Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - xây dựng nền kinh tế tri thức

Thời sự, Pháp luật | 03:19:26 01/11/2018

TNV - Quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng trong việc thúc đẩy sự sáng tạo, phát triển kinh tế, văn hóa và trở thành điều kiện tiên quyết trong hội nhập quốc tế của mỗi quốc gia. Vì vậy nâng cao nhận thức cho người dân, các tổ chức cá nhân có liên quan, nhằm đưa Luật sở hữu trí tuệ vào cuộc sống là điều rất cần thiết trong công cuộc hội nhập quốc tế như hiện nay Quyền sở hữu trí tuệ - một lĩnh vực mới mẻ Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng (Khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005).

 200 sinh viên xếp hình logo Cục sở hữu trí tuệ

Nhà nước và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu của các đối tượng này. Quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ bằng các biện pháp hành chính, dân sự, hình sự. Ở Việt Nam bảo hộ sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực còn khá mới mẻ. Song ý tưởng về bảo hộ sở hữu trí tuệ mà trước tiên là quyền tác giả đã được ghi nhận ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 (điều 10, 12, 13). Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thừa nhận quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản của công dân, quyền nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và đảm bảo quyền tư hữu tài sản cùng quyền lợi của tri thức. Năm 1986 đánh dấu một mốc mới trong hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Nghị định 142/CP- văn bản riêng biệt đầu tiên để điều chỉnh các quan hệ xã hội về quyền tác giả. Từ đó đến nay còn có nhiều văn bản sửa đổi thể hiện một bước đáng kể trong hoạt động lập pháp về lĩnh vực bảo hộ sở hữu trí tuệ. Cánh cửa nền kinh tế tri thức Cách mạng công nghiệp hiện đại là chìa khóa mở cánh cửa đi vào nền kinh tế tri thức nhưng bên cạnh đó vẫn còn cần nhiều giải pháp về chính sách, giáo dục đào tạo và tập trung nguồn lực về khoa học và công nghệ. Kinh tế tri thức là một nền kinh tế công nghệ cao, sử dụng chất xám trong mọi lĩnh vực và lấy tri thức làm động lực, công cụ phục vụ cho mọi hoạt động kinh tế xã hội. Sự ra đời và phát triển của kinh tế tri thức là xu thế khách quan của kinh tế thị trường. Nhưng nhận thức chủ quan khác nhau thì sẽ có thái độ khác nhau đối với kinh tế tri thức, nên kinh tế tri thức có thể trở thành cơ hội phát triển chưa từng có đối với nước này, cũng có thể là thách thức sống còn với nước khác. Tất cả tùy thuộc vào thái độ của bộ máy cầm quyền. Hiện nay đã có 38 nước với GDP/người đạt mức 20.000 USD chủ yếu là vận dụng kinh tế tri thức. Còn những nước dựa vào khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ để phát triển thì đang đi vào bế tắc. Tình hình đó cho thấy, nhận thức đúng về kinh tế tri thức là một tiêu chí của những người lãnh đạo hiện nay. Hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta được bắt đầu triển khai từ những năm 80 nhưng chỉ từ khi Quốc hội ban hành bộ Luật Dân sự (năm 1995) thì hoạt động này mới bắt đầu tiến triển. Đặc biệt, từ khi Quốc hội ban hành Luật Sở hữu trí tuệ (năm 2005) và Việt Nam là thành viên chính thức của WTO thì hoạt động này trở nên sôi động với tất cả các dạng tài sản trí tuệ được bảo hộ. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để xây dựng nền kinh tế tri thức một cách hiệu quả nhất, sử chất xám thay vì sử dụng tay chân để phát triển kinh tế, phát triển bản thân khẳng định tên tuổi của mình. Vì vậy người sử hữu trí tuệ cần được bảo hộ và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại cục sở hữu trí tuệ.

Tọa đàm “Chắp cánh trí tuệ Việt Nam” Vai trò của sở hữu trí tuệ Bảo hộ sở hữu trí tuệ không những mang lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu sản phẩm trí tuệ, cơ quan nhà nước cấp giấy phép, mà còn cho những người mua quyền sử dụng tài sản trí tuệ đó. Nhìn vào lịch sử phát triển của các quốc gia, nhất là các nước công nghiệp phát triển sở hữu trí tuệ được đánh giá là loại tài sản chiếm vị trí quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng của đất nước. Bảo hộ sở hữu trí tuệ là công cụ cạnh tranh hữu hiệu cho doanh nghiệp cũng như nền kinh tế quốc gia. Một trong những năng lực nội sinh quan trọng hàng đầu để phát triển bền vững. Bảo hộ sở hữu trí tuệ là phương tiện đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia và của từng doanh nghiệp. Bất kỳ tài sản hữu hình nào đều bị giới hạn bởi thời gian, không gian, khối lượng và giá trị của nó. Các tài sản hữu hình này không chỉ bị thu hẹp về quy mô, số lượng mà còn có khả năng bị thay thế bởi các sản phẩm mới do tri thức tạo ra. Tuân thủ hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ là cách thức để các nước đang phát triển tiếp cận bền vững hơn với các hoạt động đầu tư và hội nhập hiệu quả. Xác lập được một hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ hiệu quả và việc tuân thủ hệ thống quản lý bảo hộ sở hữu trí tuệ một cách nghiêm túc sẽ là một điều kiện tiên quyết. Hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ hiệu quả xóa bỏ được nguy cơ tụt hậu. Đa phần các nước nghèo vẫn coi đây là giải pháp để hiện đại hóa công nghệ của mình và qua đó phát triển nền kinh tế của mình và xem sở hữu trí tuệ là cái đích cuối cùng trên con đường phát triển kinh tế của một nước độc lập.

Bài và ảnh: Hoài Trang- Huy Hoàng

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

Liên kết hữu ích

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam