Bầu cử Tổng thống Pháp - Những điều cần biết về cuộc chạy đua nóng nhất hành tinh (phần 1)

Quốc tế | 14:28:53 24/03/2017

TNV- Vào tháng 5 này, người dân Pháp sẽ “ùn ùn” kéo nhau đi chọn ra một vị tổng thống mới để chèo lái đất nước. Đây không chỉ được coi là một trong những quyết định mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với vận mệnh nước Pháp mà còn cả đối với Liên Minh châu Âu (EU) nói riêng và cán cân thế giới nói chung.

Với EU, việc Anh đang tiến hành tách ra trở thành một cá thể riêng biệt, đã biến Pháp, sau Đức, trở thành nước đứng thứ 2 về kinh tế trong khối. Tuy chỉ đứng thứ 2 về mặt kinh tế, nhưng nhiều học giả nhận định rằng, việc Đức và Ý đang phải gồng gánh với những vấn đề kinh tế nội tại sẽ biến Pháp “tạm” trở thành đầu tàu chèo lái vận mệnh của toàn Liên Minh.

Còn trên bình diện cán cân quốc tế, việc ai sẽ trở thành tổng thống tiếp Pháp tiếp theo sẽ có tác động rất lớn tới quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là mối quan hệ giữa các quốc gia thường trực trong Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Các thành viên này bao gồm Anh, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Pháp, được coi là “Ngũ Trụ” định hình trật tự thế giới hiện đại.

Anh mot giang Ngũ trụ của thế giới hiện đại- Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Pháp – 5 thành viên thường thực của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc

Trong cuộc chạy đua chức tổng thống Pháp năm nay, 11 ứng cử viên ứng tuyển sẽ phải trải qua cuộc bầu chọn sơ bộ của các cử tri Pháp vào ngày 23/4. 3 ứng cử viên có số bầu cao nhất sẽ tiếp tục tiến vào vòng cạnh tranh chính thức vào ngày 7 tháng 5. Trong trường hợp, 1 trong 3 ứng viên dẫn đầu có một ứng viên có số phiếu bầu ít hơn 50%  thì nghiễm nhiên sẽ bị loại khỏi vòng “đối mặt” tranh chức tổng thống.

A combination picture shows candidates for the French 2017 presidential election, 1st row L-R : Nathalie Arthaud, France's extreme-left Lutte Ouvriere political party (LO) leader, Francois Asselineau, UPR candidate, Jacques Cheminade, Nicolas Dupont-Aignan, Debout La France group candidate, Francois Fillon, the Republicans political party candidate, 2nd row L-R : Benoit Hamon, French Socialist party candidate, Jean Lassalle, Marine Le Pen, French National Front (FN) political party leader, Emmanuel Macron, head of the political movement En Marche ! (or Onwards !), Jean-Luc Melenchon, candidate of the French far-left Parti de Gauche, Philippe Poutou, Anti-Capitalist Party (NPA) presidential candidate, after the official announcement in Paris, France, March 18, 2017. REUTERS/Staff 11 ứng viên tham gia tranh cử tổng thống

Ông Francois Hollande, đảng viên đảng xã hội, cựu tống thống Pháp sẽ không tham gia tiến hành tranh cử vào năm nay. Ông cũng được cho là vị tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Pháp không tham gia tranh cử tổng thống vào nhiệm kì thứ 2. Theo nhiều nguồn tin, do những chính sách sai lầm trong nhiệm kì của mình, ông không được còn mấy tín nhiệm ngay cả đối với các thành viên trong đảng của mình mà còn cả trong lòng người dân Pháp.

François Hollande en déplacement à Pierrefitte sur Seine, , en Seine Saint Denis pour aborder la thématique de la lutte contre la violence et le décrochage scolaire. Le 13 janvier 2012. ©Benjamin Boccas pour FRANCOISHOLLANDE2012 Ông Francois Hollande –Tổng thống Pháp đương nhiệm

Những vấn đề mà tổng thống Pháp cần giải quyết khi nhậm chức?

Như đã đề cập, cuộc chạy đua chức tổng thống Pháp đang không chỉ được coi là một trong những cuộc chạy đua nóng nhất hành tinh mà còn được cho là một cuộc chạy đua “đặc biệt”. Đặc biệt bởi tình trạng hiện nay của Pháp. Theo ý kiến của nhiều học giả, đây là cuộc chạy đua lao vào chảo lửa chứ không phải là “há miệng chờ sung”.

Hiện nay Pháp đang phải đối mặt với 3 thử thách. Một là tình trạng thất nghiệp. Con số thất nghiệp này chiếm đến lên tới 10% tổng số cử tri đi bầu tổng thống; cao thứ 8 trong 28 quốc gia EU. Điều đáng buồn là trong 10% thất nghiệp thì đến quá nửa là những người trẻ dưới 25 tuổi.

Thử thách nan giải thứ hai phải kể đến đó là tình trạng kinh tế của Pháp. Từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, nền kinh tế Pháp tăng trưởng vô cùng ì ạch. Nhiều người lo ngại rằng, nếu không có những chính sách thay đổi mang tầm chiến lược thì không chỉ Pháp mà cả khối châu Âu sẽ lại rơi vào khủng hoảng.

Thứ ba, cũng được coi là yếu tố trọng tâm quyết định tới tỉ lệ thắng cử của các ứng cử viên đó là chính sách đối phó với nạn nhập cư và vấn đề an ninh hiện nay. Từ hồi tháng 1/2015, Pháp biến thành một “hố bom” của thế giới. Tính đến nay, con số thiệt mạng do những vụ đánh bom của các phần tử khủng bố nhằm vào Pháp đã lên đến hơn 230 người. Quan chức Pháp lo ngại rằng con số này sẽ còn có xu hướng tăng lên trong thời gian tới nếu không có những chính sách phù hợp đối với những con dân Pháp theo đạo Hồi quay trở về sau một thời gian dài sinh sống hoặc cư trú tại Syria và Iraq.

Anh bon Bà Marine La Pen, cử tri Đảng Mặt Trận Quốc Gia (NF), người được cho là sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Pháp

Đảng Mặt trận Quốc gia-một đảng phái chính trị chủ nghĩa dân túy cách hữu của Pháp-mà đại diện là bà Marine La Pen-người được dự đoán sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Pháp-đã cam đoan rằng “đập tan” vấn đề nhập cư, tạo nhiều cơ hội việc làm hơn cho người dân Pháp, tăng phúc lợi xã hội cũng như nâng cấp cơ sở hạ tầng cho dân bản địa thay vì tập trung vào dòng người nhập cư như đời tổng thống tiền nhiệm.

(Còn tiếp...)

Vũ Giang (Theo BBC)

 

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam