng khách - rất độc đáo. Thiết kế nhà ống có gác lửng cũng giúp tạo ra phong thủy tốt, giúp phân định sự cao - thấp trong không gian để các luồng khi giao hòa tối ưu.

Thiết kế gác lửng nhà ống, bạn cần lưu ý một số vấn đề như:

- Chọn vật liệu phù hợp (gỗ, kim loại, bê tông), đảm bảo công năng sử dụng, độ an toàn.

- Tránh xây gác lửng quá cao bởi sẽ ảnh hưởng tới kết cấu, độ bền vững của ngôi nhà và tính thẩm mỹ tổng thể.

- Vị trí, kết cấu cầu thang cần tính toán cẩn thận để đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng tới không gian bên dưới gác lửng.

- Chọn đồ nội thất nhỏ nhẹ, dễ dàng di chuyển, tránh tạo áp lực lớn đối với sàn gác.

- Quan tâm tới nhiệt độ (sử dụng các tấm cách nhiệt), ánh sáng, lưu thông không khí cho gác lửng (trổ cửa sổ).

- Chú ý tới không gian bên dưới gác lửng, nếu đủ rộng thì bố trí phòng ngủ, góc làm việc, nếu nhỏ thì làm kho chứa đồ.

Phối cảnh 3D mẫu nhà ống đẹp có gác lửng
Phối cảnh 3D mẫu nhà ống đẹp có gác lửng
Mặt bằng bố trí nội thất tầng 1 nhà ống
Mặt bằng bố trí nội thất tầng 1 nhà ống 

Mẫu nhà ống trên đây được xây dựng trên diện tích 5x20m gồm 4 phòng ngủ cho gia đình 5 thành viên (hai vợ chồng, hai con trai và một con gái). Kiến trúc sư thiết kế khoảng sân trước đủ rộng để ô tô, xe máy; phòng khách và bếp - ăn liên thông, có cửa phụ mở ra sân sau thoáng đãng. Phòng ngủ cho bố mẹ và con gái khá rộng rãi, đầy đủ tiện nghi hiện đại. 

Tầng 1 mẫu nhà ống gác lửng còn có 2 phòng vệ sinh phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của các thành viên. Phía cuối nhà là khu giặt giũ, phơi đồ gọn gàng, thoáng đẹp.

Mặt bằng tầng lửng nhà ống
Mặt bằng tầng lửng nhà ống

Tầng lửng nhà ống gồm hai phòng ngủ của hai con trai, một phòng vệ sinh chung cạnh cầu thang. Các phòng ngủ trên gác lửng đều được thiết kế cửa sổ kính lớn đón sáng tự nhiên tối đa. Có thể nói, điểm nhấn kiến trúc của ngôi nhà này là khoảng thông tầng, giếng trời ngập tràn nắng gió, cây xanh.

  • Mẫu nhà ống có tầng tum

Tương tự gác lửng, tầng tum nhà ống giúp gia tăng diện tích sử dụng, tạo điểm nhấn kiến trúc mà không làm phát sinh quá nhiều chi phí thiết kế, xây dựng. Tùy nhu cầu và sở thích, bạn có thể dùng tầng tum làm phòng thờ, phòng giải trí gia đình, phòng ngủ, kho chứa đồ, góc làm việc tại gia...

Đặc biệt, gia chủ có thể bài trí khoảng sân phía trước tầng tum thành không gian thư giãn, thưởng trà, hóng gió, đọc sách với những chậu hoa, cây cảnh xanh mát xung quanh.

Mẫu thiết kế nhà ống 2 tầng 1 tum 3 phòng ngủ hiện đại với hai mặt thoáng
Mẫu thiết kế nhà ống 2 tầng 1 tum 3 phòng ngủ hiện đại với hai mặt thoáng
mặt bằng tầng 1 nhà ống
mặt bằng tầng 2
Mặt bằng thiết kế các tầng nhà ống 2 tầng 1 tum
Mặt bằng thiết kế các tầng nhà ống 2 tầng 1 tum
  • Mẫu nhà ống lệch tầng

Với nhiều ưu điểm vượt trội như tạo không gian thông thoáng, gia tăng diện tích sử dụng, tăng thêm nét độc đáo cho công trình, các mẫu nhà ống lệch tầng cũng được nhiều gia chủ lựa chọn. Có hai cách để biến một ngôi nhà ống bình thường thành nhà lệch tầng là nâng bếp, phần sau của ngôi nhà hoặc tạo ra sàn lửng. Lưu ý, với nhà ống nhiều tầng thì cách thứ hai không phù hợp.

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, nhà lệch tầng thường có chi phí cao hơn hẳn, thi công phức tạp, thời gian dài hơn nên bạn cần cân nhắc kỹ. Việc bố trí đường ống nước nên cẩn trọng, đòi hỏi thợ thi công có tay nghề cao, dày kinh nghiệm. Đặc biệt, thiết kế cầu thang cho nhà ống lệch tầng cần đảm bảo sự thuận tiện cho người dùng, nhất là trẻ em và người cao tuổi.

Phối cảnh không gian nội thất mẫu nhà ống lệch tầng
Phối cảnh không gian nội thất mẫu nhà ống lệch tầng 
Phối cảnh 3D mẫu nhà lệch tầng đẹp, hiện đại
Phối cảnh 3D mẫu nhà lệch tầng đẹp, hiện đại
  • Mẫu nhà ống kết hợp kinh doanh

Đối với nhà ống tại các thành phố, gia chủ thường có xu hướng tận dụng mặt tiền để kinh doanh, buôn bán. Tuy nhiên, quá trình thiết kế thi công cần được tính toán kỹ lưỡng nếu không sẽ gây bất tiện cho sinh hoạt gia đình, không đảm bảo tính an toàn, riêng tư cần có, ảnh hưởng tới hàng xóm xung quanh cũng như lợi nhuận của gia chủ.

Mẫu nhà phố kết hợp kinh doanh đẹp, tiện nghi
Mẫu nhà phố kết hợp kinh doanh đẹp, tiện nghi

Bạn có thể tham khảo phương án thiết kế nhà ống 4 tầng 1 tum kết hợp kinh doanh sau:

mặt bằng kinh doanh ở tầng trệt
Mặt bằng tầng 2
Mặt bằng tầng 3
mặt bằng tầng 4
Bản vẽ nhà ống kết hợp kinh doanh 4 tầng 1 tum
Bản vẽ mẫu nhà ống đẹp kết hợp kinh doanh 4 tầng 1 tum

Lam Giang

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam