Nhận định về đề minh họa 3 môn Lịch sử - Địa lý- Giáo dục kinh tế và pháp luật kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Giáo dục, Tuyển sinh | 09:05:00 01/01/2024

TNV - Như vậy, năm 2025 sẽ là năm đầu tiên triển khai kì thi tốt nghiệp THPT (TN THPT) theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới (CT GDPT mới). Như các thông tin đã đưa trước đó, năm 2025 kì thi TN THPT sẽ có một số những điều chỉnh so với kì thi TN THPT những năm trước, vẫn với mục đích chính là để xét công nhận tốt nghiệp THPT nhưng sẽ có những điều chỉnh về hình thức câu hỏi, dạng thức hỏi và bám sát tinh thần đánh giá năng lực.

Thời điểm hiện tại, khi CT GDPT mới đang triển khai đến lớp 11, sách giáo khoa lớp 12 chưa được công bố đầy đủ, nhằm hỗ trợ học sinh, giáo viên có sự chuẩn bị tốt nhất, Bộ GD&ĐT đã công bố đề minh họa 2025 nhưng sẽ sử dụng phạm vi kiến thức của lớp 10 để đưa vào đề. Việc này cũng đảm bảo tinh thần của đề thi đánh giá năng lực, giúp học sinh hình dung về một đề thi theo dạng  thức mới và có định hướng ôn tập, chuẩn bị sớm cho kì thi.

Cấu trúc định dạng đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với CT GDPT mới và được thể hiện thông qua đề minh họa, bảng năng lực - cấp độ tư duy kèm theo. Theo đó, người học sẽ được biết đề thi gồm mấy phần, có những dạng thức câu hỏi trắc nghiệm nào, những (thành phần) năng lực nào được đánh giá trong đề minh họa.

Với các môn thi trắc nghiệm, có tối đa 3 dạng thức câu hỏi thi trắc nghiệm được sử dụng để thi: Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, Câu hỏi trắc nghiệm dạng Đúng/Sai, Câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn.

Môn Lịch sử:

So với đề thi TN THPT hiện nay, đề thi TN THPT 2025 môn Lịch sử có những điểm đổi mới sau:

  • Về số lượng câu hỏi: Gồm 28 câu hỏi với 40 lệnh hỏi làm trong thời gian 50 phút

  • Về dạng thức câu hỏi và cách tính điểm: Bổ sung thêm dạng thức câu hỏi mới là trắc nghiệm đúng sai với cách tính điểm riêng biệt cho từng dạng thức. Cụ thể như sau:

  • Về cấp độ tư duy: Cấu trúc định dạng đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với CT GDPT 2018 và được thể hiện thông qua đề minh họa, bảng năng lực - cấp độ tư duy kèm theo. Các câu hỏi trong đề minh họa cố gắng gắn với các bối cảnh có ý nghĩa (bối cảnh có tác dụng/có giá trị nhất định đến đời sống, thực tiễn, khoa học).


    Tỉ trọng câu hỏi nhận biết và thông hiểu trong đề minh họa là khoảng 70%  nhưng sẽ chỉ chiếm khoảng 6/10 điểm trong đề thi, 4/10 điểm vẫn là các câu hỏi vận dụng, chính vì vậy các trường đại học, cao đẳng hoàn toàn có thể sử dụng kết quả của kỳ thi để xét tuyển.

Như vậy, với đề thi này, học sinh cũng cần có sự điều chỉnh việc ôn tập, bám sát tinh thần của CTGDPT mới nhằm có sự chuẩn bị sớm và tốt nhất cho kì thi 2025.

Môn Địa lý:

So với đề thi TN THPT hiện nay, đề thi TN THPT 2025 môn Địa lí có những điểm đổi mới như sau:

  • Về số lượng câu hỏi: Gồm 28 câu hỏi với 40 lệnh hỏi làm trong thời gian 50 phút

  • Về dạng thức câu hỏi và cách tính điểm: Bổ sung thêm hai dạng thức câu hỏi mới (Trắc nghiệm đúng sai và Trắc nghiệm trả lời ngắn) với cách tính điểm riêng biệt cho từng dạng thức. Cụ thể như sau:

  • Về cấp độ tư duy: Cấu trúc định dạng đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với CT GDPT 2018 và được thể hiện thông qua đề minh họa, bảng năng lực - cấp độ tư duy kèm theo. Các câu hỏi trong đề minh họa cố gắng gắn với các bối cảnh có ý nghĩa (bối cảnh có tác dụng/có giá trị nhất định đến đời sống, thực tiễn, khoa học).

Tỉ trọng câu hỏi nhận biết và thông hiểu trong đề minh họa là khoảng 70% nhưng sẽ chỉ chiếm khoảng 6/10 điểm trong đề thi, 4/10 điểm vẫn là các câu hỏi vận dụng, chính vì vậy các trường đại học, cao đẳng hoàn toàn có thể sử dụng kết quả của kỳ thi để xét tuyển vào trường.

Như vậy, với đề thi này, học sinh cũng cần có sự điều chỉnh việc ôn tập, bám sát tinh thần của CTGDPT mới nhằm có sự chuẩn bị sớm và tốt nhất cho kì thi 2025.

Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật:

Đề thi môn Giáo dục kinh tế và pháp luật có những điểm nổi bật sau:

  • Về số lượng câu hỏi: Gồm 28 câu hỏi với 40 lệnh hỏi làm trong thời gian 50 phút

  • Về dạng thức câu hỏi và cách tính điểm:

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn có hai loại: Câu hỏi trắc nghiệm đơn lẻ và dựa vào đoạn thông tin để trả lời nhiều hơn một câu hỏi.

Phần II: Là dạng thức câu hỏi mới là trắc nghiệm đúng sai với cách tính điểm riêng biệt. Cụ thể như sau:

  • Về cấp độ tư duy: Cấu trúc định dạng đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với CT GDPT 2018 và được thể hiện thông qua đề minh họa, bảng năng lực - cấp độ tư duy kèm theo. Các câu hỏi trong đề minh họa cố gắng gắn với các bối cảnh có ý nghĩa (bối cảnh có tác dụng/có giá trị nhất định đến đời sống, thực tiễn, khoa học).

Tỉ trọng câu hỏi nhận biết và thông hiểu trong đề minh họa là khoảng 70%  nhưng sẽ chỉ chiếm khoảng 6/10 điểm trong đề thi, 4/10 điểm vẫn là các câu hỏi vận dụng, chính vì vậy các trường đại học, cao đẳng hoàn toàn có thể sử dụng kết quả của kỳ thi để xét tuyển vào trường. Học sinh cũng cần có sự điều chỉnh việc ôn tập, bám sát tinh thần của CTGDPT mới nhằm có sự chuẩn bị sớm và tốt nhất cho kì thi 2025.

Tổ KHXH

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam