Tăng nguồn vốn đầu tư
Kinh tế TCH, KVH biểu hiện nổi bật ở dòng luân chuyển vốn toàn cầu. Điều đó tạo cơ hội cho các nước ĐPT có thể thu hút được nguồn vốn bên ngoài cho phát triển trong nước, nếu nước đó có cơ chế thu hút thích hợp. Thiết lập một cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư nội địa hợp lý là cơ sở để định hướng thu hút đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm các ưu đãi từ những điều kiện và môi trường đầu tư bên trong để thúc đẩy chương trình đầu tư của họ. Các nước đang phát triển đã thu hút và sử dụng một lượng khá lớn vốn nước ngoài và cùng với nguồn vốn đó, vốn trong nước cũng được huy động. Theo Báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD, năm 1996 các nước ĐPT tiếp nhận 129 tỉ USD FDI, đến năm 1999 FDI vào các nước ĐPT tăng lên 198 tỉ USD, trong đó 97 tỉ USD vào Mỹ La tinh (Braxin chiếm 31 tỷ), 91 tỉ USD vào Châu Á (riêng Trung Quốc chiếm 40 tỉ).
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, Báo cáo cập nhật về Đầu tư Quốc tế do Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố cảnh báo đại dịch COVID-19 buộc các công ty siết chặt đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Các nền kinh tế đang phát triển sẽ chịu tác động mạnh.
TCH, KVH đã tạo ra sự biến đổi và gia tăng cả về lượng và chất dòng luân chuyển vốn vào các nước đang phát triển, nhất là trong khi các nước ĐPT đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn đầu tư cho phát triển. Chẳng hạn, lượng vốn đầu tư vào các nước ĐPT tăng khá nhanh: 1980: 30 tỉ USD; 1990: 60 tỉ USD; 1996: gần 200 tỉ USD; năm 1997 các nước ĐPT thu hút tới 37% lượng vốn FDI toàn thế giới. Trong dòng vốn đầu tư vào các nước ĐPT thì dòng vốn tư nhân ngày càng lớn.
Phát huy được lợi thế so sánh để phát triển
Trong quá trình TCH, KVH sẽ có sự phân chia thành các nhóm nước với những lợi thế so sánh tương ứng để bổ sung cho nhau trong sự hợp tác và phát triển. Lợi thế so sánh luôn biến đổi phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi nước. Nước nào có nền kinh tế càng kém phát triển thì lợi thế so sánh càng suy giảm. Đa số các nước ĐPT chỉ có lợi thế so sánh bậc thấp như lao động rẻ, tài nguyên, thị trường… Đó là một thách thức lớn đối với các nước ĐPT. Nhưng TCH, KVH cũng mang lại cho các nước ĐPT những cơ hội lớn mới, nếu biết vận dụng sáng tạo để thực hiện đựợc mô hình phát triển rút ngắn. Chẳng hạn, bằng lợi thế vốn có về tài nguyên, lao động, thị trường, các ngành công nghiệp nhẹ, du lịch, dịch vụ… các nước ĐPT có thể tham gia vào tầng thấp và trung bình của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu với cơ cấu kinh tế có các ngành sử dụng nhiều lao động, nhiều nguyên liệu, cần ít vốn đầu tư, công nghệ trung bình tiên tiến tạo ra những hàng hóa - dịch vụ không thể thiếu trong cơ cấu hàng hóa - dịch vụ trên thị trường thế giới.
Việc phát huy tối đa lợi thế so sánh trong quá trình TCH, KVH của các nước ĐPT là nhằm tận dụng tự do hóa thương mại, thu hút đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Tỷ trọng mậu dịch thế giới trong tổng kim ngạch mậu dịch thế giới của các nước ĐPT ngày một tăng (1985: 23%, 1997: 30%). Các nước ĐPT cũng ngày càng đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ kinh tế quốc tế, tỉ trọng hàng công nghiệp trong cơ cấu hàng xuất khẩu ngày một tăng (1985: 47%, 1998: 70%) và các nước ĐPT đang nắm giữ khoảng 25% lượng hàng công nghiệp xuất khẩu trên toàn thế giới.
Nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ:
Trong quá trình TCH, KVH các nước ĐPT có điều kiện tiếp cận và thu hút những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, qua đó mà nâng dần trình độ công nghệ sản xuất của các nước ĐPT. Do vậy, mà ngày càng nâng cao được trình độ quản lý và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế các nước ĐPT. TCH, KVH được đánh giá như một công cụ đặc hiệu để nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ ở các nước ĐPT. Bởi lẽ, trong quá trình tham gia vào liên doanh, liên kết sản xuất quốc tế, hợp đồng hợp tác kinh doanh, các dự án FDI… các nước ĐPT có điều kiện tiếp cận những công nghệ, kiến thức và kỹ năng hết sức phong phú, đa dạng của các nước phát triển.
Thay đổi được cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực
TCH, KVH đòi hỏi nền kinh tế của các quốc gia, trong đó có các nước ĐPT phải tổ chức lại với cơ cấu hợp lý. Kinh tế thế giới đang chuyển mạnh từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Nhưng ở các nước phát triển những ngành có hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ cao, hàm lượng vốn lớn… đang chiếm ưu thế, còn ở những nước ĐPT chỉ có thể đảm nhận những ngành có hàm lượng cao về lao động, nguyên liệu và hàm lượng thấp về công nghệ, vốn. Tuy nhiên, nếu nước ĐPT nào chủ động, biết tranh thủ cơ hội, tìm ra được con đường phát triển rút ngắn thích hợp, thì có thể vẫn sớm có được nền kinh tế tri thức. Điều đó đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn. Quá trình TCH, KVH sẽ dẫn đến tốc độ biến đổi cao và nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu, điều đó buộc nền kinh tế mỗi nước, muốn phát triển, không còn con đường nào khác là phải hòa nhập vào quỹ đạo vận động chung của nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế nào bắt kịp dòng vận động chung thì phát triển, không thì dễ bị tổn thương và bất định. Mỗi nước ĐPT cần phải tìm cho mình một phương thức chuyển dịch cơ cấu kinh tế thích hợp để có thể phát triển rút ngắn. Hầu hết các nền kinh tế của các nước ĐPT đều tiến tới mô hình kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế dựa vào xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến. Đây là một mô hình kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhưng nền kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế đòi hỏi chính phủ các nước phải có quan niệm đúng và xử lý khéo quan hệ giữa tự do hóa và bảo hộ ở mức cần thiết; đồng thời phải nắm bắt được các thông lệ và thể chế kinh tế khu vực và quốc tế, phải cải cách các thể chế kinh tế bên trong, giải quyết đúng đắn việc kết hợp các nguồn lực bên trong và bên ngoài, biến nguồn lực bên ngoài thành nội lực bên trong để phát triển. Nền kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế muốn phát triển ổn định, đòi hỏi cơ cấu kinh tế bên trong phải đủ mạnh, cơ cấu xuất khẩu đa dạng, thể chế kinh tế linh hoạt và có năng lực thích ứng để đương đầu với những thay đổi của các điều kiện phát triển toàn cầu. Điều đó buộc các nước ĐPT phải tìm ra con đường công nghiệp hóa rút ngắn thích hợp. Nhiều nước chọn mô hình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, dựa vào tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp chế tạo. Phát triển công nghiệp chế tạo sẽ giúp nền kinh tế công nghiệp và từng bước chuyển tới nền kinh tế tri thức. Sự dịch chuyển này đến đâu phụ thuộc vào trình độ thích ứng về tiếp nhận công nghệ, khả năng về vốn, khai thác thị trường. Dù bước chuyển dịch ở trình độ nào, nền kinh tế ở các nước ĐPT đều chú trọng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ; đồng thời tập trung nỗ lực phát triển các ngành có khả năng cạnh tranh. Chính vì vậy, cơ cấu kinh tế của nhiều nước ĐPT đã có nhiều biến đổi theo hướng tích cực: giảm tỉ trọng các ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu hàng xuất khẩu cũng thay đổi, chất lượng hàng hóa xuất khẩu được nâng lên theo hướng đạt các tiêu chuẩn quốc tế, tỉ trọng sản phẩm qua chế biến đã tăng từ 5,65% (năm 1980) lên 77,7% (năm 1994).
Mở rộng kinh tế đối ngoại
TCH, KVH làm cho quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế trở thành xu hướng tất yếu và diễn ra hết sức mạnh mẽ do sự phát triển cao của lực lượng sản xuất dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. TCH, KVH đang diễn ra với tốc độ cao, càng đòi hỏi mạnh mẽ việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nền kinh tế, đặc biệt là đối với các nước ĐPT. Và chỉ bằng cách đó mới có thể khai thác có hiệu quả nguồn lực quốc tế. Đồng thời, TCH, KVH, quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế càng được đẩy mạnh thì càng tạo ra những cơ hội và thách thức mới mà chỉ có sự phối hợp quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại thì mới có thể tranh thủ được những cơ hội, vượt qua được những thách thức. Thực tế lịch sử cũng đã khẳng định rằng: ngày nay không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu không thiết lập quan hệ kinh tế với các nước khác, và do vậy không một quốc gia nào, kể cả các nước ĐPT, lại không thực hiện việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
Trong hoàn cảnh quốc tế hóa đời sống kinh tế ngày càng sâu rộng, quá trình TCH, KVH được thúc đẩy mạnh mẽ, các quan hệ kinh tế đối ngoại trở thành một nhân tố không thể thiếu để thực hiện tái sản xuất mở rộng ở mỗi nước, nhất là những nước ĐPT.
Cơ sở hạ tầng được tăng cường
Quá trình TCH, KVH đã tạo ra cơ hội để nhiều nước ĐPT phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, về bưu chính viễn thông, về điện, nước… Ở các nước đang phát triển, mức thu nhập tính theo đầu người rất thấp, do đó tích lũy cũng vô cùng thấp vì phần lớn thu nhập dùng vào sinh hoạt. Trong khi đó các nước ĐPT lại rất cần những lượng vốn lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng và xây dựng những công trình thiết yếu nhằm phát triển kinh tế. Bởi vậy, xuất hiện khoảng cách lớn giữa nhu cầu đầu tư và tích lũy vốn. Cho nên các nước ĐPT muốn tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng thì phải biết tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ có thông qua các quan hệ kinh tế đối ngoại mới có thể cải tạo, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của các cơ sở sản xuất hiện có; cải tiến, hiện đại hóa công nghệ truyền thống; xây dựng những hướng công nghệ hiện đại… Nhờ đó mà xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế.
Học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến
Các nước có nền kinh tế phát triển thường có phương thức, cách thức quản lý nền kinh tế tiên tiến với những công cụ quản lý hiện đại. Thông qua các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế các nước ĐPT học tập những kinh nghiệm quản lý tiên tiến hiện đại của các nước phát triển. Học tập trực tiếp qua các dự án đầu tư, qua các xí nghiệp, công ty liên doanh…, qua việc đàm phán ký kết các hợp đồng kinh tế v.v…
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực thì Tòa cầu hóa, Khu vực hóa cũng tác động tiêu cực đến các nước đang phát triển như
Thứ nhất, Tăng trưởng kinh tế không bền vững do phụ thuộc vào xuất khẩu
Nền kinh tế các nước ĐPT đang cơ cấu lại theo chiến lược kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế. Nhưng trong quá trình đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhiều nước ĐPT phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu. Mà xuất khẩu lại phụ thuộc vào sự ổn định của thị trường thế giới, vào giá cả quốc tế, vào lợi ích của các nước nhập khẩu, vào độ mở cửa thị trường của các nước phát triển… do vậy, mà chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, khó lường trước.
Những thập niên gần đây, ở nhiều nước ĐPT, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế và thu nhập đầu người bị giảm. Đầu thập kỉ 90 tỉ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm của châu Phi là 5%, nhưng hiện nay đã giảm xuống 2,6%. Trong hơn 10 năm qua, thu nhập đầu người của hơn 100 nước ĐPT giảm đi, hơn 60 quốc gia bình quân đầu người về tiêu dùng giảm đi mỗi năm 1%.
Thứ hai, Lợi thế của các nước đang phát triển đang bị yếu dần
Nền kinh tế thế giới đang chuyển mạnh từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Do vậy mà những yếu tố được coi là lợi thế của các nước ĐPT như tài nguyên, lực lượng lao động dồi dào, chi phí lao động thấp… sẽ yếu dần đi, còn ưu thế về kỹ thuật - công nghệ cao, về sản phẩm sở hữu trí tuệ, về vốn lớn… lại đang là ưu thế mạnh của các nước phát triển. Ba dòng luân chuyển toàn cầu là kỹ thuật - công nghệ, thông tin và vốn đang trở thành động lực thúc đẩy TCH, KVH. Trong quá trình đó, lợi thế so sánh của các nước cũng biến đổi căn bản: trên phạm vi toàn cầu lợi thế đang nghiêng về các nước phát triển vì ở đó đang có ưu thế về trí tuệ, hàm lượng công nghệ cao và vốn lớn. Các nước ĐPT đang bị giảm dần ưu thế do lợi thế về lao động rẻ, tài nguyên phong phú… đang bị suy yếu. Và các nước càng kém phát triển thì càng phải chịu nhiều thua thiệt và rủi ro do sự suy giảm về lợi thế so sánh gây ra. Đó là thách thức cho các nước đi sau. TCH, KVH trong khi làm tăng vai trò của các ngành công nghiệp, dịch vụ, nhất là những ngành có công nghệ cao, lao động kỹ năng… thì sẽ làm giảm tầm quan trọng của các hàng hóa sơ chế và lao động không kỹ năng. Cuộc cách mạng công nghệ sinh học, tin học, vi điện tử… làm giảm tầm quan trọng của các mặt hàng công nghệ thô. Do đó, các nước ĐPT, trước đây được coi là giàu có, được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, thì ngày nay đang trở thành những nước nghèo. Sự tiến bộ về khoa học - công nghệ không chỉ làm thay đổi cơ cấu, mà còn làm thay đổi về lợi thế so sánh giữa các nước phát triển và đang phát triển. Các ngành công nghiệp hiện đại sử dụng ngày càng ít tài nguyên thiên nhiên, do đó, tài nguyên thiên nhiên không còn là lợi thế so sánh cao. Như vậy, các nước ĐPT, các nhà xuất khẩu hàng hóa sơ chế và lao động không kỹ năng ngày càng bị rơi vào tình thế bất lợi. Hơn nữa, TCH buộc các nước ĐPT hoạt động theo nguyên tắc của thị trường toàn cầu, làm hạn chế tính hiệu quả của chính sách phát triển quốc gia của họ. Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, tầm quan trọng của nguyên liệu thô và lao động kỹ năng thấp đang giảm dần, trong khi lao động kỹ năng và tri thức ngày càng trở nên quan trọng. Lợi thế đang ngày càng nghiêng dần về phía các nước phát triển.
Thứ ba, Nợ nần của các nước đang phát triển tăng lên
Sau một thời gian tham gia TCH, KVH nợ nần của nhiều nước ĐPT ngày càng thêm chồng chất. Khoản nợ quá lớn (trên 2200 tỉ USD) là gánh nặng đè lên nền kinh tế nhiều nước ĐPT, nó là lực cản kéo lùi tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước này. Theo báo cáo của WB về tình hình tài chính toàn cầu năm 1999, tỉ lệ nợ nước ngoài so với GNP của Braxin là 24%, Mêhicô là 38%, Inđônêxia là 65%, Philippin là 53%, Thái Lan là 63%, Malaixia là 51%... Những khoản nợ quá lớn đang làm cho nền kinh tế một số nước ĐPT ngày càng phụ thuộc vào nền kinh tế các nước chủ nợ, mà chủ yếu là các nước tư bản phát triển. Có những nước: khoản vay mới không đủ để trả lãi những khoản vay cũ. Điều đó càng làm cho nền kinh tế một số nước ĐPT lâm vào bế tắc, không có đường ra, dẫn đến vỡ nợ, phá sản. TCH như cỗ xe khổng lồ đang nghiền nát nền kinh tế một số nước bị vỡ nợ.
Thứ tư, Sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu kém
TCH, KVH đã làm cho vấn đề cạnh tranh toàn cầu trở nên ngày càng quyết liệt. Xuất phát điểm và sức mạnh của mỗi quốc gia khác nhau, nên cơ hội và rủi ro của các nước là không ngang nhau. Nền kinh tế của các nước ĐPT dễ bị thua thiệt nhiều hơn trong cuộc cạnh tranh không ngang sức này. Càng phải phá bỏ hàng rào bảo hộ thì thách thức đối với các nước ĐPT càng lớn. Chính sự yếu kém về kỹ thuật, công nghệ, vốn, kỹ năng tổ chức nền kinh tế của các nước ĐPT sẽ làm cho chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước ĐPT với các nước phát triển sẽ ngày càng cách xa hơn. Từ đó thấy rằng: việc áp dụng nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng cho các nước có trình độ kinh tế khác xa nhau thực chất là một sự bất bình đẳng. Trên một sân chơi ngang bằng, cạnh tranh “bình đẳng” những nền kinh tế lớn mạnh, những công ty có sức mạnh nhất định sẽ chiến thắng những nền kinh tế còn kém phát triển, những công ty còn nhỏ yếu. Tính chất bất bình đẳng trong cạnh tranh quốc tế hiện nay đang đem lại những thua thiệt cho các nước ĐPT.
Thứ năm, Mở rộng lãnh thổ, tăng thêm dân số
Trước khi CNXH ở Liên Xô và Đông Âu (cũ) tan rã, các nước ĐPT trên thế giới là 163/191 quốc gia và khu vực. Hiện nay con số này là 180/210. Bởi lẽ các nước Liên Xô và Đông Âu (cũ) là 9 nước, nay đã chia tách thành 28 nước. Điều đó làm cho dân số ở các nước ĐPT hiện nay tăng thêm khoảng hơn 400 triệu, đất đai tăng thêm hơn 25 triệu km2.
Thứ sáu, Phân hóa giàu nghèo giữa hai nhóm nước tăng lên
Quá trình TCH, KVH là quá trình làm tăng thêm sự phân hóa giàu nghèo giữa hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển. Hiện nay các nước phát triển đang nắm giữ 3/4 sức sản xuất của toàn thế giới, 3/4 phân ngạch mậu dịch quốc tế, là nơi đầu tư và thu hút chủ yếu các luồng vốn FDI (năm 1999 trong 827 tỉ USD tổng vốn FDI của thế giới, các nước phát triển chiếm 609 tỉ USD, riêng EU gần 300 tỉ USD, Mỹ gần 200 tỉ USD). Các công ty xuyên quốc gia lớn nhất thế giới cũng chủ yếu nằm ở các nước phát triển. Các nước này cũng nắm giữ hầu hết các công nghệ hiện đại nhất, các phát minh, sáng chế, bí quyết và các sản phẩm chất xám khác. Đây cũng là nơi liên tục thu hút được “chất xám” của toàn thế giới. Ngoài ra các thiết chế kinh tế, tài chính, tiền tệ, thương mại quốc tế như WTO, IMF, WB… đều nằm dưới sự chi phối của các nước phát triển, đứng đầu là Mỹ. Với những sức mạnh kinh tế to lớn như vậy, các nước phát triển đang chi phối nền kinh tế toàn cầu. Còn các nước ĐPT thì nền kinh tế chưa đủ sức để chống đỡ được vòng xoáy của cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới. Do vậy mà các nước ĐPT ngày càng bị nghèo đi so với tốc độ giàu nhanh của các nước phát triển. Năm 1998, 24 quốc gia phát triển chiếm khoảng 17% dân số thế giới thì chiếm tới 79% giá trị tổng sản lượng kinh tế quốc dân toàn thế giới; còn các nước ĐPT chiếm 83% dân số thế giới thì chỉ chiếm 21% giá trị tổng sản lượng kinh tế quốc dân toàn thế giới. 20% số dân thế giới sống ở những nước thu nhập cao tiêu dùng 86% số hàng hóa của toàn thế giới. 20% số dân nghèo nhất thế giới năm 1998 chỉ chiếm 1,1% thu nhập toàn thế giới, tỉ lệ đó năm 1991 là 1,4%, năm 1996 là 2,3%. Hiện nay, tài sản của 10 tỉ phú hàng đầu thế giới đã đạt 133 tỉ USD tương đương với 1,5 lần thu nhập quốc dân của tất cả các nước ĐPT.
Thứ bẩy, Môi trường sinh thái ngày càng xấu đi
Việc chuyển dịch những ngành đòi hỏi hàm lượng lao động, tài nguyên… nhiều, những ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường sang các nước ĐPT; việc các nhà tư bản nước ngoài đầu tư vào các nước ĐPT với mục đích lợi nhuận cao v.v… đang làm cho môi trường sinh thái ở các nước ĐPT ngày càng trở nên xấu đi nhanh chóng. Hơn nữa, trong quá trình TCH, sự phát triển của các nước phát triển không chỉ dựa vào tài nguyên giá rẻ, sức lao động rẻ, thị trường giá rẻ, hàng hóa và dịch vụ rẻ; mà còn dựa vào đầu độc môi trường sinh thái ở các nước ĐPT. 2/3 rừng của thế giới đang bị phá hủy và đang mất đi với tốc độ mỗi năm 16 triệu ha. Lượng gỗ dùng cho sản xuất giấy (gần như toàn bộ lấy từ các nước ĐPT) thập kỷ 90 gấp đôi thập kỷ 50, mà tiêu dùng chế phẩm giấy của Mỹ, Nhật Bản, châu Âu chiếm 2/3 thế giới. Toàn thế giới mỗi năm có 2,7 triệu người chết vì không khí bị ô nhiễm, thì 90% số người đó là ở các nước ĐPT. Ngoài ra, mỗi năm còn có khoảng 25 triệu người bị trúng độc vì thuốc trừ sâu, 5 triệu người chết vì nhiễm bệnh do nước bị nhiễm bẩn v.v...
Thứ tám, Bị tác động mạnh mẽ do dịch bệnh Covid – 19
Sự lây lan của COVID-19 đã và đang làm gián đoạn phương pháp vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu khiến doanh nghiệp khó mô hình hóa và đánh giá rủi ro. Rõ ràng, chuỗi cung ứng trên mọi quốc gia, kể cả Việt Nam, và trên mọi ngành kinh tế đều chịu ảnh hưởng nghiêm trọng
Mai Anh (T/h)