“Sinh viên 5 tốt” - một trong các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo

Giáo dục, Giới trẻ | 10:20:54 11/06/2018

TNV - Sáng ngày 9/6, tại trụ sở Trung ương Đoàn, Trung ương Hội sinh viên Việt Nam tổ chức Hội nghị góp ý triển khai phong trào Sinh viên 5 tốt khu vực miền Bắc. Đ/c Lê Quốc Phong - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư thứ Nhất BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt nam chủ trì.

Cùng tham gia hội nghị có các đồng chí thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt nam (SVVN); đại diện Đảng ủy, Ban giám hiệu các trường trên địa bàn thủ đô như Đại học Luật, Đại học Ngoại thương, Đại học Hà Nội…; thường trực Hội Sinh viên các trường Đại học; Cao đẳng cùng một số đại biểu là Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương và cấp thành phố Hà Nội.

2

Chương trình tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch số 01-KH/TWHSV của Ban Thư ký Trung ương Hội sinh viên Việt Nam về tổ chức Đại hội, Hội nghị đại biểu Hội sinh viên Việt Nam các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X nhiệm kỳ 2018-2023.

Tại hội nghị, đ/c Nguyễn Minh Triết – Uỷ viên BTV Trung ương Đoàn, Trưởng Ban Thanh niên Trường học Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Hội sinh viên Việt Nam trình bày báo cáo đề dẫn với nhiều thông tin tổng hợp về kết quả thực hiện Cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt” nhiệm kỳ 2013- 2018 và dự thảo phương hướng trong nhiệm kỳ tới.

Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với tư cách là tổ chức đại diện cho hơn 2 triệu sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần IX, nhiệm kỳ 2013- 2018 đã phát động trong sinh viên toàn quốc phong trào “Sinh viên 5 tốt”. Phong trào xác định 5 tiêu chí cho sinh viên rèn luyện: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt và hội nhập tốt. Sau gần 5 năm triển khai phong trào, nhiều giải pháp triển khai phong trào đã được thực hiện hiệu quả như tổ chức ngày hội, hành trình “Sinh viên 5 tốt”; tổ chức tuyên dương điển hình, tạo động lực, khuyến khích sinh viên phấn đấu đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”. Có gần 2 triệu sinh viên đăng ký tham gia phấn đấu đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”, trong đó có 324 sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp Trung ương, 30 tập thể đạt danh hiệu “Tập thể Sinh viên 5 tốt” cấp Trung ương, 5.197 sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp tỉnh, thành, đại học khu vực, 47.613 sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp trường và 3.153 tập thể đạt danh hiệu “Tập thể Sinh viên 5 tốt” cấp tỉnh và cấp trường.

Trong nhiệm kỳ X (2018 – 2023), Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam dự kiến tiếp tục triển khai phong trào “Sinh viên 5 tốt”. Xác định các nhóm giải pháp hỗ trợ sinh viên tham gia phong trào: Sinh viên vun đắp lý tưởng, rèn luyện đạo đức, tác phong; Sinh viên học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học; Sinh viên rèn luyện thể chất; Sinh viên tình nguyện vì cuộc sống cuộc đồng; Sinh  chủ động hội nhập quốc tế; Chương trình tư vấn, hỗ trợ sinh viên; Chương trình xây dựng Hội Sinh viên Việt Nam vững mạnh, tạo môi trường giúp sinh viên hoàn thiện các tiêu chí: Đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt và hội nhập tốt. Dự kiến trong nhiệm kỳ sẽ có 1000 sinh viên đạt Danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp Trung ương; 10.000 sinh viên đạt Danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp tỉnh; 200.000 sinh viên đạt Danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp trường.

Bên cạnh các thành tích đạt được, Trung ương Hội Sinh viên Việt nam thẳng thắn chỉ ra những mặt còn hạn chế của việc triển khai phong trào “Sinh viên 5 tốt”. Trên cơ sở đó, từ kinh nghiệm hoạt động của mình và xuất phát từ thực tiễn, các vị đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến đóng góp tập trung vào một số nội dung cụ thể như: đánh giá sự tác động của phong trào tới hội viên, sinh viên, tới chất lượng đào tạo các nhà trường; đánh giá kết quả công tác tuyên truyền, giới thiệu phong trào “Sinh viên 5 tốt” cho nhóm sinh viên mới, nhóm sinh viên chưa tiếp cận tới phong trào; giải pháp tuyên truyền giới thiệu giá trị phong trào tới xã hội, cơ quan, doanh nghiệp sử dụng lao động; đánh giá các tiêu chí cần có của phong trào “Sinh viên 5 tốt”; các nhóm giải pháp cần tập trung trong chỉ đạo, triển khai tạo môi trường để sinh viên tham gia phong trào và tạo môi trường để sinh viên phấn đấu đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” các cấp; các giải pháp đổi mới công tác tuyên dương, hỗ trợ, kết nối, phát huy sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” sau tuyên dương lan toả, khẳng định giá trị của danh hiệu trong xã hội.

Nhiều ý kiến chất lượng từ đại diện cấp ủy các trường đại học và sinh viên, điển hình như: PGS. TS. Đinh Văn Hường đề xuất, để phong trào “Sinh viên 5 tốt” thực sự phát triển mạnh mẽ, các nhóm giải pháp cần nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của cấp uỷ, lãnh đạo nhà trường, đội ngũ cán bộ Hội. Chúng ta phải làm thật tốt công giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên, tạo cho sinh viên bản lĩnh vững vàng để tự bảo vệ mình trước những thông tin sai lệch, trái chiều… 4 TS. Chu Mạnh Hùng - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Luật đã chia sẻ với Hội sinh viên các cấp về những khó khăn trong việc triển khai phong trào trong tình hình cải cách giáo dục hiện nay. "Trước đây chúng ta đào tạo theo niên chế, công tác đoàn và phong trào hội có nhiều thuận lợi; tuy nhiên từ khi chuyển sang đào tạo tín chỉ thì việc tổ chức các phong trào đặt ra đòi hỏi nhà trường, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên phải có phương thức thực hiện phù hợp với điều kiện mới này. Mọi phong trào nói chung sẽ khó thành công nếu chỉ nhìn ở góc độ một chiều nếu chỉ đòi hỏi ở sinh viên mà ko có sự tham gia của các cấp uỷ, lãnh đạo nhà trường, các thầy cô tham gia". 7

Bạn Đỗ Thị Bích Phượng – Phó chủ tịch Hội Sinh viên Đại học Ngoại thương cho rằng: Phần lớn sinh viên chưa quan tâm đến phong trào vì chưa nhận thấy được lợi ích thiết thực sau khi đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”. Đó cũng chính là chúng ta còn yếu tại khâu tuyên truyền, lan toả các thông tin quan trọng có ảnh hưởng rất thiết thực với các bạn sinh viên khi đăng kí rèn luyện để trở thành “Sinh viên 5 tốt”.

6

Tại hội nghị, nhiều ý kiến góp ý về các tiêu chí, đơn giản hoá thủ tục xét chọn; cần gắn phong trào với nhu cầu thiết thực của sinh viên, thu hút các em chủ động tham gia vào phong trào.

5

Tiếp thu các ý kiến tại hội nghị, đồng chí Lê Quốc Phong - Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội SVVN khẳng định, để phong trào thực sự phát triển, cấp ủy, lãnh đạo nhà trường cần xem phong trào này như một trong các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường. Bên cạnh đó, Hội Sinh viên các cấp cần đẩy mạnh, đổi mới công tác tuyên truyền để lan tỏa phong trào, giúp các bạn sinh viên thấy được giá trị của danh hiệu, lấy đó làm động lực phấn đấu, phát triển toàn diện; đồng thời, Hội SVVN tiếp tục là cầu nối để kết nối “Sinh viên 5 tốt” với các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng trong tương lai.

Toàn bộ các ý kiến góp ý tại hội nghị là cơ sở để hoàn thiện vào dự thảo Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Hội SVVN khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội SVVN lần thứ X.

Thùy Giang

 

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam