Nghiên cứu sáng tạo và khởi nghiệp là giá trị cốt lõi của một nền kinh tế tri thức và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển phồn vinh của đất nước. Nhận thức được điều này, ngày 30/10/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1665/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025", đồng thời giao Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai chương trình hành động từ năm 2017 đến năm 2025.

Hình 1. Thành viên Dự án Nutibitesgồm Nguyễn Lê Thảo Linh, Lê Thị Diễm Quỳnh, Trát Bạch Bảo Thanh, Nguyễn Ngọc Bảo Trâmthuộc khoa CNHH&TP, trường ĐHSPKT TPHCM do cô ThS.GVC Nguyễn Đặng Mỹ Duyên hướng dẫnđạt giải Ba
Cuộc thi với chủ đề "SV-Startup" do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hằng năm là một chương trình hành động quan trọng của quốc gia, mang ý nghĩa sâu sắc trong việc bồi dưỡng cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết. Từ đó, sinh viên có thể tích lũy kinh nghiệm, tài chính và xây dựng mạng lưới quan hệ vững chắc – những nền tảng thiết yếu để khởi nghiệp thành công trong tương lai.Với tinh thần đó, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh cùng đội ngũ giảng viên luôn đặt trọn tâm huyết vào công tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, hướng tới mục tiêu:"Đào tạo để sau này trở thành những chuyên gia, những doanh nhân, những nhà khoa học giỏi. Đào tạo để làm chủ, chứ không phải làm thuê suốt đời."Đây chính là cách nhà trường góp phần vào sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh. Có một câu nói của thầy PGS.TS. Nguyễn Tấn Dũng – Trưởng khoa Công nghệ hóa học và Thực phẩm như ngọn lửa đánh thức khát vọng khởi nghiệp của sinh viên trong thời đại kỷ nguyên số "Ngay trong nhà trường không chịu bước đi, thì làm sao mong có ngày sau trưởng thành lớn mạnh"
2. Những thành tựu đạt được
- Giải nhất cuộc thi khởi nghiệp quốc gia SV-STARTUP 2020
Vượt qua hơn 600 dự án, nhóm sinh viên Khoa Công nghệ hóa học và Thực phẩm - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đã giành giải Nhất cuộc thi khởi nghiệp quốc gia SV-STARTUP 2020 với Dự án "Phế phẩm nông nghiệp - tài nguyên cho giấy bao bì" (làm giấy từ thân cây chuối) tại Trường Đại học Thủy Lợi – Hà Nội. Dự án này được thực hiện bởi nhóm sinh viên năm cuối ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, bao gồm Trịnh Ngọc Vân Anh, Lê Thị Bích Phượng, Lê Thụy Tường Vân và Trần Út Thương, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Hoàng Thị Tuyết Nhung. Nhóm đã vượt qua nhiều thử thách để đạt được thành công cuối cùng.

Nhóm sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM nhận giải Nhất trong lễ trao giải tối 22/12/2020 tại Trường Đại học Thủy Lợi – Hà Nội.
Dự án không chỉ hướng đến mục tiêu giảm áp lực cho ngành sản xuất giấy bao bì thông qua việc sử dụng giấy từ phế phẩm nông nghiệp – góp phần hạn chế khai thác gỗ rừng làm nguyên liệu bột giấy – mà còn mang lại lợi ích kinh tế thiết thực. Việc tận dụng phụ phẩm từ cây chuối không chỉ gia tăng giá trị nông sản mà còn tạo thêm nguồn thu nhập cho người nông dân, đặc biệt là những hộ trồng chuối
- Giải Ba cuộc thi khởi nghiệp quốc gia SV-STARTUP 2023
Năm 2023, chuẩn bị cho hành trình hiện thực hóa khát vọng khởi nghiệp, nhóm sinh viên năm cuối ngành Công nghệ Thực phẩm thuộc Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, gồm các bạn Lê Nữ Thùy Trâm, Cao Hoàng Thi, Hồ Ngọc Minh Thư và Nguyễn Trần Minh Tiến, dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Đặng Mỹ Duyên, đã tham gia cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia SV-STARTUP 2023 tổ chức tại Đại học Huế với dự án: sản xuất sản phẩm mới "Nui gạo mầm chuối xanh" – hướng đến mục tiêu nâng tầm giá trị sản phẩm "Nui Việt".
Dự án không chỉ chú trọng đến đổi mới công nghệ, mà còn hướng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là người mắc bệnh tiểu đường. "Nui gạo mầm chuối xanh" được thiết kế như một sản phẩm thân thiện, an toàn và bổ dưỡng, có khả năng làm chậm quá trình phân giải tinh bột thành glucose – nhờ ức chế hoạt động của enzyme amylase trong hệ tiêu hóa. Nhờ đó, sản phẩm giúp ổn định lượng đường huyết sau ăn, kể cả trong trường hợp tuyến tụy không sản xuất đủ insulin. Đây là đặc điểm nổi bật khiến sản phẩm được kỳ vọng trở thành một lựa chọn thực phẩm chức năng thiết thực cho người bệnh tiểu đường.

Nhóm sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM nhận giải Bacuộc thì SV-Startup toàn quốc năm 2023 trong lễ trao giảivào ngày 26.3.2023 tại Đại học Huế
Vượt qua hơn 800 dự án trên toàn quốc để góp mặt trong vòng chung kết, dự án "Nui gạo mầm chuối xanh" đã xuất sắc giành giải Ba chung cuộc tại cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia SV-STARTUP 2023. Dù có chút tiếc nuối khi chưa chạm tới ngôi vị cao nhất, cuộc thi đã khép lại nhưng khát vọng khởi nghiệp vẫn vẹn nguyên trong trái tim mỗi thành viên của nhóm – như một ngọn lửa âm ỉ tiếp tục được nuôi dưỡng và lan tỏa.
- Giải Bacuộc thi khởi nghiệp quốc gia SV-STARTUP 2025
Tiếp nối những thành công trước đó với giải Nhất năm 2020 và giải Ba năm 2023, năm 2025 nhóm Nutibites – gồm các sinh viên Nguyễn Lê Thảo Linh, Lê Thị Diễm Quỳnh, Trát Bạch Bảo Thanh và Nguyễn Ngọc Bảo Trâm, dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Đặng Mỹ Duyên (Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) – tiếp tục khẳng định tinh thần đổi mới sáng tạo với dự án "Bánh Hạt Mít Tỏi Đen". Sau khi vượt qua nhiều vòng thi tuyển chọn đầy thử thách, dự án đã chính thức lọt vào vòng chung kết cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia SV-STARTUP 2025 được tổ chức tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.

Nhóm sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM nhận giải Bacuộc thì SV-Startup toàn quốc năm 2025trong lễ trao giải tại Trường ĐHSPKT TPHCM
Với tinh thần sáng tạo, nhiệt huyết và khát vọng khởi nghiệp, tập thể thành viên nhóm Nutibitestích cực hoàn thiện dự án Bánh Hạt Mít Tỏi Đensẵn sàng bước vào vòng chung kết cuộc thi SV-Startup 2025. Từ việc tối ưu chất lượng sản phẩm, thiết kế bao bì ấn tượng đến xây dựng chiến lược kinh doanh khả thi, đội ngũ Nutibites đã thể hiện tinh thần làm việc nhóm hiệu quả và sáng tạo không ngừng. Đặc biệt, các thành viên đã đầu tư nghiêm túc vào việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình, phản biện và trình diễn sản phẩm để truyền tải trọn vẹn giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa nhân văn của sản phẩm: Bánh hạt mít tỏi đen – giàu tinh bột kháng, nhiều chất xơ hòa tan, chỉ số đường huyết thấp, đặc biệt phù hợp cho người bệnh tiểu đường.
Tinh thần đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, bản lĩnh tuổi trẻ cùng sự chuẩn bị bài bản là hành trang vững chắc giúp dự án của nhóm Nutibites đã đạt giải Ba tại cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia SV-STARTUP 2025.
3. Lời kết
Khát vọng khởi nghiệp là Hành trình dựng xây tương lai đất nước. Như Thầy PGS.TS Nguyễn Tấn Dũng – Trưởng khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã nói với các thế hệ sinh viên của mình:"Khởi nghiệp là con đường ngắn nhất để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc", mỗi ý tưởng sáng tạo, mỗi dự án khởi nghiệp không chỉ là hành trình chinh phục ước mơ cá nhân, mà còn là đóng góp thiết thực cho cộng đồng, cho xã hội.
Các nhóm của các thế hệ sinh viên khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCMmang trong mình không chỉ sản phẩm, mà còn là khát vọng cống hiến, tinh thần đổi mới sáng tạo, dám nghĩ – dám làm – dám thành công. Đó chính là tinh thần mà tuổi trẻ hôm nay đang viết tiếp cho tương lai ngày mai.
PV tổng hợp – Hoài Anh