Hội thảo Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất công nghiệp 4.0

Số hóa | 10:18:02 24/11/2017

TNV - Chiều ngày 23/11, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội – USTH (trường Đại học Việt Pháp), Trung tâm quản lý vòng đời sản phẩm (PLMCC) cùng phối hợp với Tổ chức các trường Đại học khối Pháp ngữ (AUF), Công ty TNHH Hệ thống mới (New System Vietnam) và Tập đoàn phần mềm Dassault Systemes đã tổ chức Hội thảo Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất công nghiệp 4.0 tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

Sau những động cơ hơi nước, dây chuyền sản xuất, số hóa sản xuất... cả thế giới đã bắt đầu bước chuyển mình sang cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, có thể thay đổi mô thức sản xuất trên toàn thế giới. Với nội dung cơ bản là tạo ra cấu trúc và sự vận hành mới cho nền sản xuất dựa trên 4 lĩnh vực chính: Lĩnh vực kỹ thuật số, bao gồm: Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, Lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn; Lĩnh vực vật lý, bao gồm: In 3D, Vật liệu mới, Robot cao cấp, xe tự lái; Lĩnh vực công nghệ sinh học; Lĩnh vực năng lượng tái tạo.

20171123_145155 Mr. Jerome Retif, phụ trách đào tạo khu vực châu Á – Thái Bình Dương của tập đoàn Daussault Systemes trình bày tham luận.

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang là xu thế lớn có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia. Trong đó, một trong những công nghệ quan trọng được kể đến là Dữ liệu lớn (Big Data). Chính Dữ liệu lớn là cốt lõi để sử dụng và phát triển Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI). Do đó, cách thu thập và khai thác dữ liệu lớn sẽ tạo ra điểm khác biệt giữa các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường.

Và khung cảnh những nhà máy thông minh với hệ thống máy móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống có thể tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định có vẻ sẽ không còn xa xôi nữa.

Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay công nghiệp thế hệ 4.0, chúng ta sẽ đến với sự kết hợp giữa thế giới thực, thế giới ảo và thế giới sinh vật. Những công nghệ mới này sẽ gây ảnh hưởng to lớn đến mọi luật lệ, mọi nền kinh tế, mọi ngành công nghiệp, đồng thời cũng thách thức ý niệm của chúng ta về vai trò thực sự của con người.

Chẳng hạn khi robot và tự động hóa lên ngôi, hàng triệu lao động hiện tại trên khắp thế giới rất có thể sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp. Nhất là nhóm nhân lực trong ngành vận tải, kế toán, môi giới bất động sản hay bảo hiểm. Theo một con số ước tính, khoảng 47% các công việc hiện tại ở Mỹ có thể sẽ biến mất vì tự động hóa.

Hiện nay, Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ tại các nước phát triển. Tuy nhiên tại Việt Nam hiểu biết về nó vẫn đang ở dạng khái niệm. Việc tổ chức các chương trình Hội thảo, trao đổi và chia sẻ nhằm giúp cho các cá nhân tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp có thể hiểu được khái niệm, đánh giá đầy đủ tiềm năng và thách thức trong quá trình đón đầu xu thế Công nghiệp 4.0 là điều rất cần thiết.

Tại Hội thảo lần này có sự tham gia của các diễn giả nổi tiếng trong ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo như Mr. Jerome Retif, phụ trách đào tạo khu vực châu Á – Thái Bình Dương của tập đoàn Daussault Systemes với tham luận “Đổi mới đào tạo kỹ thuật cho nền công nghiệp 4.0”. Mr. Pierre Pusault phụ trách kỹ thuật công ty LeGroup với tham luận “Tối ưu hóa trong quá trình thiết kế sản xuất khuôn đột dập”. Mr. Thai Minh Quan, PhD, kỹ sư R&D tại PLMCC với tham luận “Từ thiết kế đến mô phỏng với Catia và Abaqus”…. và một số tham luận khác.

Đây là các tham luận chuyên sâu về việc ứng dụng các giải pháp và công nghệ số nói chung, đặc biệt là giải pháp và công nghệ số của Tập đoàn Dassault Systemes đối với thực tiễn sản xuất công nghiệp tại Việt Nam trong quá trình tiếp cận nền công nghiệp 4.0.

Daussault Systemes, tập đoàn công nghệ phần mềm 3D của Pháp là đối tác của  Trung tâm quản lý vòng đời sản phẩm (PLMCC) thuộc USTH để đào tạo kỹ sư thế hệ mới của Việt Nam. Nền tảng 3DEXPERIENCE, phục vụ công việc thiết kế trên nền 3D do Tập đoàn Dassault Systèmes cung cấp đang được triển khai thành công tại PLMCC.

anh 2 Trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhiều người lo lắng, hàng triệu người lao động trên thế giới sẽ mất công việc hiện tại vào hệ thống máy móc. Din.de)

 PLM, làn sóng mới trong sản xuất, là hệ quả trực tiếp của tư duy tinh gọn, tiết kiệm và tối ưu trong sản xuất. Sản xuất theo tư duy tinh gọn là triết lý sản xuất mà trong đó, người kỹ sư sẽ tìm ra những bước kém hiệu quả về thời gian và kinh phí trong quy trình sản xuất để loại bỏ những khâu này, xây dựng mô hình sản xuất mới hiệu quả hơn. PLM sử dụng sức mạnh của công nghệ thông tin thay vì mô hình vật lý giả để lập ra các quy trình, mô phỏng các điều kiện sản xuất khác nhau trên máy tính với tốc độ cao, giúp loại trừ những yếu tố gây lãng phí và kém quả ngay từ khi quá trình sản xuất chưa bắt đầu. Nhờ các phần mềm, PLM có thể thử nghiệm nhanh chóng các quy trình sản xuất khác nhau để tìm ra và áp dụng quy trình sản xuất tốt nhất.

Trung tâm PLMCC hiện đang triển khai nhiều dự án sáng tạo sử dụng giải pháp PLM nền tảng 3DEXPERIENCE để thiết kế, mô phỏng và xây dựng mô hình tàu, trực thăng 4 cánh chạy bằng năng lượng mặt trời. Sự 3D “hóa” sẽ thúc đẩy việc chia sẻ thông tin sản phẩm tốt hơn, chính xác hơn và đem lại cái nhìn tổng thể về sản phẩm.

BH

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam