Nguyên Nhân Nào Có Thể Khiến Sân Thượng Bị Thấm Nước?
Trước khi tìm hiểu những cách chống thấm sân thượng hiệu quả nhât hiện nay, cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến sân thượng bị thấm:
Sân thượng là khu vực ngoài trời trên mái hoặc tầng cao nhất của ngôi nhà. Với một số hộ gia đình, sân thượng có thể được tận dụng làm nơi trồng cây hoặc hóng mát. Tuy nhiên, đây cũng là vị trí rất dễ bị thấm, dột do tiếp xúc trực tiếp với các điều kiện thời tiết và ngoại cảnh.
Với hiện tượng sân thượng thấm nước, có thể tới từ một số lý do như:
- Đặc trưng khí hậu ở Việt Nam với những thay đổi thất thường như mưa nắng, ẩm cao, khiến cho sân thượng bị co giãn liên tục.
- Do thời gian xây dựng lâu ngày, lại tiếp xúc trực tiếp với các điều kiện tự nhiên, mưa, nắng, gió, bão,… dẫn tới việc bị xuống cấp, nước theo các vết nứt gây ra thấm, dột.
- Do bị nghẹt hệ thống ống thoát nước khiến cho qua thời gian, nước ngấm vào bề mặt của sân.
- Do ngay từ đầu, khi xây dựng đã không thực hiện đúng kỹ thuật chống thấm.
Sân thượng bị thấm nước có thể dẫn tới nhiều tác động xấu tới ngôi nhà như: khiến trần, tường bị loang lổ, bong rộp, gây mất thẩm mỹ. Không những thế, tường, trần ẩm thấp cũng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các loại nấm mốc, có thể gây hại cho sức khỏe các thành viên trong gia đình. Nghiêm trọng hơn, nếu nước thấm nhiều, lan tới các ổ điện thì sẽ rất nguy hiểm.

Tại Sao Nên Chống Thấm Sân Thượng?
Sở dĩ cần chống thấm sân thượng bởi khi sân thượng bị thấm, có thể dẫn tới những ảnh hưởng xấu cho ngôi nhà, cả về thẩm mỹ lẫn cấu trúc và tác động không tốt tới sức khỏe con người, cụ thể là:
- Sân thượng thấm, gây loang lổ, bong tróc, nứt nẻ, còn có thể khiến trần nhà bên dưới bị ố vàng, nấm mốc. long sơn,…
- Gây mùi ẩm mốc, khó chịu trong nhà, gây cảm giác bí bách, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, đặc biệt ở đường hô hấp.
- Khiến cấu trúc ngôi nhà bị biến đổi, trở nên cũ kỹ, xuống cấp. Nếu không khắc phục sớm, sẽ khiến chi phí sửa chữa bị tăng lên nhiều lần.
- Khi sân thượng bị ngấm nghiêm trọng, có thể gây tác động đến đường điện ẩn bên trong, dẫn tới cháy nổ nguy hiểm.
Quy Trình Chống Thấm Sân Thượng
Việc chống thấm sân thượng được thực hiện với các mục đích:
- Giúp khôi phục vẻ đẹp, tính thẩm mỹ của ngôi nhà.
- Bảo vệ kết cấu cũng như sự an toàn cho ngôi nhà.
- Tăng tuổi thọ cho sân thượng, kịp thời khắc phục các bất thường ngay từ sớm nhằm vừa đảm bảo tính hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí cho gia chủ.
Việc chống thấm sân thượng thông thường được thực hiện theo các bước lần lượt gồm:
Cách Chống Thấm Sân Thượng Mới
Trước khi thực hiện chống thấm với sân thượng mới, bạn cần loại bỏ các loại vôi vữa còn thừa trên bề mặt. Sau đó, tiến hành theo các bước:
- Thi công lớp chống thấm bằng vật liệu chống thấm đã lựa chọn.
- Thi công lớp bảo vệ: sau khi lớp chống thấm đã khô, nhằm làm tăng hiệu quả chống thấm, đồng thời giúp công trình bền vững hơn.
Cách Chống Thấm Sân Thượng Đã Lát Gạch
Đối với sân thượng đã lát gạch, bạn có thể thực hiện theo các bước gồm:
- Vệ sinh sạch sẽ: ở bước này, phần bề mặt của sân thượng sẽ được tiến hành vệ sinh để loại bỏ các loại rác, rêu mốc, bụi bẩn,…
- Xử lý, hàn gắn các vết nứt: khi sân thượng xuất hiện các vết nứt, chúng sẽ được hàn gắn lại bằng vữa sửa chữa chuyên dụng.
- Thi công lớp chống thấm: ở bước này, bạn có thể lựa chọn các loại vật liệu chống thấm sân thượng phù hợp với nhu cầu, mục đích, khả năng tài chính của mình.
- Thi công lớp bảo vệ: được thực hiện khi lớp chống thấm đã khô, với mục tiêu tăng cường khả năng và tăng độ bền vững cho lớp chống thấm.

Những Cách Chống Thấm Sân Thượng Tốt Nhất Hiện Nay
Chống thấm sân thượng cách nào tốt là băn khoăn của nhiều người. Đối với việc chống thấm sân thượng, hiện nay, bạn có thể lựa chọn một trong số những vật liệu được tin dùng và dùng phổ biến như:
1. Chống Thấm Sân Thượng Bằng Xi Măng
Đây là phương pháp không chỉ dễ thực hiện mà giá thành lại còn rẻ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tới kết quả tốt đối với những trường hợp sân thượng chưa bị thấm dột quá nặng. Cách thực hiện như sau:
- Bạn có thể lựa chọn hoặc xi măng trắng, hoặc xi măng đen.
- Vệ sinh sân thượng thật sạch sẽ để loại bỏ nấm mốc, rác,…
- Pha xi măng với nước rồi quét hỗn hợp này lên các vết thấm, quét thành 2 lớp, lớp trước cách lớp sau 10 phút.

2. Chống Thấm Sân Thượng Bằng Sika
Sika hay còn được gọi với tên Sika Latex, được sử dụng phổ biến cho nhiều loại công trình khác nhau với các ưu điểm như:
- Độ bền cao, có thể kéo dài tới cả chục năm.
- Không chỉ chống nước hiệu quả mà còn có thể chống được cả hóa chất.
- Có thể sử dụng trên nhiều loại bề mặt, cả mặt phẳng lẫn những nơi góc cạnh.
- Giảm được khả năng co ngót, tăng độ đàn hồi cho công trình.
Tuy nhiên, dùng sika đòi hỏi thời gian thi công lâu và trong nhiều trường hợp, phải đập phá nhiều, để có thể chống thấm từ phần thô của công trình. Cách pha sika để chống thấm sân thượng được thực hiện với tỉ lệ sika, nước xi măng là 1:1:4 nhằm đạt được hiệu quả tối ưu.

3. Keo Chống Thấm Sân Thượng
Đối với keo chống thấm, có thể mang tới những ưu thế như: độ đàn hồi cao, kết dính và kháng nước tốt. Đồng thời, cũng mang tới tuổi thọ cao cho trần. Dù vậy, việc thi công đòi hỏi nhiều thời gian và giá thành cũng khá cao.
4. Sơn Chống Thấm Sân Thượng
Không chỉ là chống thấm sân thượng, sơn chống thấm cũng có loại được sử dụng cho cả ngôi nhà. Ngoài tính thẩm mỹ lớn, nhiều màu sắc đa dạng, sơn chống thấm còn có khả năng bám dính, kháng nước tốt. Tuy vậy, giá thành của phương pháp này ở mức cao.

5. Bạt Chống Thấm
Là phương pháp có kỹ thuật thi công đơn giản mà giá thành lại thấp. Tuy nhiên, vật liệu này không chống được va đập, có độ bền thấp và chỉ áp dụng được đối với những sân thượng đã lát gạch.
6. Chống Thấm Sân Thượng Bằng Lát Gạch
Gạch cũng có thể mang tới khả năng chống thấm với giá thành phù hợp, khả năng cách nhiệt cũng như cách âm. Tuy nhiên, gạch lại dễ nứt vỡ, dễ chịu tác động bởi thời tiết.

7. Chống Thấm Sân Thượng Với Nhựa Đường
Nhựa đường có một số ưu điểm nổi trội như: dễ thi công, chống nước tốt, độ bền cao, có thể trám được các khe hở hoặc vết nứt. Tuy nhiên, phương pháp này lại đòi hỏi kỹ thuật cao và cần được bảo hành định kỳ để duy trì hiệu quả.
8. Sử Dụng Màng Khò Nóng
Đây là màng Bitum Membrane với khả năng chịu được nhiệt, chống tia UV, co giãn tốt. Tuy nhiên, khi dùng phương pháp này theo thời gian, nước có thể thấm theo các đường nối ngấm lại vào sân thượng.
9. Chống Thấm Sân Thượng Bằng Giấy Dầu
Phương pháp này có thể mang tới khả năng chống thấm, cách nhiệt tốt, độ bền cao, khả năng chịu lực tốt và thời gian thi công nhanh chóng. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ lại không cao và những đường nối có thể là nơi nước dễ ngấm vào.
Giá Chống Thấm Sân Thượng Có Đắt Không?

Ngoài các phương pháp thực hiện, giá thành cũng là điều mà hẳn bất cứ ai khi muốn thực hiện chống thấm sân thượng cho nhà ở của mình đều quan tâm. Có thể nói, có nhiều phương pháp chống thấm khác nhau và mỗi ngôi nhà cũng có tình trạng thấm nước với mức độ khác nhau.
Giá thành chống thấm bao nhiêu, có đắt không phụ thuộc vào phương pháp mà bạn lựa chọn, mức độ cần khắc phục và kỹ thuật thực hiện của đơn vị thi công. Ngay cả khi sử dụng cùng một phương pháp, chẳng hạn như sơn chống thấm nhưng mỗi thương hiệu lại có mức giá thành riêng. Chính vì vậy, khi có nhu cầu chống thấm cho sân thượng, bạn nên liên hệ với các đơn vị thi công uy tín để được tư vấn, thực hiện đạt hiệu quả cao.
Việc chống thấm sân thượng đòi hỏi phải có kinh nghiệm và chuyên môn, do đó bạn nên tham khảo những công ty chuyên về chống thấm như: Thợ Việt, Sửa chữa Nhà Việt, chống thấm Thanh Tâm…
Với những chia sẻ về 9 cách chống thấm sân thượng, hy vọng bạn đã có những thông tin hữu ích và lựa chọn được cách chống thấm hiệu quả để áp dụng đối với ngôi nhà của mình.
Phương Nga
batdongsan