Dự án An Cựu City
Lý giải việc vì sao vừa chào bán đã tiêu thụ hết sản phẩm, đại diện Công ty IMG Huế cho biết có một số yếu tố:
Thứ 1, An Cựu City chưa từng vướng điều tiếng gì; pháp lý và quy hoạch minh bạch rõ ràng, có mẫu nhà công khai được Sở Xây dựng phê duyệt.
Thứ 2, đây là một trong những dự án đầu tiên ở Huế có sản phẩm shophouse.
Thứ 3, vị trí của Khu nhà ở thương mại – shophouse này rất đắc địa, vừa nằm ở khu vực trung tâm TP Huế, vừa đối diện với đại siêu thị Aeon Mall (Nhật Bản) đang xây dựng trên khu đất hơn 7 ha, dự kiến hoàn thành và khai trương vào cuối năm 2024.
Thứ 4, Cty nhắm đến đối tượng khách mua nhà không chỉ là người dân ở Huế hay miền Trung, mà còn từ các đô thị lớn khác như TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng… Thứ 5, Cty hỗ trợ lãi suất ngân hàng với khách mua nhà.
Ngoài ra, còn phải kể đến yếu tố quá trình thi công công trình tại dự án này không chỉ đảm bảo chất lượng, mà còn “thần tốc”. Hiện việc xây dựng Khu nhà ở thương mại – shophouse này đã hoàn thành tầng 5, dự kiến cất nóc vào tháng 1/2024, bàn giao nhà cho khách sau đó 4 tháng (tháng 5/2024).
Bí quyết thành công từ sự tận tâm và đam mê
Để “giải mã” thành công trên, cũng phải xem xét đến các số liệu tài chính, các kinh nghiệm quản trị tài chính của Công ty.
Theo các báo cáo kiểm toán, số liệu Công ty công bố, thì một điều thú vị là dù vốn chủ sở hữu và giá trị tài sản tăng lên nhiều lần theo thời gian, nhưng không như một số doanh nghiệp bất động sản khác, IMG Huế vẫn không thay đổi vốn điều lệ lên cao. Khi ra đời gần 20 năm trước, Công ty này có vốn điều lệ hơn 113 tỷ đồng, thì vốn điều lệ hiện nay cũng chỉ là hơn 247 tỷ đồng.
Hiện Công ty này có số nợ là 275 tỷ, như vậy hiện hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu chỉ là 1,04 lần. Với các khoản thu gần 1.700 tỷ, sau khi khấu trừ khoản dư nợ tại ngân hàng còn dư hơn 1.400 tỷ đồng, cao hơn vốn điều lệ nhiều lần. Nhiều năm qua, các khoản vay của Công ty này không tăng lên mà giảm dần, và đặt kế hoạch sớm giảm về 0 sau Tết âm lịch năm 2024, khoản thu sẽ lớn hơn khoản phải trả rất nhiều.
Trong 10 năm gần đây, lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp luôn ổn định 25 - 30%, kể cả những năm ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch bệnh Covid-19 và thị trường bất động sản khủng khoảng. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, doanh nghiệp vẫn không cắt giảm lao động và thu nhập của người lao động chỉ giảm tối đa 10%.
Lý giải thêm về sự thành công của mình, đại diện doanh nghiệp cho hay còn đến từ hiệu quả của cách quản trị kinh doanh theo nguyên tắc “đi chậm mà chắc”. Công ty luôn có các kế hoạch tài chính từ 9 - 12 tháng, có các kịch bản ứng phó với các tình huống; làm các dự án theo kiểu “cuốn chiếu”; và nếu vay tín dụng thì phải có khoản tiền gửi tiết kiệm cân bằng với khoản vay.
Ngoài ra còn một yếu tố quan trọng không kém, là sau khi Chính phủ có Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; thì các cơ quan chức năng và địa phương càng có những động thái hỗ trợ, động viên, giải quyết các thủ tục cho dự án một cách “nhanh, gọn, đúng quy định”.
N.Đăng