Cảnh báo chiêu trò lửa đảo đặt hàng trực tuyến tinh vi nhằm vào chủ shop và shipper
Bị lừa hàng chục triệu đồng với những đơn hàng ảo nhưng cửa hàng Mắt kính 285 Điện Biên Phủ, một nạn nhân của vụ lừa đảo ngày 13/9 vừa qua lại bị cộng đồng mạng đổ lỗi là “lừa đảo” shipper.
Dịch vụ đặt hàng trực tuyến qua hotline, chatbot hay tin nhắn Facebook chẳng còn lạ lẫm, đặc biệt là ở các thành phố lớn và đông đúc như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện dụng thì ngày càng có nhiều hình thức lừa đảo tinh vi ra đời nhờ lợi dụng những kẽ hở trong các dịch vụ mua hàng trực tuyến và giao hàng qua mạng – điển hình như vụ việc xảy ra tại cửa hàng Mắt Kính 285 Điện Biên Phủ vừa qua.
Cửa hàng Mắt Kính 285 Điện Biên Phủ bị lừa đảo hàng chục triệu đồng
Vào chiều ngày 13/09/2022, chị T chủ cửa hàng Mắt Kính 285 Điên Biên Phủ có nhận được một tin nhắn mua hàng của khách hàng (số điện thoại) 0932.097.263 qua Zalo của cửa hàng. Khách hàng này tự nhận là nhân viên của một công ty và mua hàng phục vụ cho việc công (cần xuất hóa đơn). Sau khi tư vấn và thỏa thuận, chị T và khách chốt tổng cộng 2 đơn, mỗi đơn 7 chiếc kính mắt với điều kiện số tiền trong hóa đơn phải cao hơn giá trị thực để khách ăn tiền chênh lệch.
Có lẽ vì từng gặp những khách hàng có nhu cầu tương tự nên chị T đồng ý với điều kiện của khách. Về phương thức vận chuyển, khách hàng nhắn sẽ “cho người qua lấy” (không nói là đặt dịch vụ vận chuyển hay sử dụng shipper do cửa hàng tự gọi). Việc đặt hàng rồi tự đến nhận tại cửa hàng không hiếm nên chị T tiếp tục đồng ý. Thời điểm có shipper qua lấy, chị T không có mặt ở shop, shipper nhận hàng và cod cho shop 6,3 triệu đồng như khách đặt, đưa cho nhân viên. Ngay sau đó, khách nhắn tin yêu cầu chị T chuyển khoản tiền thừa, và chị đã thực hiện theo thỏa thuận trước đó, chuyển tiền lại.
Cùng là đối tượng bị lừa đảo nhưng cửa hàng đã hoàn trả lại tiền hàng và tiền ship cho shipper
Sau đó, khách tiếp tục đặt thêm đơn thứ 2 tương tự, chị T lại một lần nữa gửi tiền thừa cho khách sau khi shipper lấy hàng và cod tiền mặt đi giao. Đến khi khách bày tỏ muốn đặt đơn thứ 3 thì chị từ chối nhưng đã… quá muộn. Khi chị xử lý xong công việc và quay lại cửa hàng thì gặp 2 shipper (2 người đã giao đơn kính mắt 6,3 triệu đồng trước đó) quay về yêu cầu trả hàng, đồng thời đề nghị shop nhận lại hàng vì khách bom hàng.
Quá bất ngờ, chị T và nhân viên gần như nhận ra mình bị lừa ngay lập tức nhưng không muốn trả tiền cho shipper ngay lúc đó mà muốn làm rõ ràng vì lý do sợ shipper “cùng một giuộc” với đối tượng lừa đảo. Bản thân chị T cũng không phải người tạo đơn hàng, không thể theo dõi hành trình điểm đến của đơn hay địa chỉ của “vị khách” kia và chị có nhờ công an đến nói chuyện, đồng thời hẹn 2 shipper vào ngày hôm sau (14/9) cùng tới công an phường xử lý.
Tuy nhiên, đến sáng 14/9, một nhóm shipper đã đến và gây áp lực, livestream, hô hào chị và cửa hàng lừa đảo. Đang trong thời điểm mở cửa kinh doanh, uất ức vì bị lừa cả chục triệu đồng và chưa rõ đúng sai ra sao, chị T và nhân viên có đôi lời không hay, 2 bên bức xúc khiến cho tình hình ngày càng căng thẳng.
Ngoài tiền hàng, 2 shipper cũng nhận lại hơn 100K tiền phí ship giao hàng và mang hàng trả lại sau khi không giao thành công
Điều đáng nói ở đây là rõ ràng, cả cửa hàng Mắt Kính 285 Điện Biên Phủ và 2 shipper không có ai là người sai, tất cả đều bị lừa bởi chiêu trò tưởng như đơn giản nhưng lại dễ thành công của kẻ lừa đảo. Một người bán hàng không xác định rõ thông tin khách đặt hàng, vì sự dễ tính và chiều khách mà đồng ý với điều kiện khai khống hóa đơn để chốt được đơn lớn nhưng cũng thiếu cảnh tỉnh khi giao quyền chủ động giao nhận hàng hóa cho khách, shipper chưa giao hàng xong đã chuyển khoản lại “tiền thừa”.
Trong khi đó, có lẽ 2 người cảm thấy oan ức nhất ở đây là shipper vì họ chỉ nhận đơn giao hàng, tự bỏ tiền hàng cod trước nhưng sau đó vừa mất tiền oan lại vừa mất công đi ship (tiền phí ship không có vì khách tắt máy, không nhận hàng). Cuối cùng, chỉ có kẻ lừa đảo ung dung ôm tiền chạy mất, 2 bên đều là nạn nhân xảy ra hiểu lầm và tranh cãi, xung đột.
Nhiều cửa hàng kính mắt ở TP.HCM đang bị đối tượng lừa đảo nhắm vào
Khi nhận ra mình và shipper bị lừa bởi đối tượng lừa đảo chuyên nghiệp, chị T chủ cửa hàng Mắt Kính 285 Điện Biên Phủ đã thử nhắn tin cho Zalo của đối tượng mong nhận lại tiền nhưng dĩ nhiên là không có hồi âm. Cửa hàng cũng đã trả lại tiền cho shipper, bao gồm cả phí ship (dù không đặt).
Theo điều tra được biết, đối tượng còn lừa đảo một cửa hàng kính mắt khác trên đường Âu Cơ, thủ đoạn y hệt. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo đến tất cả các shop kính mắt nói riêng và các cửa hàng kinh doanh dịch vụ, sản phẩm khác nói chung.
Khi xử lý đơn hàng, hãy đảm bảo có quy trình xác minh đầy đủ, đảm bảo minh bạch về giá trị sản phẩm cũng như cách thức giao nhận, nhất là với các đơn giá trị lớn, cần yêu cầu đặt cọc. Đồng thời, ngay cả khi biết mình gặp kẻ lừa đảo, hãy bình tĩnh liên hệ cơ quan chức năng để hợp tác điều tra và có hướng xử lý tốt nhất.
P.V
Tin liên quan
-
Chiến sự Trung Đông: Thương vong tại dải Gaza vượt 63.000 người
Tọa đàm: Khi giáo viên là nạn nhân của bạo lực học đường
Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân thăm Việt Nam từ ngày 12/12
Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất
Nên đọc
-
Chế độ chi cho cán bộ y tế, tình nguyện viên đi hỗ trợ các tỉnh chống dịch Covid-19
-
TPHCM công bố điểm xét tuyển vào lớp 10 THPT công lập
-
Cuộc chia tay của các y bác sỹ quân đội lên đường vào vùng dịch
-
Chuyên gia Mỹ cảnh báo nguy cơ biến thể mới đe dọa cả những người đã tiêm vaccine
-
ASEAN 54 năm: Lửa thử vàng