Ninh Bình – xây dựng nông thôn mới trên vùng đất di sản

Thứ hai, 26/05/2025 - 11:01

Tỉnh Ninh Bình là cửa ngõ cực Nam khu vực đồng bằng sông Hồng, ở vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Ninh Bình nằm giao thoa giữa 3 vùng kinh tế: vùng Thủ Đô, vùng duyên hải Bắc Bộ và vùng duyên hải miền Trung. Với truyền thống lịch sử vẻ vang cùng những giá trị văn hoá đặc sắc được kết tinh đã trở thành nền tảng, là tiền đề, động lực quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Ninh Bình gặt hái nhiều thành công trong quá trình đổi mới và phát triển, đặc biệt trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ngày càng văn minh, hiện đại.

Ninh Bình – xây dựng nông thôn mới trên vùng đất di sản- Ảnh 1.

Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ tại thành phố Hoa Lư tỉnh Ninh Bình.

Nhân dịp về dự Lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" tại Ninh Bình,Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ: "Tôi ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà Đảng bộ và chính quyền nhân dân tỉnh Ninh Bình đã đạt được trong những năm qua. Đặc biệt là trong việc bảo tồn và hồi sinh di sản cố đô Hoa Lư, gìn giữ và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, lựa chọn mô hình phát triển xanh, hài hòa, bền vững. Quy hoạch phát triển tỉnh Ninh Bình năm 2021-2030 xác định mục tiêu tầm nhìn đến năm 2030 về cơ bản đạt tiêu chí trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo, lấy du lịch, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí làm cụm ngành mũi nhọn, lấy công nghiệp cơ khí ô tô làm động lực, lấy ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số làm đột phá, lấy nông nghiệp sinh thái, đa giá trị làm trụ đỡ".

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được triển khai trên phạm vi toàn quốc trên tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Xác định rõ tầm quan trọng của Chương trình này, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Ninh Bình đã triển khai thực hiện đồng bộ, với nhiều chính sách đủ mạnh, linh hoạt, đảm bảo nguồn lực để hỗ trợ các địa phương, thu hút được sự tham gia, hưởng ứng của toàn dân.

XDNTM đã trở thành phong trào sâu rộng, được cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ủng hộ, tham gia tích cực, tạo nên những thành tựu rất đáng tự hào, làm đổi thay diện mạo các vùng quê nông thôn.

Ninh Bình – xây dựng nông thôn mới trên vùng đất di sản- Ảnh 2.

Nâng cấp bào bảo dưỡng hệ thống Điện

Ninh Bình – xây dựng nông thôn mới trên vùng đất di sản- Ảnh 3.

Tuyến đường Đông – Tây trục động lực mới của tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình – xây dựng nông thôn mới trên vùng đất di sản- Ảnh 4.

Tuyến đường Trần Hưng Đạo, thành phố Ninh Bình.

Tuyến đường Trần Hưng Đạo, thành phố Ninh Bình.

Bên tông hóa đường giao thông nông thôn

Ninh Bình – xây dựng nông thôn mới trên vùng đất di sản- Ảnh 6.
Ninh Bình – xây dựng nông thôn mới trên vùng đất di sản- Ảnh 7.
Ninh Bình – xây dựng nông thôn mới trên vùng đất di sản- Ảnh 8.
Ninh Bình – xây dựng nông thôn mới trên vùng đất di sản- Ảnh 9.

Hệ thống y tế và dịch vụ khám chữa bệnh.

Hệ thống y tế và dịch vụ khám chữa bệnh.

Hệ thống cung cấp nước sạch.

Hệ thống cung cấp nước sạch.

Ninh Bình – xây dựng nông thôn mới trên vùng đất di sản- Ảnh 12.

Hệ thống bể xử lý nước thải KCN Gián Khẩu.

Ninh Bình – xây dựng nông thôn mới trên vùng đất di sản- Ảnh 13.

Hệ thống máy móc xử lý nước thải trong KCN Gián Khẩu.

Ninh Bình – xây dựng nông thôn mới trên vùng đất di sản- Ảnh 14.

Mô hình bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng trên cánh đồng sản xuất.

Tính đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 100% các xã đạt chuẩn nông thôn mới, 65 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 24 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, vượt mục tiêu đề ra. 6/6 huyện đạt chuẩn NTM; 2 thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, 2 huyện Yên Khánh, Yên Mô đạt chuẩn NTM nâng cao.

Bà Dương Thị Yến, xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh cho biết: Chúng tôi rất hài long và mãn nguyện, phấn khởi, hồ hởi đóng góp kể cả ngày công lao động và tiền bạc, động viên con em mình ở nơi xa gửi thêm về để đóng góp xây dựng cho xóm làng xanh sạch đẹp.Ông Đinh Giang, người con quê hương xã Gia Vân, huyện Gia Viễn hiện đang công tác tại thành phố Hà Nội phấn khởi cho biết: Mỗi một lần về quê hương rất vui và tự hào quê hương có nhiều đổi mới, xanh - sạch - đẹp, khang trang.

Từ một tỉnh thuộc "nhóm nghèo" ở Đồng bằng sông Hồng, đến nay, quy mô nền kinh tế của tỉnh gấp khoảng 140 lần so với năm 1992, với giá trị Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt trên 98,9 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 đạt 8,56%, xếp thứ 5 khu vực đồng bằng Sông Hồng và thứ 17 cả nước. Thu nhập bình quân đầu người gấp 120 lần so với năm 1992, đứng thứ 11 cả nước. Từ năm 2022, Ninh Bình đã thành tỉnh tự cân đối ngân sách và có điều tiết về Trung ương.

Trên cơ sở quy hoạch tỉnh, mục tiêu trở thành cực tăng trưởng đã nhanh chóng được tỉnh định hình và xác lập, một số lĩnh vực đã vươn lên rõ nét trở thành trung tâm của vùng, tiểu vùng phía Nam đồng bằng Sông Hồng và quốc gia. Toàn tỉnh hiện có 7 khu công nghiệp, với tổng diện tích gần 1.500ha; 19 cụm công nghiệp với tổng diện tích trên 744 ha, giải quyết việc làm cho trên 80.000 lao động.

Ninh Bình đang tập trung và ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao, lấy công nghiệp cơ khí ô tô làm động lực, phấn đấu trở thành một trung tâm hàng đầu đất nước về công nghiệp cơ khí giao thông hiện đại với đầu tàu là Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công, trở thành lực hấp dẫn để tỉnh thu hút các nguồn lực đầu tư, nhất là nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp ô tô; đóng góp tỷ trọng lớn, đưa giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2024 đạt trên 15.500 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2023. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 10,29%, cao nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Các công trình thuỷ lợi quan trọng đã được đầu tư xây dựng, qua đó nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, từng bước xoá dần các trọng điểm phòng chống lụt bão xung yếu; phục vụ kịp thời, hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp. Âu Kim Đài... Kè chắn sóng Cồn Nổi.... Tuyến đê biển Bình Minh... những công trình trọng điểm về thủy lợi đã thổi bùng khát vọng vươn ra biển và làm giàu từ biển của người dân vùng đất mở, từng bước đưa nơi đây trở thành một cực tăng trưởng kinh tế năng động của Ninh Bình.

Ninh Bình – xây dựng nông thôn mới trên vùng đất di sản- Ảnh 15.

Mô hình bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng trên cánh đồng sản xuất.

Ninh Bình – xây dựng nông thôn mới trên vùng đất di sản- Ảnh 16.

Hồ Yên Thắng huyện Yên Mô vừa trữ nước tưới tiêu, vừa là địa điểm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp.

Ninh Bình – xây dựng nông thôn mới trên vùng đất di sản- Ảnh 17.

Hệ thống các trạm bơm tưới tiêu.

Ninh Bình – xây dựng nông thôn mới trên vùng đất di sản- Ảnh 18.

Hệ thống kênh mương hóa.

Với vai trò là trung tâm sản xuất, chế biến xuất khẩu rau quả hàng đầu Việt Nam, mà đầu tàu là Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO), với 3 trung tâm chế biến lớn tại Ninh Bình, Gia Lai và Sơn La, xuất khẩu sản phẩm đi hơn 50 nước trên thế giới đã góp phần để nông nghiệp Ninh Bình chuyển đổi mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, từ phát triển đơn ngành sang đa ngành tích hợp đa giá trị với giá trị GRDP toàn ngành năm 2024 đạt trên 4.800 tỷ đồng, tăng 2,7% so với năm 2023, giá trị sản xuất/ha đất canh tác đạt 160 triệu đồng, vượt 1,3% kế hoạch.

Với quan điểm tiến bộ và phát triển là "Xanh, bền vững và hài hòa", phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội, công tác an sinh xã hội, phúc lợi xã hội luôn được Ninh Bình quan tâm, với phương châm "không ai bị bỏ lại phía sau". Ninh Bình là một trong những tỉnh đầu tiên ban hành và thực hiện Nghị quyết chuyên đề của HĐND tỉnh về hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo và khó khăn về nhà ở. Đến nay toàn tỉnh đã có gần 1000 hộ được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà, với tổng kinh phí gần 100 tỷ đồng, qua đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh năm 2024 xuống còn 1,51%...

Công tác xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị được Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, BCH Đảng bộ tỉnh và các cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn Đảng bộ quan tâm thực hiện đồng bộ, toàn diện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đã phát huy tốt vai trò là trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Ninh Bình là điểm sáng của cả nước về an ninh tôn giáo.

Với tư duy đổi mới, đột phá, tầm nhìn chiến lược, Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và công bố là dấu ấn quan trọng, mở ra đường hướng, tầm nhìn và không gian phát triển mới, tạo động lực, giá trị mới cho Ninh Bình trong bức tranh chung của các tỉnh, thành phố trong khu vực và trên cả nước. Đặc biệt thành phố Hoa Lư trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh với tính chất là đô thị di sản - 01 trong 04 đô thị loại I của đồng bằng Sông Hồng. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là bước đột phá trong cả tư duy và thực tiễn đối với phát triển đô thị, là tiền đề, hạt nhân lan tỏa để thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa theo đặc trưng riêng; tạo động lực thúc đẩy quá trình xây dựng Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo.

Những thành tựu sau gần 33 năm tái lập tỉnh, đặc biệt là kết quả đã đạt được trong xây dựng nông thôn mới là hết sức quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới. Ninh Bình sẽ tiếp tục quyết tâm giữ vững và nâng cao chất lượng, hiệu quả các tiêu chí NTM một cách bền vững, hướng tới xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu, xây dựng nền "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh"; xây dựng Ninh Bình trở thành địa bàn vững chắc về quốc phòng, an ninh, chính trị ổn định, kinh tế thịnh vượng, xã hội phồn vinh, Nhân dân hạnh phúc cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tiến Phúc