Hiệp định này bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Nhà đầu tư nước ngoài, không bên nào được quyền tước sở hữu hoặc quốc hữu hóa một khoản đầu tư (trong đó có bất động sản, quyền sử dụng đất đai) được bảo hộ một cách trực tiếp hoặc thông qua các biện pháp tương đương với tước quyền sở hữu hoặc quốc hữu hóa; trừ trường hợp vì mục đích công cộng nhưng phải bảo đảm trên cơ sở không phân biệt đối xử, thanh toán tiền bồi thường phù hợp và đúng quy định của pháp luật.
Cụ thể, theo khoản 5 Điều 10.13 Hiệp định RCEP, bất kỳ biện pháp tước quyền sở hữu nào liên quan đến đất đai sẽ được xác định phù hợp với pháp luật hiện hành của Bên tước quyền sở hữu, và sẽ theo các mục đích và việc trả tiền bồi thường, phù hợp với các luật và quy định tại Hiệp định. Việc bồi thường phải được xác định theo giá thị trường của tài sản bị thu hồi.
Article 10.13: Expropriation 1. No Party shall expropriate or nationalise a covered investment either directly or through measures equivalent to expropriation or nationalisation (hereinafter referred to as “expropriation” in this Chapter), except: (a) for a public purpose; (b) in a non-discriminatory manner; (c) on payment of compensation in accordance with paragraphs 2 and 3; and (d) in accordance with due process of law. 2. The compensation referred to in subparagraph 1(c) shall: (a) be paid without delay; (b) be equivalent to the fair market value of the expropriated investment at the time when the expropriation was publicly announced, or when the expropriation occurred, whichever is earlier (hereinafter referred to as the “date of expropriation” in this Chapter); (c) not reflect any change in value occurring because the intended expropriation had become known earlier; and (d) be effectively realisable and freely transferable. 3. In the event of delay, the compensation shall include an appropriate interest in accordance with the expropriating Party’s laws, regulations, and policies provided that such laws, regulations, and policies are applied on a non-discriminatory basis. 4. This Article does not apply to the issuance of compulsory licences granted in relation to intellectual property rights, or to the revocation, limitation, or creation of intellectual property rights, to the extent that such issuance, revocation, limitation, or creation is consistent with Chapter 11 (Intellectual Property) and the TRIPS Agreement. 5. Notwithstanding paragraphs 1 through 3, any measure of expropriation relating to land shall be as defined in the existing laws and regulations of the expropriating Party, and shall be, for the purposes of and on payment of compensation, in accordance with the aforesaid laws and regulations. Such compensation shall be subject to any subsequent amendments to the aforesaid laws and regulations relating to the amount of compensation where such amendments follow the general trends in the market value of the land. |
Với những quy định nêu trên tại Hiệp định RCEP sẽ giúp các Nhà đầu tư nước ngoài (thành viên của Hiệp định) an tâm khi đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam (không lo bị quốc hữu hóa tài sản, trong đó có bất động sản, đất đai); đây được xem là ‘luồng gió mới’ cho thị trường bất động sản nước ta.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là hiệp định thương mại tự do được 10 nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 05 nước đối tác của ASEAN là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ốt-xtrây-li-a và Niu Di-lân ký kết vào ngày 15/11/2020 bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN. Theo quy định của Hiệp định RCEP, Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực sau 60 ngày kể từ thời điểm có ít nhất 06 nước ASEAN và 03 nước đối tác hoàn tất thủ tục phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định và nộp lưu chiểu cho Tổng Thư ký ASEAN. Đến ngày 02/11/2021, đã có 06 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, và 04 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Ốt-xtrây-li-a và Niu Di-lân nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định RCEP của mình cho Tổng Thư ký ASEAN. Như vậy, Hiệp định RCEP sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. |
Thổ Kim