Một kiểu giáo dục đặc biệt ở Đức: Không điểm số, không thời khoá biểu

Giáo dục | 10:23:08 31/03/2017

TNV - Cách tổ chức lớp học theo kiểu phi truyền thống, không tính điểm số và không thời khoá biểu của một trường học ở Đức đang là những điểm nổi bật nhất. Ảnh 01 Một sự việc tình cờ đã đưa Anton Oberländer, 14 tuổi trở thành diễn giả trẻ tài ba của 200 nhân viên của nhà điều hành xe lửa. Đó là vào năm ngoái cậu và nhóm bạn đi cắm trại ở Cornwall, họ đã mang thiếu tiền. Lúc đó Anton đã nói chuyện với bác điều hành xe lửa người Đức và bác đã cho cậu vài chiếc vé miễn phí. Sự tự tin của bọn trẻ người Berlin, điển hình là cậu Anton, đã minh chứng cho một sản phẩm của nền giáo dục vừa độc đáo, vừa phi truyền thống này. Ở trường Oberländer học, học sinh dưới 15 tuổi đi học không được chấm điểm, không có thời khoá biểu và cũng chẳng có bài giảng hướng dẫn. Học sinh sẽ tự chọn môn để học và thời gian để thi hết môn học đó. Khung chương trình học tại trường mới trở thành nỗi ác mộng của các bậc “cha mẹ trực thăng” (những bậc phụ huynh luôn chăm chút bên con cái từng đường đi nước bước). Chương trình học chỉ tập trung vào các môn Toán, Tiếng Anh, tiếng Đức và Khoa học xã hội với các khoá học bổ trợ kiến thức về “trách nhiệm,” “thách thức”. Để thử thách học sinh, các thầy cô sẽ đưa €150 (khoảng 115 bảng Anh) cho chúng – từ 12 – 14 tuổi và yêu cầu phải tự lập ra một kế hoạch phiêu lưu. Có em chơi chèo thuyền kayaking, có em làm nông trang. Anton thì chọn trekking dọc bờ biển phía Nam nước Anh. Triết lý hàm ẩn trong công cuộc đổi mới này lại khá đơn giản: do nhu cầu về thị trường lao động đang diễn ra, những chiếc điện thoại thông minh và internet đang thay đổi theo kiểu mà giới trẻ tiếp nhận thông tin. Cô Margret Rasfeld, hiệu trưởng nhà trường cho rằng, kỹ năng quan trọng nhất mà nhà trường cần trang bị cho học sinh là khả năng tự tạo động lực cho bản thân. Cô Rasfeld nói: “Nhìn các bé 3 – 4 tuổi kìa. Chúng tràn đầy tự tin” - “Thông thường, chúng rất hào hứng đến trường. Nhưng thật thất vọng, đa số các trường học hầu như đều cố thui chột sự tự tin đó.” Trường The Evangelical School Berlin Centre (ESBC) - ngôi trường mà Anton theo học - đang cố gắng tái tạo lại “bản chất mà một ngôi trường vốn có.” Cô Rasfeld cho hay “Sứ mệnh một ngôi trường tiến bộ là trang bị cho thế hệ trẻ hành trang đương đầu với những thay đổi, tốt hơn nữa, là khiến các em sẵn sàng hướng tới những thay đổi đó. Trong thế kỷ 21, trường học phải khai thác mạnh mẽ những phẩm chất vốn có của học sinh”. Cô Rasfeld cho rằng việc cho học sinh nghe giảng trong 45 phút và bắt các em làm bài kiểm tra không những đi chệch hướng mục tiêu đòi hỏi công việc đặt ra, mà là cách giáo dục thiếu hiệu quả. Cô nói: "Cứ để cho các em khám phá ra ý nghĩa nằm trong các môn học mà chúng theo đuổi”. Học sinh trường này được khuyến khích suy nghĩ đa chiều để chứng tỏ chúng đã được trang bị các kỹ năng cần thiết. Chẳng hạn chúng có thể lập trình game thay vì ngồi làm kiểm tra toán. Oberländer kể rằng cậu chưa bao giờ vắng nhà quá 3 tuần cho đến khi chọn thử thách ở Cornwall, cậu nói rằng cậu đã tiếp thu được nhiều vốn tiếng Anh trong chuyến đi hơn là vài năm học trên trường. Ảnh 02 Hệ thống giáo dục thống nhất trong các bang ở Đức – từng bang lập một mô hình giáo dục riêng, từ trước đến nay đều theo mô hình “học tự do.” Không giống các mô hình “có tiếng” như Sudbury, Montessori hoặc Steiner, trường của cô Rasfeld đang nỗ lực trang bị cho học sinh quyền tự quyết trong phạm vi hệ thống kỷ luật nghiêm ngặt do trường đề ra. Đố với các em chậm tiếp thu trong giờ học sẽ phải học bồi dưỡng thêm vào sáng thứ Bảy – đây là một hình thức phạt mang tên là “silentium.” Theo cô Rasfeld: “Học sinh càng được tự do, thì chúng càng phải làm việc có hệ thống và có trách nhiệm.” ESBC nhiều năm liên tiếp đứng thứ hạng hàng đầu trong hệ thống các trường học 3 cấp phổ thông ở Đức. Năm 2015, những học sinh tốt nghiệp trường này đạt mức điểm trung bình 2,0 kỳ thi abitur – hệ thống bài thi đánh giá năng lực học sinh phổ thông ở Đức, tương đương với điểm B. Mặc dù trước khi vào trường, 40% các em được khuyên là không nên theo học chương trình này. Khi thành lập vào năm 2007, ngôi trường mới có 16 học sinh. Cho đến nay, con số học sinh đã lên tới 500 em, và danh sách học sinh khá dài để được xét nhập học. Với danh tiếng như vậy, nhiều chuyên gia giáo dục băn khoăn liệu mô hình này có thể được áp dụng cho các nước khác: Ở Berlin, ngôi trường này có thể thu hút những học sinh xuất thân từ những gia đình tương đối khá giả. Cô Rasfeld bác bỏ những tin đồn ấy bằng việc khẳng định công việc tuyển sinh của trường không phân biệt học sinh các tầng lớp xã hội, tôn giáo và chủng tộc khác nhau. ESBC là một trong số 5.000 trường tư thục ở Đức thu mức học phí từ 800 đến 8. 000 USD/năm – mức học phí này được cho là khá thấp so với các trường ở Anh. Cũng có khoảng 5% học sinh được miễn đóng học phí. Cô Rasfeld thừa nhận việc tìm kiếm giáo viên đáp ứng được phương pháp học tập của trường cũng trở nên khó khăn hơn việc để học sinh tự thích nghi phương pháp này. Cô Rasfeld đáng kính đã ở tuổi 65, nhưng cô vẫn còn nhiều kế hoạch đầy tham vọng cho mô hình giáo dục mới mẻ này. Một phòng nghiên cứu cải cách giáo dục cũng được thành lập nhằm phát triển các giáo cụ cho các trường muốn áp dụng phương châm giáo dục của ESBC. Khoảng 40 trường học tại Đức đang nghiên cứu đưa phương pháp này vào chương trình. "Trong giáo dục, bạn chỉ có thể thay đổi trật tự từ gốc rễ chứ không phải bắt đầu từ ngọn. Bộ Giáo dục cũng giống như con tàu chở dầu khổng lồ, nó rất khó dịch chuyển. Cái chúng ta cần là những chiếc xuồng cao tốc có thể tiến nhanh và làm những điều khác với quan niệm truyền thống.”

Trang Huyền (Theo The Guardian)

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam