Phát huy hiệu quả ba trụ cột “Thiên nhiên - Con người - Văn hóa” để phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân

Thời sự, Xã hội | 08:54:00 04/02/2024

TNV - Phát huy hiệu quả ba trụ cột “Thiên nhiên - Con người - Văn hóa” để phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân, là nội dung quan trọng được Huyện ủy Bình Liêu (Quảng Ninh) xác định trong mục tiêu tổng quát của năm 2024, nhằm thực hiện chủ đề công tác năm 2024 của tỉnh Quảng Ninh “Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh”.

Lễ hội đình Lục Nà của đồng bào dân tộc Tày xã Lục Hồn vào tháng Giêng hàng năm thu hút đông đảo du khách.

Thực hiện nghiêm bộ quy tắc ứng xử và chuẩn mực đạo đức công vụ Theo đó, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đầu tiên được Huyện ủy Bình Liêu xác định là đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

Trong đó, tập trung xây dựng Đảng về đạo đức; chú trọng xây dựng văn hóa trong cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp; xây dựng và thực hiện nghiêm bộ quy tắc ứng xử và chuẩn mực đạo đức công vụ phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định về những điều đảng viên không được làm, về trách nhiệm nêu gương, làm gương trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.

Đổi mới phong cách, phương pháp công tác, lề lối làm việc bảo đảm khoa học, dân chủ, sâu sát, cụ thể, nói đi đôi với làm, theo việc đến cùng, dứt điểm, đo đếm được kết quả, hiệu quả theo phương châm “5 thật”, “6 dám”.

Chủ động chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận và nhân sự nhiệm kỳ 2025 - 2030 (2026 - 2031) bảo đảm có sự kế thừa, ổn định, đổi mới, phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý. Chú trọng phát hiện, lựa chọn, trọng dụng nhân tài, cán bộ có năng lực nổi trội, cán bộ trẻ để đào tạo. 

Cán bộ công chức là đoàn viên thanh niên trong huyện tổ chức nhiều chuyến công tác xuống các địa bàn dân cư hỗ trợ người dân các thủ tục hành chính.

Tăng cường kiểm soát chặt chẽ quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; kiên quyết không để lọt người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có biểu hiện tiêu cực vào đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp. Nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ theo hướng xuyên suốt, liên tục, đa chiều, có tiêu chí gắn với sản phẩm cụ thể. Kịp thời miễn nhiệm, cho từ chức, thay thế cán bộ năng lực hạn chế, uy tín thấp, mắc sai phạm không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.

Tập trung kiểm tra, giám sát cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt ở những lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ phát sinh sai phạm, tham nhũng, tiêu cực, nhất là trong xây dựng và thực hiện quy chế làm việc, các lĩnh vực quy hoạch, xây dựng, quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, đầu tư công, tài chính, tài sản công, đấu giá, đấu thầu, tổ chức, cán bộ,...

Phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, các sản phẩm thế mạnh gắn với phát triển du lịch.

Nhiệm vụ, giải pháp tiếp theo là huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để thúc đẩy và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.

Theo đó, huyện dồn sức đẩy mạnh phát triển dịch vụ, phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ đạt 16% bằng việc tiếp tục phát triển Khu kinh tế Cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn; đẩy nhanh tiến độ công bố cửa khẩu Hoành Mô - Động Trung là cửa khẩu song phương. Tăng cường các hoạt động trao đổi, hội đàm với phía Trung Quốc để kịp thời tháo gỡ những khó khăn; phấn đấu tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 10%.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào hoạt động dự án Khu du lịch Thác Khe Vằn, tiếp tục thu hút các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện. Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với lễ hội Đình Lục Nà, hội Soóng Cọ, hội Kiêng Gió, hội Mùa Vàng, Hội Hoa Sở. Tập trung triển khai Đề án làng văn hóa người Tày, khẩn trương hoàn thành, triển khai Đề án làng văn hóa người Sán Chỉ, làng văn hóa người Dao để đưa vào vận hành, thử nghiệm các sản phẩm du lịch phục vụ du khách.

Hàng hóa, du khách về cửa khẩu Hoành Mô – động lực phát triển kinh tế của huyện Bình Liêu

Quản lý và khai thác hiệu quả di tích danh thắng cấp Tỉnh ruộng bậc thang xã Lục Hồn, phát huy các điểm núi Cao Ly, núi Cao Xiêm, núi Cao Ba Lanh, thác Khe Vằn, thác Sông Moóc, hệ thống đường biên, cột mốc biên giới,… để phát triển du lịch; nghiên cứu, xúc tiến các hoạt động phát triển du lịch xuyên biên giới sau khi công bố cửa khẩu Hoành Mô-Đồng Trung là cửa khẩu song phương. 

Đồng thời, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ phục vụ du lịch. Khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại thân thiện với môi trường, quản lý chặt chẽ việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi. Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ rừng phòng hộ, rừng tự nhiên trên địa bàn. Phát triển, mở rộng nuôi cá nước chảy, cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi, cá lăng...), xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp đặc trưng riêng có của huyện. 

Mặt khác, quan tâm phát triển ngành công nghiệp và xây dựng, phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt trên 15%.  Cụ thể, quan tâm phát triển các sản phẩm có thế mạnh của địa phương gắn với phát triển thương hiệu và chất lượng sản phẩm: Miến dong Bình Liêu, Dầu sở Bình Liêu, Mật ong Bình Liêu, tinh dầu Hồi, Quế, Sở Bình Liêu,... Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển các cụm công nghiệp theo quy hoạch. Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội gắn với đảm bảo vững chắc quốc phòng an ninh. 

Đặc sản miến dong Bình Liêu

Đối với nhiệm vụ và giải pháp về thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, huyện Bình Liêu phấn đấu đến hết năm 2024 cơ bản hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Theo đó, tập trung quyết liệt để thực hiện các chỉ tiêu chưa hoàn thành về nâng cao thu nhập cho người dân (đến năm 2025 đạt 100 triệu đồng/người); tỷ lệ lao động qua đào tạo (đạt 87%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 51%); giải quyết dứt điểm vấn đề đất ở, đất sản xuất (còn khoảng 80 hộ dân hoặc thiếu đất ở, hoặc thiếu đất sản xuất). Tiếp tục đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, liên thông, tổng thể; quan tâm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển du lịch và các hoạt động thương mại biên giới.

Phấn đấu năm 2024 xã Đồng Tâm đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; các xã Đồng Văn, Lục Hồn, Vô Ngại cơ bản đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có trên 83% số thôn đạt chuẩn nông thôn mới; có thêm 02 tổ chức, 04 sản phẩm mới của địa phương tham gia Chương trình OCOP.

Cùng đó là triển khai giải pháp cụ thể, mang tính đột phá nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo, nhất là giảm tỷ lệ hộ cận nghèo một cách bền vững; nâng cao thu nhập cho người dân, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, không để ai bị bỏ lại phía sau. Phấn đấu năm 2024 trên địa bàn huyện không còn hộ nghèo, giảm 50% hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh (giảm 69 hộ nghèo, tương đương với 0,9% và 585 hộ hộ cận nghèo, tương đương với 7,58%).

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Một nhiệm vụ, giải pháp xuyên suốt là tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược.

Trong đó, ưu tiên nguồn lực đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình, dự án trọng điểm, động lực trên địa bàn huyện (Đường Húc Động – Đồng Văn – Cao Ba Lanh; Hệ thống các đường tràn vượt lũ; Trường Tiểu học xã Lục Hồn;...); chủ động triển khai các công trình, dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024, khẩn trương hoàn thành dứt điểm các công trình, dự án đã chậm tiến độ cần hoàn thành trong năm 2023.

Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục. Tiếp tục triển khai, nhân rộng mô hình lớp chất lượng cao ở những nơi có đủ điều kiện. Đổi mới, tạo chuyển biến về số lượng, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp.

Nâng cao chất lượng, tinh thần trách nhiệm đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư, thu hút các doanh nghiệp triển khai các dự án đầu tư phát triển trên địa bàn, nhất là trong lĩnh vực phát triển du lịch, phát triển các hoạt động thương mại biên giới, phát triển nông nghiệp công nghệ cao; tập trung hỗ trợ, tháo gỡ tối đa các khó khăn, vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

 Bộ đội Biên phòng cửa khẩu Hoành Mô tham gia xóa nhà tạm giúp hộ nghèo xã Đồng Văn.

Đặc biệt, Bình Liêu cũng chú ý kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, con người, xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

Theo đó, bên cạnh với quan tâm bảo tồn, phát huy, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện để nâng cao đời sống tinh thần của người dân; đưa những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số Tày, Dao, Sán Chỉ thực sự trở thành nguồn lực nội sinh để phát triển du lịch, xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mang đặc trưng, bản sắc riêng của Bình Liêu, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế-xã hội trên địa bàn.

Năm 2024, huyện chú ý thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, nhất là các chế độ, chính sách dành cho người có công, đồng bào vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới. Đẩy mạnh giới thiệu việc làm, tạo việc làm mới cho 600 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 87% (trong đó, có bằng cấp, chứng chỉ đạt 51%).
Gắn với cải thiện điều kiện nhà ở cho người nghèo, người có thu nhập thấp, người bị thu hồi đất, người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu. Giải quyết dứt điểm nhu cầu cấp thiết về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; sắp xếp ổn định, định canh, định cư trong vùng đồng bào dân tộc. Xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát mới phát sinh cho các đối tượng là người nghèo, cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội. 

Bảo đảm nhu cầu thiết yếu về nước sạch sinh hoạt theo quy chuẩn đối với mọi người dân, nhất là người dân ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, đảm bảo an ninh nguồn nước.

Hát Sóong Cọ - nét đẹp văn hóa tinh thần của đân tộc Sán Chỉ, huyện Bình Liêu.

Phạm Quỳnh

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam