Cô gái “3 quả thận”, chưa tốt nghiệp ĐH, mất việc do Covid-19 lên truyền hình tìm việc làm

Khởi nghiệp | 08:00:00 14/11/2020

TNV - Ngô Thúy Phương Thanh là một nữ ứng viên có hoàn cảnh đặc biệt. Trong lúc giới thiệu bản thân với các sếp, nữ ứng viên bất ngờ tiết lộ cô không có bằng Đại học vì nghỉ ngang khi học năm 4 ngành Quản trị Kinh doanh do gia đình bị phá sản và đặc biệt hơn nữa, là cô có đến…3 quả thận.

Ngô Thúy Phương Thanh là một nữ ứng viên có hoàn cảnh đặc biệt. Trong lúc giới thiệu bản thân với các sếp, nữ ứng viên bất ngờ tiết lộ cô không có bằng Đại học vì nghỉ ngang khi học năm 4 ngành Quản trị Kinh doanh do gia đình bị phá sản và đặc biệt hơn nữa, là cô có đến…3 quả thận.

 Ngô Thúy Phương Thanh tại chương trình “ hội choai? – Whose chance?” tập 2

Chủ đề tranh luận ở vòng 1 – vòng Đối mặt dành cho ứng viên Phương Thanh và Hàng Vĩ Cẩm là: “Công ty bạn đang kinh doanh chuỗi nhà hàng và đang gặp phải khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Nếu phải ưu tiên chọn 1P quan trọng nhất trong mô hình Marketing 7P, bạn sẽ chọn P nào?”.

Là người rút phải chiếc thăm ngắn hơn, Phương Thanh trình bày quan điểm trước: “Tôi chọn Place – tức là địa điểm, để đa kênh. Trong thời điểm hiện tại, người dùng đang tiếp cận và chuyển đổi kỹ thuật số nhiều hơn. Các doanh nghiệp từ Bảo hiểm, Bất động sản đến hàng tiêu dùng, B2B đều cố gắng chuyển đổi mô hình sang kỹ thuật số, có nghĩa là ứng dụng các mô hình E-commerce, Thương mại điện tử vào mô hình kinh doanh, đến gần hơn với người tiêu dùng. Trong thời điểm giãn cách xã hội, các nghành nghề kinh doanh F&B phải quan tâm đến việc người tiêu dùng chuyển đổi thói quen mua sắm sang Thương mại điện tử, hoặc các kênh giao hàng tận nơi. Khi chọn “Place” để thay đổi, tôi cho rằng đó không phải khó khăn, mà vô tình là cơ hội cho doanh nghiệp chuyển mình. Chúng ta còn có thể lợi dụng một thế mạnh. Đó là Marketing. Những công ty về Thương mại điện tử hoặc giao hàng đều có những cách marketing rất mới, để quảng bá thương hiệu của chúng ta đến với hàng triệu người tiêu dùng trên cả nước”.

Có một số sự tương đồng trong quan điểm với đối thủ, Vĩ Cẩm tiếp lời: “Tôi cũng chọn Place, nhưng tôi muốn làm rõ hơn thông qua 2 tiêu chí. Một là “Placement”, ở đây là thông qua digital marketing, các kênh online để phân phối. Hai là “Placement - Distributor”, cách phân phối sản phẩm của mình đến với khách hàng ”. 

Vĩ Cẩm cũng làm rõ hơn rằng “Place” đầu tiên là kênh truyền thông. “Place”thứ hai là cách phân phối thông qua các đơn vị vận chuyển. 

Kết thúc phần chất vấn ở vòng 1, cảm động với câu chuyện của Phương Thanh, Vĩ Cẩm cũng chia sẻ khát vọng của bản thân: “Tôi may mắn hơn chị Phương Thanh rất nhiều. Cuộc sống của tôi không có nhiều biến cố. Tuy nhiên, một cuộc sống bình lặng không có nghĩa là êm đềm. Tôi có một áp lực rất lớn là trước 30 tuổi phải có nhà. Trong 3 năm vừa qua, tôi đã làm rất nhiều công việc để kiếm tiền. Và tính đến thời điểm hiện tại, tôi đã để dành được ½ giá trị ngôi nhà. Ở độ tuôi của mình, tôi nghĩ mình đã được nhiều hơn những bạn trẻ khác”. 

Kết thúc vòng Đối mặt, Phương Thanh nhận được 5/7 bình chọn. Trong đó, có 4 bình chọn đến từ các sếp và 1 bình chọn từ khán giả trường quay. Nữ ứng viên giành chiến thắng trước đối thủ Vĩ Cẩm và bước tiếp vào vòng thi thứ 2 – Vòng chinh phục. 

Ờ vòng Chinh phục, Phương Thanh nhập mực lương kỳ vọng vào chiếc “va-ly bí mật” mà ban tổ chức cung cấp. Sau đó, 6 sếp quyền lực sẽ đặt câu hỏi để thẩm định về kinh nghiệm làm việc, năng lực chuyên môn, kiến thức xã hội lẫn trải nghiệm thực tế của ứng viên. 

Sếp Dương Long Thành(Chủ tịch HĐQT Thắng Lợi Group) là người đầu tiên đặt câu hỏi cho ứng viên: “Em đã từng quản lý ngân sách Marketing lớn nhất là bao nhiêu?”. Phương Thanh không do dự đáp lời, ngân sách Marketing theo quý lớn nhất mà cô từng phụ trách là 250.000 USD. Sếp Thành mỉm cười chia sẻ nếu Phương Thanh về đội Thắng Lợi thì cô sẽ được quản lý ngân sách gấp 5 lần con số đó, tức hơn 1.2 triệu USD. Nữ ứng viên tỏ ra bất ngờ, ngạc nhiên trước thông tin mà vị sếp quyền lực cung cấp. 

Ngược lại với sếp Thành, sếp Lê Trí Thông (Tổng Giám đốc Công ty CP Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận – PNJ) không đặt câu hỏi về chuyên môn cho ứng viên, mà yêu cầu ứng viên chủ động đề xuất những giá trị mà cô có thể mang đến cho PNJ. Phương Thanh khẳng định:“Điều mà tôi có thể đóng góp cho doanh nghiệp, thứ nhất là tầm nhìn, không quá xa, nhưng đủ rộng để theo kịp tư duy vĩ mô của các sếp. Tôi có thể nhìn ra thói quen của người tiêu dùng và xu hướng của các bạn trẻ ngày nay, cũng như lứa tuổi trung niên để tạo ra những điều phù hợp với sản phẩm của PNJ. Tôi cũng quan tâm làm thế nào để chuyển đổi từ mô hình bán hàng truyền thống sang Thương mại điện tử, bán hàng online, làm sao để tiếp cận người dùng một cách dễ dàng hơn”. 

Khác với 2 sếp trước đó, sếp Nguyễn Tuấn Lương (Phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam - VNPAY), lại mang đến cho Phương Thanh một thử thách về EQ, về cách tương tác với cấp trên ở môi trường công sở. “Khi lên kế hoạch Marketing, nếu bạn cảm thấy hay, nhưng sếp không đồng ý thì bạn giải quyết thế nào” – Sếp Lương hỏi khó. Phương Thanh trả lời: “Tôi có 2 phương án. Thứ nhất là tìm hiểu mong muốn của sếp và sau đó điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với chiến lược của công ty. Phương án thứ hai là tôi sẽ xin sếp cho tôi cơ hội được thử. Tôi tin rằng các sếp luôn muốn nhân viên được thể hiện năng lực và ý kiến cá nhân”. 

Hỏi xoáy ứng viên, sếp Hoàng Nam Tiến (Chủ tịch HĐQT FPT Telecom) mở lời: “Tôi biết thế hệ trẻ các em hay chê sếp già là dốt, nhưng thường là chê sau lưng. Vậy đã bao giờ em mắng vào mặt các sếp là sếp dốt chưa?”. 

Tỏ ra khá bất ngờ với câu hỏi, nhưng Phương Thanh vẫn bình tĩnh ứng đáp: “Tôi chưa bao giờ mắng là sếp dốt. Ở công ty cũ, chị CEO của tôi là người nước ngoài và chồng chị ấy cũng là Chủ tịch Tập đoàn. Anh ấy đã 60 tuổi. Trong quá trình làm việc, anh ấy có đưa ra một số phương án, nhưng khá là lỗi thời. Tôi có chia sẻ với anh ấy rằng với thế hệ của anh, điều đấy khá là phù hợp. Tuy nhiên với văn hóa của giới trẻ, điều đấy chưa thực sự phù hợp lắm. Nên hãy thử nghe theo giải pháp của tôi. Nếu không hiệu quả, tôi sẽ nghe theo phương án của anh ở lần sau”. 

Hoàn thành phần hỏi – đáp, 6 sếp sẽ quyết định nhấn đèn xanh nếu hài lòng về ứng viên, nhấn đèn vàng là có điều còn băn khoăn và đưa ra lời cảnh báo cho ứng viên, nhấn đèn đỏ là không hài lòng và từ chối tuyển dụng. 

Kết quả, Phương Thanh sở hữu 3 đèn xanh đến từ sếp Thành, sếp Thông và sếp Nga, đủ điều kiện để bước tiếp vào vòng cuối cùng – vòng Cơ hội cho ai. 

Mức lương kỳ vọng của Phương Thanh là 33.146.064. Cô nhận được lời mời làm việc tại PNJ của sếp Thông, vị trí Trợ lý Quản lý Thương hiệu Cấp cao kiêm Trợ lý CMO với mức lương 33.010.101. 2 mức “mời lương” còn lại thuộc về sếp Nga cho vị trí Trưởng nhóm Marketing chi nhánh miền Nam với mức lương 25.000.000 và sếp Thành cho vị trí Giám đốc Marketing dự án Bất động sản với mức lương 33.999.999. 

Vì “mời lương” thấp hơn kỳ vọng của ứng viên chỉ vỏn vẹn khoảng 100 nghìn, sếp Thôngđể vụt mất ứng viên ưng ý trong sự tiếc nuối. Sếp Nga cũng mất đi quyền chiêu mộ ứng viên về đội. Sếp Thành là nhân vật duy nhất đủ điều kiện để tuyển dụng Phương Thanh. 

Ở giai đoạn này, khi chỉ có duy nhất 1 cơ hội, ứng viên có quyền lựa chọn đồng ý về đội sếp Thành hoặc từ chối. Phương Thanh tỏ ra khá bối rối, đắn đó trong thời điểm đưa ra quyết định. Cô bật khóc khi nghe sếp Nga khuyên nhủ “Quyết định của em là chắn chắn và tuyệt với nhất. Em không cần phải hỏi ý kiến của bất kỳ ai”. 

Kết quả chung cuộc, Phương Thanh quyết định gia nhập Thắng Lợi Group của sếp Thành ở vị trí Giám đốc Marketing dự án Bất động sản với mức “chốt lương”33.999.999.

Văn Quảng

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

Liên kết hữu ích

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam