Những sự kiện thế giới đáng chú ý trong tuần qua (24/3- 31/3)

Uncategorized | 09:34:59 04/04/2017

TNV- Khủng bố ở Anh, quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Thụy sỹ nổi sóng, kết quả bầu cử ở Bungari và Đức, Quốc hội Scotland ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý tách khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh, Anh chích thức kích hoạt điều 50 Hiệp ước Lisbon, Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc chiến sự tại Syria,….là những sự kiện quốc tế vô cùng đáng chú ý trong tuần qua.

  1. Khủng bố ở Anh (24/3)

Anh_1 Theo nhiều nguồn tin, đã có ít nhất 4 người thiệt mạng và 50 người bị thương trong vụ khủng bố gần trụ sở quốc hội Anh Westminister

Đây được coi là một trong những sự kiện gây chấn động nhất thế giới nhất tuần qua. Ngoài ra, đây cũng được coi là vụ tấn công đẫm máu nhất ở London kể từ sau vụ 4 phần tử Hồi giáo đánh bom liều chết khiến 52 người thiệt mạng hồi tháng 7/2005.

  1. Căng thẳng quan hệ quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Thụy Sỹ (25/3)

Anh_2 Biểu tình phản đối Tổng thống Erdogan tại Bern

Theo Reuter, ngày 25-3, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu Phó Ðại sứ Thụy Sĩ tại Ankara để bày tỏ sự không hài lòng về cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Erdogan diễn ra cùng ngày tại thủ đô Bern của Thụy Sĩ. Theo đó, hàng nghìn người, gồm cả những người ủng hộ đảng Công nhân người Cuốc (PKK), đã tuần hành ở thành phố Bern kêu gọi bỏ phiếu "phản đối" trong cuộc trưng cầu ý dân sẽ tổ chức ở Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 16-4 tới liên quan việc trao thêm quyền lực cho Tổng thống Erdogan.

  1. Kết quả bầu cử quốc hội ở Bungari và Đức (26/3)

Anh_3 Lãnh đạo GERB, cựu Thủ tướng Boyko Borisov trong cuộc họp báo tại Sofia sau khi kết quả sơ bộ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn

Theo Reuter, kết quả sơ bộ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn tại Bungari sau khi kiểm 90% số phiếu bầu cho thấy, đảng trung hữu Công dân vì sự phát triển châu Âu (GERB) giành thắng lợi với 32,58% số phiếu bầu. Đảng cánh tả Xã hội (BSP) đứng thứ hai, với 26,8% số phiếu ủng hộ. GERB đã tuyên bố chiến thắng, còn BSP thừa nhận thất bại và cho biết không tham gia liên minh cầm quyền với GERB.

Trong khi đó, đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của Thủ tướng Đức A.Merkel đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử nghị viện bang miền tây Dalan. Theo đó, CDU giành được 40,7% số phiếu bầu, trong khi đảng Dân chủ Xã hội (SPD) xếp thứ hai với 29,6% số phiếu bầu.

  1. Quốc hội Scotland ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý tách khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh (28/3)

Anh_4 Quốc hội Scotland đã bỏ phiếu ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý mới về nền độc lập, tuy nhiên, Chính phủ Anh ngay lập tức từ chối đề nghị này

Tại Edinburgh, cơ quan lập pháp Scotland đã bỏ phiếu với tỷ lệ 69 phiếu thuận và 59 phiếu chống, cho phép Thủ hiến Nicola Sturgeon chính thức tìm kiếm sự chấp thuận từ Quốc hội Anh tại London về cuộc trưng cầu dân ý vào cuối năm 2018 hoặc đầu năm 2019.

Chính phủ Anh ngay lập tức tuyên bố sẽ từ chối đàm phán về lời đề nghị của bà Sturgeon. “Sẽ không công bằng đối với người dân Scotland khi yêu cầu họ đưa ra quyết định vô cùng quan trọng mà không có thông tin cần thiết về mối quan hệ trong tương lai của chúng ta với châu Âu cũng như một Scotland độc lập sẽ ra sao”.

Thủ tướng Anh Theresa May cho rằng, lúc này không phải thời điểm để tổ chức cuộc bỏ phiếu mới về nền độc lập của Scotland, đồng thời khẳng định bà đang tập trung đạt được thỏa thuận Brexit tốt nhất có thể cho toàn thể nước Anh.

  1. Anh chích thức kích hoạt điều 50 Hiệp ước Lisbon ( 28/3)

Anh_5 Thủ tướng Anh Theresa May đã ký vào bức thư dài sáu trang thông báo Anh sẵn sàng rời khỏi Liên hiệp châu Âu (EU)

Cũng trong 28-3, bà May đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angel Merkel, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean Claude Juncker để thông báo những thông tin mới nhất về Brexit trước khi bức thư được gửi đi.

Như vậy, Thủ tướng Anh sẽ có hai năm để giải quyết các điều khoản của “cuộc ly hôn” có hiệu lực từ cuối tháng 3-2019. Trước thời điểm kích hoạt tiến trình Brexit, bà May đã gánh vác trọng trách nặng nề hơn bất cứ vị Thủ tướng Anh nào trong thời gian gần đây, đó là vừa giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất của người Anh trong bối cảnh Scotland đề nghị tiến hành trưng cầu ý dân về nền độc lập, vừa đàm phán với 27 nước thành viên EU về tài chính, thương mại, an ninh cũng như các vấn đề phức tạp khác.

Thủ tướng May cam kết tìm kiếm cách tiếp cận tốt nhất có thể tới các thị trường của châu Âu, thiết lập các thỏa thuận tự do thương mại bên ngoài lãnh thổ “lục địa già” và đặt ra giới hạn về tổng số người nhập cư đến từ châu Âu.

  1. Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc chiến sự tại Syria (29/3)

Anh_6 Thổ Nhĩ Kỳ đã chấm dứt chiến dịch quân sự mang tên “Lá chắn sông Euphrates” bắt đầu hồi tháng 8-2016 tại Syria

Thổ Nhĩ Kỳ đã điều binh sĩ, xe tăng và máy bay chiến đấu đánh bật tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ra khỏi biên giới của nước này, chặn bước tiến của các chiến binh người Kurd và hỗ trợ lực lượng Quân đội Syria tự do (FSA).

Theo chiến dịch Lá chắn sông Euphrates, Thổ Nhĩ Kỳ đã giữ được thị trấn biên giới Jarablus gần sông Euphrates, đánh bật các tay súng IS khỏi biên giới của nước này khoảng 100km, sau đó tiến xuống phía nam tới thành phố al-Bab, tỉnh Aleppo, Syria, một trong những thành trì của IS và là nơi ông Yildirim cho biết “mọi thứ đang trong tầm kiểm soát”.

Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ hiện vẫn đồn trú tại các khu vực an toàn và dọc theo biên giới. Số lượng binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào chiến dịch Lá chắn sông Euphrates không được tiết lộ.

  1. Bà Park Geun-hye-cựu tổng thống Hàn quốc chính thức bị bắt giam (31/3)

Anh_7 Sáng 31/3, cựu tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã bị chính thức bắt giam do những bê bối về chính trị trong thời kỳ đương nhiệm

Bà Park Geun-hye bị phế truất chức tổng thống theo quyết định của Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc ngày 10/3. Cựu lãnh đạo này bị cho là đã để người bạn thân Choi Soon-sil can thiệp vào công việc nhà nước và trục lợi bằng cách sử dụng ảnh hưởng dựa trên các mối quan hệ với tổng thống.

Vũ Giang (Tổng hợp)

 

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam