Áp thuế tối thiểu toàn cầu có thể thu được tới 14.600 tỷ tiền thuế
Đại biểu nhấn mạnh, việc thực hiện Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu sớm sẽ thu được tới 14.600 tỷ tiền thuế, bổ sung được 122 tập đoàn và tránh cạnh tranh không công bằng, ưu đãi quá mức cho các doanh nghiệp cơ sở của các tập đoàn đa quốc gia.
Ảnh minh hoạ.
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, chiều 20/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận ‘’về dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu’’ và Tờ trình của Chính phủ “về việc giảm thuế giá trị gia tăng”.
Phát biểu tại hội trường, đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương cho biết, theo Tờ trình 618 của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính và Ngân sách, đây là một sáng kiến của các nước OECD và được các nước G20 thông qua, đặc biệt đã nhận được sự đồng thuận của 142 nước thành viên của Diễn đàn BEPS (nghĩa là xói mòn cơ sở và chuyển dịch lợi nhuận.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Quang Huân nhận thấy, hiện Chính phủ chưa có đánh giá tác động toàn diện khi thực hiện nhưng đây là một xu thế và việc đánh giá tác động này, đặc biệt với các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài chưa được đánh giá, và nguy cơ các nước thứ ba có thể thu hoàn thuế bổ sung.
Đại biểu cho rằng, nếu như không kịp thời ban hành Nghị quyết này trong bối cảnh chưa sửa được Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thì đại biểu Nguyễn Quang Huân bày tỏ nhất trí ban hành Nghị quyết này là hết sức cần thiết.
Đại biểu nhấn mạnh, việc thực hiện Nghị quyết sớm này thì chúng ta sẽ thu được tới 14.600 tỷ tiền thuế, bổ sung được 122 tập đoàn và tránh cạnh tranh không công bằng, ưu đãi quá mức cho các doanh nghiệp cơ sở của các tập đoàn đa quốc gia. Đồng thời việc ban hành Nghị quyết kịp thời cũng là một hình thức giúp cho các nước OECD giữ chân được các nhà sản xuất và tạo công ăn việc làm cho chính nước của họ, qua đó, Việt Nam cũng thực hiện các nghĩa vụ quốc tế.
Đồng tình với ý kiến của đại biểu Vũ Tiến Lộc, đại biểu Nguyễn Quang Huân cho rằng, song song với việc ban hành Nghị quyết này, chúng ta cần nhìn trước các rủi ro, có thể thị trường Việt Nam sẽ kém hấp dẫn hơn so với các nhà đầu tư FDI thì chúng ta cần phải có chính sách hỗ trợ bổ sung. Bên cạnh việc cần sớm đánh giá toàn diện tác động, Chính phủ cũng nên nghiên cứu các chính sách hỗ trợ, trong đó nên nhấn mạnh chính sách phụ trợ, công nghiệp hỗ trợ, bởi vì công nghiệp hỗ trợ chính là điều giữ chân các doanh nghiệp FDI tốt nhất và Việt Nam cũng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nhiều hơn thay vì hiện nay là các giá trị xuất khẩu.
Khánh Chi
Tin liên quan
-
Chiến sự Trung Đông: Thương vong tại dải Gaza vượt 63.000 người
Tọa đàm: Khi giáo viên là nạn nhân của bạo lực học đường
Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân thăm Việt Nam từ ngày 12/12
Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất
Nên đọc
-
Chế độ chi cho cán bộ y tế, tình nguyện viên đi hỗ trợ các tỉnh chống dịch Covid-19
-
TPHCM công bố điểm xét tuyển vào lớp 10 THPT công lập
-
Cuộc chia tay của các y bác sỹ quân đội lên đường vào vùng dịch
-
Chuyên gia Mỹ cảnh báo nguy cơ biến thể mới đe dọa cả những người đã tiêm vaccine
-
ASEAN 54 năm: Lửa thử vàng