Phòng ngừa rủi ro và giải quyết tranh chấp xây dựng bằng trọng tài

Doanh nhân, Hội nhập | 14:42:00 16/06/2020

TNV - Ngày 16/06 tại Hà Nội, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Ban vận động thành lập Hội Pháp luật xây dựng Việt Nam (SCLVN) cùng tổ chức hội thảo “Phòng ngừa rủi ro và giải quyết tranh chấp xây dựng bằng trọng tài” tại Hà Nội trong khuôn khổ Tuần lễ Trọng tài và Hòa giải thương mại Việt Nam 2020 (gọi tắt là VAW2020).

Hội thảo có sự tham dự của hơn 100 đại biểu đến từ các doanh nghiệp xây dựng, các Luật sư đến từ các công ty/văn phòng luật sư lớn, các trọng tài viên, hòa giải viên cũng như các cơ quan truyền thông. Bên cạnh đó, hội thảo cũng thu hút được hàng trăm lượt theo dõi qua kênh trực tuyến của sự kiện tại https://www.facebook.com/viac.vn/ Hội thảo được sự tài trợ đến từ Công ty luật King&Spafding và LNT&Partners.

Hội thảo được chia thành 3 phiên xoay quanh những nội dung chính như: Phòng ngừa rủi ro tranh chấp xây dựng; Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp xây dựng tại trọng tài quốc tế; và Hậu phán quyết trọng tài.

Phiên đầu tiên, hai diễn giả là ông Nguyễn Bắc Thủy, Trưởng phòng Kinh tế đầu tư và Hợp đồng xây dựng, Cục Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng và ông Trần Kinh Luân, Luật sư thành viên King&Spalding, Trọng tài viên ICC cùng với sự điều phối của ông Nguyễn Nam Trung, Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 3 (EVNPECC3), Trưởng ban vận động SCLVN, Trọng tài viên VIAC.

Tại Hội thảo ông Nguyễn Bắc Thủy đã trình bày những vướng mắc thường gặp trong hợp đồng xây dựng. Theo ông Thủy, thành bại của một hợp đồng xây dựng phụ thuộc vào việc lựa chọn loại hợp đông, hình thức giá hợp đồng, mô hình quản lý hợp đồng cũng như việc chuẩn bị hồ sơ hợp đồng. Ngay sau đó, ông Trần Kinh Luân đã đưa đến cho doanh nghiệp những lí do chính dẫn đến tranh chấp hợp đồng để từ đó chỉ ra cách phòng ngừa rủi ro hợp đồng xây dựng hiệu quả.

Theo ông Phan Trọng Đạt - Phó Tổng Thư ký VIAC cho biết: Trong những năm gần đây, tranh chấp xây dựng đưa đến giải quyết tại VIAC đang ngày càng gia tăng, trung bình mỗi năm chiếm khoảng 10% tranh chấp được giải quyết tại VIAC và cũng là những vụ có trị giá cũng như độ phức tạp cao nhất. Với đội ngũ trọng tài viên là những chuyên gia hàng đầu về xây dựng và pháp luật xây dựng tại Việt Nam, VIAC đã từng giải quyết nhiều vụ tranh chấp lớn với trị giá lên đến hàng trăm triệu đô la Mỹ.

Ông Đặng Xuân Hợp - Giám đốc Hop Dang’s Chamber, Trọng tài viên VIAC, SIAC, HKIAC, KCAB, KLRCA và ông Lê Nết - Luật sư thành viên LNT&Partners, Trọng tài viên VIAC, SIAC cũng đã đưa đến cho các đại biểu tham dự nhiều thông tin hữu ích liên quan đến việc giải quyết tranh chấp xây dựng tại ICC và SIAC – hai trung tâm trọng tài quốc tế được nhiều hợp đồng xây dựng quốc tế tại Việt Nam dẫn chiếu đến.

Phiên thứ ba của hội thảo với nội dung liên quan đến các lưu ý cho doanh nghiệp sau khi phán quyết trọng tài được ban hành được điều phối bởi ông Vũ Ánh Dương, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký VIAC. Các diễn giả bao gồm: bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1 Tổng cục thi hành án dân sự và ông Tưởng Duy Lượng, nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Trọng tài viên VIAC. Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà, phán quyết trọng tài chung thẩm, có hiệu lực kể từ ngày ban hành, được thi hành bởi cơ quan thi hành án dân sự.

Tại phiên thứ ba của Hội thảo, bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1 Tổng cục thi hành án dân sự đưa ra một số khuyến nghị để nâng cao khả năng thi hành của phán quyết trọng tài trong thời gian tới. Ông Tưởng Duy Lượng - nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Trọng tài viên VIAC cho biết: Hiện nay tại Việt Nam thực trạng công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài đang ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần lưu ý những lí do mà phán quyết trọng tài nước ngoài không được công nhận để có thể hạn chế rủi ro trong quá trình này.

PV

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

Liên kết hữu ích

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam