Sự thật tàn khốc chốn công sở: Cống hiến quá mức chỉ khiến bạn trở thành một ‘công cụ hạng B’, sớm muộn cũng nhận ‘trái đắng’!

Thứ hai, 12/05/2025 - 17:08

Như một xã hội thu nhỏ với đầy rẫy sự phức tạp, chốn công sở cũng tiềm ẩn rất nhiều 'cạm bẫy', hãy tỉnh táo, sáng suốt và tự tin để những công sức bạn bỏ ra thu về giá trị xứng đáng!

Đôi khi, trong chốn công sở, nhân viên được dẫn dắt bởi những lý tưởng cống hiến cao đẹp, bởi những nguyên tắc "tự trưởng thành", "tự lớn mạnh", nhưng khi bình tĩnh xem xét lại, bạn sẽ thấy đó chỉ là những lời hoa mĩ cho việc vắt kiệt bạn tới chút sức lực cuối cùng và những gì bạn bỏ ra chưa chắc đã nhận lại được thù lao xứng đáng. Và đây là 3 điều bạn thường xuyên được nghe về hình tượng một "nhân viên mẫu mực", nhưng liệu chúng có thực sự đúng đắn và có lợi cho bản thân bạn, dưới danh nghĩa "sự trưởng thành" hay không?

Sự thật tàn khốc chốn công sở: Cống hiến quá mức chỉ khiến bạn trở thành một ‘công cụ hạng B’, sớm muộn cũng nhận ‘trái đắng’!- Ảnh 1.

1. Sự kìm nén cảm xúc hay sự tiêu cực thầm lặng

Các nhà lãnh đạo luôn nói: "Chúng ta phải xem xét tình hình chung. Chịu tổn thất là một điều may mắn." Có rất nhiều người chọn cách nuốt nỗi bất bình và giữ sự bất mãn trong lòng vì tuân thủ "tình hình chung" đó. Nhưng những cảm xúc tiêu cực giống như những quả bóng bay, càng tích lũy thì chúng càng phình to và cuối cùng sẽ nổ tung.

Tôi đã chứng kiến những đồng nghiệp trở nên im lặng và thậm chí được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm do bị kìm nén cảm xúc trong thời gian lâu dài. Các nhà lãnh đạo không trả tiền cho sức khỏe tinh thần của bạn, họ chỉ quan tâm đến việc nhiệm vụ có hoàn thành hay không. Khi "sự trưởng thành và biết cách cư xử" đôi khi trở thành sự tiêu cực thầm lặng,  không gì khác hơn là một loại thuốc độc mãn tính sẽ khiến bạn yếu đuối, mệt mỏi hơn mỗi ngày. 

Sự thật tàn khốc chốn công sở: Cống hiến quá mức chỉ khiến bạn trở thành một ‘công cụ hạng B’, sớm muộn cũng nhận ‘trái đắng’!- Ảnh 2.

2. Sự thật đằng sau câu nói "có năng lực nên mới được trọng dụng"

Các nhà lãnh đạo thường giao những nhiệm vụ khó khăn cho cấp dưới "đáng tin cậy", họ gọi đó là "lòng tin". Bạn thức khuya để làm thêm giờ trong khi những người khác uống trà và trò chuyện; bạn nhận lấy lỗi lầm trong khi người khác lại dễ dàng đổ lỗi cho bạn.

Tôi đã từng phụ trách biên soạn tài liệu, nhưng nhiều phòng ban chỉ làm qua loa, còn các lãnh đạo thì làm ngơ. Cuối cùng, tôi phải tự mình xem lại các tập tin và thức trắng đêm để viết lại chúng, nhưng tất cả những gì tôi nhận được chỉ là những lời chỉ trích là "quá kém hiệu quả". 

Bây giờ tôi đã hiểu: Nếu người khác không quan tâm, tại sao tôi phải mang gánh nặng này? Cách duy nhất để thúc đẩy sự thay đổi là trực tiếp nộp các tài liệu sơ sài và để các nhà lãnh đạo đối mặt với vấn đề nhân sự và chỉnh đốn lại bộ máy, thay vì một mình gánh vác hết tất cả. Đó mới là cách làm việc khôn ngoan và bền vững.  

Sự thật tàn khốc chốn công sở: Cống hiến quá mức chỉ khiến bạn trở thành một ‘công cụ hạng B’, sớm muộn cũng nhận ‘trái đắng’!- Ảnh 3.

3. Đừng để sự tâng bốc trở thành xiềng xích

"Khả năng cao" và "tính cách tốt"...đằng sau những lời khen ngợi này có thể là một cái bẫy. Sếp của bạn dùng lời khen để thúc đẩy bạn làm việc chăm chỉ hơn, còn đồng nghiệp dùng sự ràng buộc về mặt đạo đức để khiến bạn phải gánh vác nhiều công việc hơn. 

Một đồng nghiệp cũ của tôi từng phải phụ trách toàn bộ tài liệu cho các cuộc họp về việc cải thiện quy cách làm việc và cô ấy mệt đến mức phải nhập viện, nhưng thậm chí những nỗ lực đó còn chẳng được ghi nhận. Ngược lại, những đồng nghiệp "gai góc" thỉnh thoảng trốn việc và dám đưa ra yêu cầu lại được lãnh đạo đối xử một cách thận trọng. Sau tấm gương đó, tôi nhận ra rằng không thực sự có công bằng ở nơi làm việc, sự nhún nhường của bạn chỉ là sự yếu đuối và cả tin trong mắt người khác.

Sự thật tàn khốc chốn công sở: Cống hiến quá mức chỉ khiến bạn trở thành một ‘công cụ hạng B’, sớm muộn cũng nhận ‘trái đắng’!- Ảnh 4.

4. Sự trưởng thành thực sự: Sự ích kỷ tỉnh táo và sự tự bảo vệ hợp lý

Những nhân viên kì cựu chốn công sở thường có vẻ ngoài "khó gần". Họ không quan tâm đến những lời đàm tiếu, từ chối những yêu cầu vô lý và thậm chí thỉnh thoảng còn "phá luật". Điều này không có nghĩa là bạn phải trở thành một người như vậy, nhưng chắc chắn bạn cần chủ động đấu tranh cho quyền lợi của mình và biết bảo vệ những lợi ích của mình một cách rõ ràng. 

Nếu các nhà lãnh đạo không thể điều chỉnh được sự phối hợp giữa các phòng ban, hãy để sự thật đó được phởi bày. Nếu đồng nghiệp đang cố trốn tránh trách nhiệm và dồn nó lên vai bạn, vậy hãy chia sẻ trách nhiệm với họ và đừng thỏa hiệp. Nếu sự nhún nhường và thỏa hiệp của bạn không có ích lợi gì cho việc thăng tiến, tốt nhất nên giữ cho mình một nguồn năng lượng tốt. 

Kết luận: Sự "trưởng thành" của bạn không nhất thiết phải là bước đệm cho người khác

Các quy tắc của chốn công sở chưa bao giờ là "người trung thực sẽ thắng". Sự hy sinh mù quáng sẽ không giúp bạn được tôn trọng, và sự cống hiến quá mức chỉ khiến bạn trở thành một công cụ. Sự trưởng thành thực sự là phải tỉnh táo sau khi nhìn nhận thực tế: bảo vệ cảm xúc của mình, cân nhắc được và mất, và tìm được sự cân bằng giữa thỏa hiệp và kiên trì.

Trước những mối quan hệ phức tạp chốn công sở, bạn cần có đủ lòng can đảm để nhìn thấu bản chất vấn đề và trí tuệ để tránh khỏi những cái bẫy tinh vi của sự thao túng. Suy cho cùng, công việc là vì cuộc sống và không nên hy sinh cuộc sống vì công việc; nếu đổi ngược lại mệnh đề này, bạn sẽ sớm hối tiếc. 



Trang Đào