Những cây di sản đặc biệt quý hiếm tại Vườn quốc gia Bái Tử Long sẽ làm phong phú thêm các trải nghiệm của du khách

Du lịch | 10:14:00 22/04/2024

TNV - 03 cây Trâm vỏ đỏ, 03 cây Trai lý và 01 quần thể 150 cây Trâm mốc thuộc Vườn quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh) vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản. Đây là những Cây Di sản có tuổi đời từ trên 200 đến 500 năm tuổi, đặc biệt quý hiếm, là tài sản vô giá không những của tỉnh Quảng Ninh mà còn khẳng định giá trị của Vườn di sản ASEAN đã được công nhận.

Cây Trâm vỏ đỏ thứ 2.

“Thần mộc” giữ làng

Theo đó, cả 3 cây Trâm vỏ đỏ đều có tuổi đời trên 300 năm, chu vi gốc từ 4,4m đến gần 4,7m, đường kính tán từ 14m đến 26m, chiều cao vút ngọn từ 22,5m đến 27,3m. Hiện các cây trên đang sinh trưởng tốt trên đảo núi đất Ba Mùn, không bị sâu bệnh, có một số dây leo quấn quanh thân, không gian xung quanh gốc cây tương đối thoáng, dưới tán cây là một số quần thể cây bụi cùng sinh trưởng.

Trong quá trình theo dõi sinh trưởng nhiều năm, Vườn quốc gia Bái Tử Long cho biết chưa thấy cây ra hoa, kết quả; xung quanh vị trí gốc cây và mở rộng với bán kính khoảng 10m không thấy cây tái sinh. Đáng chú ý
cả 3 cây đều ở vị trí nằm trên tuyến đường tuần tra kết hợp du lịch sinh thái, rất thuận lợi cho việc định hướng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái lấy điểm nhấn là Cây Di sản.

Trên thế giới, loài này phân bố ở phía Nam Ấn Độ, Malaysia tới Indonesia. Tại Việt Nam, chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam trong quần thể các cây thứ sinh ở vĩ độ thấp dưới 1.000m từ tỉnh KonTum vào các tỉnh phía Nam.

Về các cây Trai lý đến thời điểm hiện nay khoảng trên 500 năm tuổi, chu vi gốc từ trên 2,0m đến trên 5,0m, chiều cao vút ngọn từ 16m đến 25m, đường kính tán trung bình khoảng 13m và sinh trưởng tốt trên núi đá vôi thuộc đảo Máng Hà Nam. Để đi được vào vị trí cây Trai lý thứ nhất và cây Trai lý thứ 2 cần phải chọn thời điểm nước ròng và phải băng qua một vách đá dựng đứng để đi vào đảo Máng Hà Nam. Xung quanh gốc cây tương đối Cây thứ ba thoáng, không phát hiện cây tái sinh.

Trong quá trình theo dõi nhiều năm, cây thứ nhất không thấy ra hoa và kết quả, cây Trai lý thứ hai thường xuyên ra hoa và kết quả hàng năm vào thời điểm từ tháng 11 đến tháng 12. Cây Trai lý thứ 3, muốn vào được vị trí cây phải băng qua vách đá có độ dốc khoảng 45 0 , qua quá trình theo dõi nhiều năm, cây không thấy ra hoa và kết quả. 

Cây phân bố trên các dãy núi đá vôi ở miền Bắc và miền Trung. Gỗ và giác lõi phân biệt rõ, giác màu vàng nhạt, lõi màu nâu sâm, rắn, nặng, không bị mối mọt, chịu được dưới đất ẩm lâu ngày, có thể dùng làm nhà, bắc cầu, đồ mỹ nghệ. Tại di tích cấp quốc gia đặc biệt Đình Quan Lạn thuộc huyện Vân Đồn, hệ thống cột, kèo tại Đình từ xa xưa ông cha ta sử dụng từ gỗ cây Trai lý. Tại Vườn quốc gia Bái Tử Long ghi nhận một số quần thể cây Trai lý cổ thụ, trong đó cây có chu vi lớn nhất trên 3,5m. 

Du khách tham quan cây Trai lý.

Đối với quần thể rừng tự nhiên Trâm mốc cổ thụ có tuổi tính đến thời điểm hiện nay khoảng trên 200 năm tuổi, chu vi tương đối nhỏ (giao động từ 0,8-1,0m), đường kính 45cm trở lên, chiều cao vút ngọn trung bình trên 10m, đường kính tán từ 5m đến 7m và được phân bố gần như thuần loài tại khu vực bãi biển Minh Châu với diện tích khoảng 3,41ha. 

Theo người dân trên đảo kể lại, vào thời kỳ nạn đói năm 1945, quả Trâm chính là nguồn lương thực cứu đói người dân xã đảo. Do vậy, cộng đồng địa phương xã Minh Châu coi rừng Trâm như là “thần mộc” giữ làng, một sinh cảnh gắn liền với nhiều thế hệ và từ lâu đã trở thành biểu tượng linh thiêng gắn với đời sống thường ngày và tâm linh của nhân dân xã đảo. 

Điểm nhấn lý tưởng cho việc tạo ra các tuor du lịch sinh thái trong rừng 

Khẳng định về giá trị văn hóa, lịch sử của cây Trâm vỏ đỏ, cây Trai lý và rừng cây Trâm mốc cổ thụ tại Vườn quốc gia Bái Tử Long vừa được công nhận là Cây Di sản, ông Phạm Ngọc Vinh (Giám đốc Vườn quốc gia Bái Tử Long) cho biết, đây là tài sản vô giá không những của tỉnh Quảng Nin h mà còn khẳng định giá trị của Vườn di sản ASEAN đã được công nhận. Đặc biệt, đây còn là những tài sản có ý nghĩa về giữ gìn, bảo tồn nguồn gen, sinh thái môi trường cũng như gắn liền với những giá trị về mặt văn hoá, tín ngưỡng của cộng đồng địa phương. 

Mặt khác, việc công nhận những Cây Di sản kể trên đã tạo thuận lợi cho cán bộ kiểm lâm, cán bộ nghiên cứu khoa học có cơ hội tiếp cận với Cây thứ ba những giá trị mới để tuyên truyền, quảng bá cho du khách cũng như cộng đồng địa phương trong việc tham quan, học tập, nghiên cứu, tìm hiểu về giá trị Cây Di sản; là điểm nhấn lý tưởng cho việc tạo ra các sản phẩm, tuor du lịch sinh thái trong rừng, làm phong phú thêm các trải nghiệm của du khách khi tham quan hệ sinh thái rừng tại Vườn quốc gia. Ông Vinh nói. 

 Quần thể rừng cây Trâm mốc được người dân địa phương tôn là “thần mộc” giữ làng.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Ngọc Vinh, hiện đề án phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Bái Tử Long đã được phê duyệt nhưng các chính sách liên quan đến việc hình thành và phát triển du lịch sinh thái cần được
hoàn thiện hơn trong thời gian tới; bên cạnh đó, việc quảng bá các giá trị tài nguyên thiên nhiên tại Vườn quốc gia cần tiếp tục được đẩy mạnh, đặc biệt là việc tạo ra những điểm nhấn về giá trị tài nguyên làm cơ sở cho việc hình thành các tuyến du lịch.

Được biết, kể từ khi thành lập tới nay Vườn quốc gia Bái Tử Long đã nỗ lực thực hiện các biện pháp nhằm phát triển bền vững các nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên đất, tài nguyên nước và các nguồn tài nguyên
thiên nhiên khác; thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại, phá hoại rừng, biển và môi trường gây thiệt hại đến Vườn quốc gia. 

Trong đó, Vườn quốc gia Bái Tử Long luôn chú trọng khôi phục và bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng, biển; bảo tồn tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia; bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên và
các di tích lịch sử, văn hoá trong quần thể danh thắng vịnh Bái Tử Long.

Bằng việc quan tâm tổ chức cho cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, sử dụng hợp lý lâm sản và tài nguyên tự nhiên, các dịch vụ du lịch sinh thái, góp phần nâng cao thu nhập, gắn sinh kế của người dân với các hoạt động của Vườn quốc gia. 

Lực lượng Kiểm lâm thường xuyên tuần tra bảo vệ và theo dõi quá trình sinh trưởng của các cổ thụ đặc biệt quý hiếm tại Vườn quốc gia Bái Tử Long.

Phạm Quỳnh

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam