Trước giờ khép cửa

Lý luận trẻ | 10:21:00 22/03/2020

TNV - Theo chỉ đạo của Thủ tướng, nhằm ngăn dịch Covid-19 lây lan, từ 0h ngày 18/3, người nước ngoài sẽ bị dừng cấp thị thực nhập cảnh Việt Nam. Những trường hợp được miễn thị thực hoặc có giấy miễn thị thực cấp cho người gốc Việt và thân nhân, một số trường hợp khác như: chuyên gia, doanh nghiệp, lao động tay nghề cao...) khi nhập cảnh phải có giấy xác nhận không dương tính nCoV, do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp và giấy này được Việt Nam chấp thuận.

Câu chuyện trước giờ khép cửa đối với người nước ngoài là những chuyến bay hối hả đưa công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc tại các nước Châu Âu trở về nước, những chuyến bay trở về nước lúc này cho ta một ánh nhìn sinh động của cuộc sống, trở về để bình an, trở về với cội nguồn dân tộc nếu nhỡ như có mệnh hệ gì!

"Khi máy bay đáp xuống Vân Đồn, mọi người đều thở phào nhẹ nhõm: "Sống rồi!", vì biết rằng về đến Việt Nam là chạy thoát khỏi ổ dịch. Điều quan trọng nhất bây giờ không phải là có bị nhiễm covid hay không, mà là có về được Việt Nam hay không! Kể cả nếu dương tính thì ngay lập tức được theo dõi chữa trị, còn ở lại châu Âu thì sẽ bị trả về nhà tự đương đầu với bệnh tật (Thành Trần).

Quyết định tạm đóng cửa khẩu với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam nhằm hạn chế dịch lây lan từ nguồn khác mang tới không có nghĩa công dân Việt Nam không được trở về lúc này. Chính phủ Việt Nam từng điều cả chuyên cơ vào tâm dịch Vũ Hán để đưa công dân của mình về nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định "chấp nhận hy sinh kinh tế để bảo vệ sức khỏe người dân", những giải pháp quyết liệt của toàn bộ hệ thống chính trị, sự đồng sức đồng lòng của quần chúng Nhân dân đã giúp Việt Nam luôn chủ động trong việc đối phó với đại dịch Covid-19 cho đến lúc này.

Không phải đến lúc khi toàn Châu Âu bị vỡ trận bởi virus Covid-19 thì người Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc tại Châu Âu, Châu Á... mới cảm nhận hết những giải pháp mà chính phủ nước mình đang thực hiện trong công tác phòng, chống dịch. Từng có những nghi ngờ trong chính sách miễn phí tất cả chi phí điều trị, cách ly đối với bệnh nhân dương tính và người trong diện cách ly, có kẻ luôn lấy chính sách y tế của các nước phương Tây để áp vào Việt Nam "không được lấy tiền thuế của dân để miễn phí điều trị cho bệnh nhân dương tính covid-19, người bị cách ly". Nói thật, mấy đứa hay to mồm chưa chắc đã đóng được đồng tiền thuế nào cho đất nước, bởi loại người này bản chất luôn nghi ngờ "Việt Nam dấu bệnh" mà chẳng bao giờ vắt óc ra suy nghĩ "dấu bệnh để làm gì?, có dấu được mãi mồm thiên hạ hay không khi một người dính bệnh cả một mớ người liên đới?).

Châu Âu đang vỡ trận bởi đại dịch Covid-19, những chính sách mạnh của chính phủ Trung Quốc trong công tác phòng chống dịch mang lại hiệu quả rõ ràng, chắc chắn nhiều kẻ luôn tôn sùng chủ nghĩa phương Tây, luôn mồm nói xấu chế độ cộng sản phải xấu hổ, chấp nhận thiệt hại về kinh tế để bảo vệ sức khỏe nhân dân sẽ tốt hơn hay để dịch bùng phát ra cả nước? tiền quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống nhưng nếu không có sức khỏe, sức khỏe bị diệt vong thì tiền và giá trị tư bản sẽ vô nghĩa.

Người viết bài không tôn sùng chủ nghĩa cộng sản, tôn sùng không phải là người cộng sản, người cộng sản luôn nhìn sự phát triển xã hội loài người là sự vận động không ngừng và tất yếu, mọi thứ phải đặt trong tổng thế mối quan hệ biện chứng. Ví như nhiều kẻ luôn cho rằng Trung Quốc là nguồn cơn của virus Covid-19 và từ đây mọi thứ "vu oan" cho chính phủ Trung Quốc, cho nhân dân Trung Quốc, nếu ai nghĩ như vậy không phải là người cộng sản. Cúm A/H1N1 - Chủng virus cúm A/H1N1 được phát hiện lần đầu vào tháng 4-2009 tại Mỹ và nhanh chóng lây lan khắp thế giới. Hai tháng sau, WHO đã công bố bùng phát đại dịch cúm toàn cầu. Đại dịch này chính thức chấm dứt vào tháng 8-2019, theo thống kế nước Mỹ có gần 61 nghìn ca nhiễm và gần 12.500 ca tử vong do cúm H1N1, trong khi thế giới có đến 575.400 người tử vong vì đại dịch này.

Vào năm 1918, thế giới cũng từng hứng chịu đại dịch cúm do một chủng virus H1N1 gây ra, còn gọi là “cúm Tây Ban Nha”. Có tới 500 triệu người, tương đương 1/3 dân số thế giới lúc bấy giờ, mắc bệnh và khoảng 50 triệu người đã tử vong trong đại dịch này. Ban đầu, đại dịch bùng phát tại châu Âu, Mỹ và một số khu vực ở châu Á, sau đó nhanh chóng lan rộng khắp thế giới.

HIV/AIDS là một loại virus gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (AIDS). Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Cộng hòa Congo vào năm 1976. Theo số liệu do WHO công bố cuối năm 2019, kể từ khi dịch HIV/AIDS bùng phát, 75 triệu người đã nhiễm HIV và khoảng 32 triệu người đã tử vong vì virus gây chết người này. Tính đến cuối năm 2018, thế giới có 37,9 triệu người đang phải chung sống với HIV. Ước tính, hiện có khoảng 0,8% người ở độ tuổi 15-49 trên toàn cầu nhiễm HIV. Châu Phi là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch này. Cứ trong 25 người trưởng thành tại châu Phi thì lại có một người nhiễm HIV. Số người nhiễm HIV tại “lục địa đen” chiếm hơn 2/3 tổng số ca nhiễm trên thế giới.

Năm 2017, các đợt bùng phát bệnh tả đã làm rung chuyển hàng loạt nước châu Phi như Congo, Djibouti, Ethiopia, Kenya, Tanzania, Uganda, Zimbabwe... Mỗi năm có khoảng 2,9 triệu người mắc bệnh tả và 95 nghìn người tử vong vì bệnh này. Hiện, bệnh tả vẫn xuất hiện tại hơn 47 quốc gia trên thế giới.

Một chủng virus cúm A mới đã xuất hiện tại Đông Á vào năm 1957, sau đó virus này làm bùng phát đại dịch cúm A/H2N2, hay còn gọi là “cúm châu Á”. Virus "cúm châu Á" được phát hiện lần đầu tại Singapore vào tháng 2-1957 và hai tháng sau được ghi nhận tại Hồng Công (Trung Quốc) và tại các thành phố ven biển của Mỹ vào mùa hè năm 1957. WHO ước tính, bệnh này đã cướp đi tính mạng của khoảng hai triệu người trên toàn thế giới và riêng tại Mỹ là 69.800 nghìn người.

Lịch sử thế giới đã chứng kiến nhiều lần dịch hạch bùng phát, tuy nhiên, đại dịch xảy ra vào thế kỷ 14 thường được biết đến với tên gọi “cái chết đen” là đợt bùng phát kinh hoàng nhất với đỉnh điểm là tại châu Âu từ năm 1346 đến 1351. Dịch bệnh bắt nguồn từ châu Á, sau đó mầm bệnh theo đoàn người di cư, thương nhân và các đoàn lữ hành đi về phía tây rồi nhanh chóng lây lan sang khắp châu Âu và châu Phi. Từ năm 1346 đến 1353, ước tính có khoảng 75 đến 200 triệu người tại châu Á, châu Âu và châu Phi chết vì bệnh này.

Trong lúc này, người cộng sản không mong muốn Châu Âu hoặc một Châu lục nào khác trong hành tinh này vỡ trận bởi virus Covid-19. Việt Nam từng có bài hát rất nổi tiếng "Trái đất này là của chúng mình", chỉ mong sao đại dịch phải sớm được dập tắt, bởi một thế giới hiện đại không thể ngày nào cũng chấp nhận những ca nhiễm mới, những người mới trước đó đang rất hạnh phúc thì hôm nay phải ra đi vì dịch bệnh. Bạn và tôi đều không ai chấp nhận những thông tin, hôm nay nước Mỹ chạm mốc 100 ca tử vong, Thổ Nhĩ Kỳ có ca tử vong đầu tiên; hôm nay Ý đã ghi nhận thêm 3.526 ca so với ngày trước đó, nâng tổng số ca nhiễm lên 31.505, số người chết hơn 2.100...; trong lúc này người cộng sản chỉ mong sao Việt Nam nhanh chóng khống chế được dịch bệnh, hạn chế tối đa những trường hợp tử vong, sớm cùng với thế giới sản xuất được vắc xin phòng bệnh...

Trước giờ khép cửa chỉ với công dân nước ngoài, còn người Việt Nam chúng ta, trong lúc khó khăn lại càng cần có nhau, Chính phủ Việt Nam không bao giờ bỏ rơi công dân của mình, "đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại", Tổ quốc là trên hết, Việt Nam mãi là điểm đến an toàn, trọng nghĩa tình sắc son "điều quan trọng nhất không phải là bị nhiễm Covid-19 hay không, mà là có về được Việt Nam hay không".

Nguyễn Ngọc

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

Liên kết hữu ích

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam