Xây dựng chính quyền điện tử và phát triển chính quyền số trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Thời sự, Chính trị, Lý luận trẻ | 12:22:00 11/10/2023

TNV - Ngày 15/6/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi là Chiến lược), đây là một Chiến lược đã nêu rất cụ thể và chi tiết và mang tính định hướng về việc xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số của từng địa phương.

Trong đó, quan điểm của Chiến lược là mang toàn bộ hoạt động của Chính quyềnlên môi trường số một cách an toàn, mô hình hoạt động được thiết kế lại và vận hành trên dữ liệu và công nghệ số, để cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn, giải quyết hiệu quả những vấn đề trong phát triển và quản lý kinh tế - xã hội.

Việc xây dựng Chính quyền điện tử, phát triển Chính quyền số sẽ thay đổi cách thức phục vụ người dân, doanh nghiệp làm giảm chi phí, tăng năng suất của doanh nghiệp, tạo thuận lợi, mang lại sự hài lòng của người dân, để người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động của cơ quan nhà nước để cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận xã hội. Bên cạnh đó, xây dựng Chính quyền điện tử, phát triển Chính quyền số sẽ thay đổi môi trường làm việc và là công cụ để cán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Ngày nay, để xây dựng Chính quyền điện tử, phát triển Chính quyền số bằng cách ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong công cuộc Chuyển đổi sốđã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Khoa học và công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0) đã và đang tạo ra những thay đổi vượt bậc, ảnh hưởng sâu sắc tới mọi khía cạnh của xã hội. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng Chính quyền điện tử,phát triển Chính quyền số là một xu hướng tất yếu, giúp nâng cao hiệu quả quản lý, phát triển đô thị bền vững, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

1. Định hướng chung của Quốc gia và tỉnh trong xây dựng Chính quyền điện tử, phát triển Chính quyền số

Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 483/QĐ-BTTTT ngày 29/03/2023 Ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đếnnăm 2030 theo Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 và Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó đã nêu ra các chỉ tiêu chiến lược theo năm, từ đó phân công rõ trách nhiệm, thời gian hoàn thành của từng cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện Quyết định số 942/QĐ-TTg.

Để cụ thể hóa các nhiệm vụ yêu cầu như trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 2167/QĐ-UBND ngày 13/9/2021 Ban hành Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 – 2025 và mới đây Ban Thường vụ Tỉnh ủy có Nghị quyết số 05/NQ-TU về chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Hai văn bản này đã nêu được quan điểm việc xây dựng chính quyền điện tử, phát triển Chính quyền số để thúc đẩy chuyển đổi số phải xác định được các nhiệm vụ trọng tâm cho từng ngành, lĩnh vực đẩy nhanh công cuộc chuyển đổi số.

Như vậy để xây dựng chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số cần đến việc ứng dụng các công nghệ số thông minh vào các lĩnh vực của xã hội như giáo dục, y tế, giao thông, an ninh, quản lý đô thị và nhiều lĩnh vực khác. Ngoài ra, cần xây dựng cách thức phục vụ người dân, doanh nghiệp tiếp cận những nền tảng số tiên tiến, sẵn có nhằm giải quyết công việc, giảm chi phí đi lại, tăng năng suất của doanh nghiệp, tạo thuận lợi mang lại sự hài lòng của người dân, để người dân tham gia vào quá trình hoạt động của cơ quan nhà nước cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận từ xã hội. Từ đó, góp phần cải cách nền hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ từ chính quyền, mang đến sự thuận thiện trong việc tiếp cận nền thủ tục hành chính của chính quyền địa phương.

Từ những quan điểm, nguyên tắc cơ bản và phân tích như trên, trong nhiều năm qua chính quyền Bình Dương đã đang tập trung hoàn thiện xây dựng, phát triển và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào mọi mặt đời sống xã hội, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tintrong hoạt động của cơ quan nhà nước, của các cấp chính quyền, đây là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của của chính quyền Bình Dương nhằm xây dựng chính quyền điện tử, phát triểnchính quyền số của tỉnh và đã được thể hiện rõ néttheotaiQuyết định số 2211/QĐ-UBND ngày 23/9/2021 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương, phiên bản 2.0tạo tiền đề quan trọng để xây dựng chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số, trong đó lấy thành phố Thủ Dầu Một là thủ phủ để đặt nền móng cho việc hình thành, phát triển chỉnh quyền số.

2. Thực trạng về xây dựng xã hội số, Chính quyền số trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một

Nhận thức được rõ tầm quan trọng trong công tác xây dựng chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số. Thời gian quan, chính quyền thành phố Thủ Dầu Một đã xây dựng, phát triển và hoàn thiện các hệ thống dùng chung, các hệ thống thông tin chuyên ngành và hạ tầng công nghệ thông tin đã từng bước được thực hiện, hoàn thiện và ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhằm tăng tốc độ xử lý công việc, giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Để xây dựng Chính quyền điện tử, phát triển Chính quyền số thành phố Thủ Dầu Một hướng đến chuyển đổi số toàn diện theo hướng bền vững, văn minh và hiện đại cơ bản cần phải thực hiện những nội dung như sau:

- Cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế, công khai, minh bạch, phục vụ mọi lúc, mọi nơi không giới hạn về địa lý, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau nhằm giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp.

- Hoàn thiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, hành chính môi trường làm việc điện tử liên thông từ thành phố xuống đến cấp xã, phát triển các dữ liệu số phục vụ cho Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

- Nhanh chóng đẩy nhanh triển khai thực hiện xác thực định danh điển tử công dân qua hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong thực hiện giải quyết thủ tục hành chính ở thành phố và các phường; xác thực định danh điện tử với cơ sở kinh doanh thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký kinh doanh.

- Hoàn thiện cơ bản việc triển khai, kết nối, khai thác, sử dụng các nền tảng số quốc gia về chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Xác thực các nền tảng số của địa phương và xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để phát triển và thúc đẩy sử dụng các nền tảng số của địa phương.

Ngoài ra, trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố Thủ Dầu Một thành một thành một đô thị thông minh theo hướng chuyển đổi số hoàn toàn thì chính quyền thành phố Thủ Dầu Một phải luôn tuân thủ khung Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương, phiên bản 2.0 được ban hành tại Quyết định số 2211/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 23/9/2021, cụ thể như sau: 

 Sơ đồ tổng thể Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương

Theo đó, sơ đồ Kiến trúc tổng thể được xây dựng để thiết lập cơ sở, định hướng cho quá trình xây dựng chính chính quyền điện tử, phát triển nền kinh tế số, xã hội số. Kiến trúc này cũng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Thành phần cơ bản của Kiến trúc gồm có các hệ thống tương tác như: người sử dụng; kênh giao tiếp dữ liệu và ứng dụng; hạ tầng kỹ thuật - công nghệ; an toàn thông tin; chỉ đạo, chính sách; các hệ thống ngoài.

3. Những yếu tố tác động đến việc xây dựng Chính quyền điện tử, phát triển Chính quyền số thành phố Thủ Dầu Một

Để tiến hành thành công trong việc xây dựngChính quyền điện tử, phát triểnChính quyền sốđó là việc kết nối liên thông dữ liệu thông suốt từ bộ, ngành đến địa phương. Tăng cường kết nối, chia sẽ dữ liệu, sử dụng lại các thông tin mà các bộ, ngành đã có sẵn cho các địa phương và ngược lại. Từ đó, tạo thuận lợi cho việc đẩy nhanh giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp ở mọi thời gian, mọi nơi và trên môi trường số. Để sẵn sàng cho việc xây dựng Chính quyền điện tử, phát triển Chính quyền số về cơ bản có 4 yếu tố, đó là: (i) yếu tố công nghệ; (ii) yếu tố con người (người dùng là người dân/doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức sử dụng); (iii) yếu tố chính sách, thể chế; (iv) yếu tố định hướng xây dựng đô thị thông minh.

i) Yếu tố công nghệ: Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển chính quyền điện tử và chính quyền số bằng cách cung cấp các công cụ và hệ thống giúp tối ưu hóa quy trình làm việc, cung cấp dịch vụ hiệu quả hơn, và tăng cường tính minh bạch và an toàn trong hoạt động chính quyền.

ii) Yếu tố con người: Nguồn nhân lực vẫn luôn là khâu quan trọng, là yếu tố cốt lõi để quản lý, vận hành và khai thác dữ liệu được chia sẻ từ môi trường số, hạ tầng số. Cần phải có giải pháp cụ thể cho việc hình thành cộng đồng cư dân thông minh, có kiến thức và kỹ năng số, có thể dễ dàng truy cập và sử dụng tiện ích của hệ thống. Củng cố lòng tin vào hệ thống và niềm tin của cộng đồng vào độ tin cậy của dịch vụ chia sẻ.

(iii) Yếu tố chính sách, thể chế: Chính sách và thể chế là cơ sở phát lý đầy đủ, toàn diện và đóng vai trò then chốt trong việc định hình và thúc đẩy sự phát triển của chính quyền điện tử và chính quyền số. Cần phải ban hành, xem xét và điều chỉnh các chính sách, thể chế để đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của hệ thống chính quyền số.

(iv) Yếu tố định hướng xây dựng đô thị thông minh: Xây dựng chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số phải luôn gắn liền xây dựng và phát triển đô thị thông minh tại địa phương. Đây là một hướng đi đúng đắn cho các đô thị như Thủ Dầu Một nhằm tạo động lực quan trọng để đẩy mạng công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo.

4. Giải pháp và kết luận

Xây dựng Chính quyền điện tử, phát triển Chính quyền số cần phải tập trung các giải pháp như sau:

(i)Ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, phù hợp với quy trình, nghiệp vụ của cơ quan, tổ chức để triển khai đồng bộ các nhiệm vụ về chuyển đổi số, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tinphải đảm bảo tuân thủ kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương và tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam. Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, ứng dụng dùng chung, dùng riêng phục vụ xây dựng chính quyền điện tử tạo nền tảng phát triển chính quyền số. Bổ sung, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; xây dựng và hoàn thiện các Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành góp phần xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, chính quyền số, chuyển đổi số trên địa bàn Thủ Dầu Một.

(ii) Từng bước đào tào, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức làm quen với kỹ năng làm việc trên môi trường số. Tập trung xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho các bộ, công chức, viên chức về chuyển đổi số, Chính quyền số, biết cách khai thác sử dụng các hệ thống thông tin, các dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Có các chương trình tập huấn đại trà online cho người dân hiểu và nắm bắt được về chuyển đổi số, chính quyền số, từ đó người dân dễ dàng tương tác trên môi trường số. Ngoài ra, cần đẩy mạnh vai trò của người đứng đầu trong cơ quan, tổ chức về chuyển đổi số, xây dựng và phát triển chính quyền số.

(iii) Từng bước hoàn thiện chính sách, thể chế: Tiếp tục ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành để triển khai thực hiện xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, đảm bảo thống nhất các tiêu chuẩn kỹ thuật và bảo an toàn thông tin dữ liệu, điều hành công việc, trao đổi văn bản điện tử trên môi trường số của các cơ quan, đơn vị, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cán bộ, công chức, viên chức trong từng cơ quan, đơn vị. Ngoài ra, cần xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy người dân và doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến.

(iv) Phát triển các tiện ích, dịch vụ công cộng cho dân cư nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng đô thị thông minh với hạ tầng hiệu quả, phát triển bền vững và môi trường sống thân thiện đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống, hiệu quả hoạt động của dịch vụ đô thị; đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông minh trong quy hoạch và quản lý phát triển đô thị; tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về đô thị thông minh.

Kết luận, xây dựng chính quyền điện tử, phát triển Chính quyền số đang tạo ra những cơ hội mới và thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng, của địa phương và của quốc gia trong sự hình thành, phát triển đô thị thông minh trong tương lai. Sự tiến bộ trong công nghệ thông tin và viễn thông đang định hình cách chúng ta sống và làm việc. Tuy nhiên, để đạt được tiềm năng to lớn của xã hội số và Chính phủ quyền số mang lại, chúng ta cần đối mặt và vượt qua những thách thức hiện tại. Sự đồng lòng và hợp tác giữa các chính quyền, các tổ chức chính trị xã và người dân là chìa khóa để xây dựng một tương lai kết nối, hiện đại và bền vững.

Xây dựng chính quyền điện tử, phát triển Chính quền số để chuyển đổi số hoàn toàn là một chủ trương lớn cần được đẩy mạnh triển khai trong thời gian tới. Để hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra cần có sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị tạo ra một phương thức điều hành mới, một cách làm mới nhằm góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin nhằm phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; tận dụng tối đa lợi ích của công nghệ số mang lại, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững của một đô thị thông minh trong tương lai.

Phạm Thị Quý

Trường Chính trị tỉnh Bình Dương

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

Liên kết hữu ích

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam