Thái Bình chỉ đạo tổ chức sản xuất lúa gạo theo hướng giảm phát thải khí nhà kính, nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn

Thời sự, Xã hội | 14:18:00 05/04/2024

TNV - Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình vừa ra văn bản chỉ đạo tổ chức sản xuất lúa gạo theo hướng giảm phát thải khí nhà kính, nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn, nhằm khắc phục những thách thức đang đặt ra và phát huy lợi thế, hướng đến phát triển ngành lúa, gạo bền vững, hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người trồng lúa trong tình hình mới.

Xây dựng các mô hình sản xuất lúa, gạo gắn với bảo vệ môi trường

Theo đó, đứng trước các khó khăn, thử thách do tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh ngày càng phức tạp và khó lường ảnh hưởng đến diện tích, năng suất và chất lượng lúa, gạo; vật tư đầu vào và chi phí nhân công cao đẩy giá lúa, gạo ở mức khó cạnh tranh so với nhiều ngành nghề khác; tỷ lệ cơ giới hóa khâu sấy sản phẩm còn thấp, thất thoát sau thu hoạch cao; giá lúa, gạo tuy có tăng song không ổn định.

Để phát huy lợi thế, hướng đến phát triển ngành lúa, gạo bền vững, hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người trồng lúa,cũngnhưthực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, sản xuất lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới; ngày 01/4/2024 vừa qua, UBND tỉnhThái Bình đã ban hành công văn số 1157/UBND – NNTNMT do Phó Chủ tịch Lại Văn Hoàn ký.

Tại công văn, UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện, thành phố tổ chức sản xuất lúa, gạo theo hướng giảm phát thải khí nhà kính, nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn; phù hợp với nhu cầu thị trường; đáp ứng yêu cầu về an ninh lương thực, tiêu thụ trong nước và phục vụ xuất khẩu. Đồng thời, chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn và cơ quan chuyên môn thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chung, quy hoạch xây dựng vùng sản xuất để phù hợp vớiphê duyệt quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó coi sản xuất lúa, gạo là lĩnh vực quan trọng của địa phương cần được đầu tư và quan tâm một cách thiết thực; quản lý và sử dụng có hiệu quả cao quỹ đất sản xuất lúa của địa phương đảm bảo không để lãng phí nguồn lực đất đai.

Niềm vui được mùa của bà con nông dân Thái Bình (Ảnh: BTB)

Bên cạnh việc tiếp tục hướng dẫn các tổ chức và cá nhân sản xuất lúa, gạo theo mô hình tích tụ ruộng đất, sản xuất quy mô lớn và liên kết tiêu thụ sản phẩm đáp ứng các tiêu chí và yêu cầu của Nghị quyết 08/2023/NQ-HĐND ngày 12/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai để phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn đến năm 2028. UBND tỉnhThái Bình cũng yêu cầu UBND cáchuyện, thànhphố bố trí kinh phí và nguồn lực phù hợp xây dựng các mô hình sản xuất lúa, gạo theo hướng giảm phát thải khí nhà kính, nông nghiệp sinh thái đa tầng, đa giá trị gắn với bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tham mưu các giải pháp, kế hoạch của UBND tỉnh về tổ chức sản xuất nông nghiệp, trong đó chú trọng đến phát triển ngành hàng lúa, gạo đảm bảo phù hợp với tình hình mới và quy hoạch của tỉnh; tổ chức sản xuất tập trung theo hướng giảm phát thải khí nhà kính, nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn.

Trong đó, chú trọng xây dựng bộ tài liệu về kỹ thuật sản xuất lúa, gạo theo các quy trình canh tác tiên tiến (ICM, IPM, SRP, SRI, 1P5G...), quy trình thực hành sàn xuất nông nghiệp tốt VietGAP và tương đương, canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, nông nghiệp hữu cơ.Và triển khai thí điểm các mô hình sản xuất lúa theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, SRP, sinh thái đa tầng và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số vào sản xuất lúa cho vùng lúa cấy giống đặc sản, lúa chất lượng cao, lúa xuất khẩu, để tăng giá trị sản xuất lúa, gạo.

Hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo

Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh giao nhiệm vụ tham mưu cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư công để thực hiện các nhiệm vụ, dự án đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư công, góp phần đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo.Tham mưu các giải pháp tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới tại tỉnh.Phối hợpvới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân trên địa bàn tỉnh đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo.

Cùng đó, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,.. tham mưu báo cáo UBND tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp thực hiện các cơ chế, chính sách được cấp có thẩm quyền ban hành để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo trên địa bàn tỉnh. Sở Công thương: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp liên quan xây dựng chính sách hỗ trợ, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại đối với các doanh nghiệp chế biến; các thương hiệu cho lúa, gạo của địa phương, doanh nghiệp. Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch để hỗ trợ quảng bá, xúc tiến xuất khẩu, phát triển thị trường lúa, gạo.

Những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay ở tỉnh Thái Bình (Ảnh: Internet)

Về phía các đơn vị doanh nghiệp, hợp tác xã, người sản xuất lúa, UBND tỉnh kêu gọi tích cực tham gia liên danh, liên kết sản xuất, mở rộng thị trường, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm lúa gạo, cân đối lợi nhuận các khâu sản xuất, đảm bảo quyền lợi cho nông dân, trong liên kết tạo các liên kết bền vững; sử dụng và phát triển các nhãn hiệu tập thể về lúa gạo, xây dựng thương hiệu sản phẩm lúa, gạo của doanh nghiệp; đầu tư xây dựng các cơ sở sấy, bảo quản, chế biến sâu các sản phẩm từ lúa, gạo; đầu tư khu công nghệ cao sản xuất, bán các sản phẩm lúa, gạo cao cấp có mã vùng trồng.

Được biết, Thái Bình là tỉnh có diện tích gieo cấy lúa lớn thứ hai khu vực đồng bằng sông Hồng với diện tích khoảng 145 - 150 nghìn ha/năm, luôn đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật, năng suất lúa nhiều năm trở lại đây đều đạt trên 130 tạ/ha/năm, sản lượng hàng năm ước đạt khoảng 1 triệu tấn góp phần đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Đặc biệt, thời gian qua tỉnh Thái Bình đã thực hiện tốt việc dồn điền đổi thửa, do vậy việc tập trung đất đai tổ chức sản xuất lúa, gạo quy mô lớn theo chuỗi giá trị đã được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm thực hiện, góp phần làm gia tăng giá trị trong sản xuất lúa, gạo của địa phương. 

 Phạm Quỳnh

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam