Cách cầm vô lăng đúng cách
Để đánh lái chính xác thì điều quan trọng nhất là phải cầm vô lăng chính xác. Cầm vô lăng là một trong những kỹ thuật đầu tiên mà tài xế học khi lái xe ô tô. Khi thực hiện đúng động tác, chúng ta sẽ dễ dàng điều khiển và xử lý được các tình hướng, hạn chế được các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.
Kỹ thuật cầm vô lăng chính xác cũng rất quan trọng khi thi bằng lái xe ô tô B1, B2. Nhiều người đã bị trừ điểm vì lỗi cầm vô lăng không đúng cách. Trong khi lái xe, tài xế cần chú ý về tư thế, vị trí cơ thể và cách đặt tay.
Dưới đây là những điều giám khảo đánh giá cao khi cầm lái xe ô tô:
- Cầm vô lăng đúng ở vị trí 1/4 phía trên (10 và 2, 9 và 3)
- Bẻ lái chính xác và mượt mà khi vào cua
- Tránh bắt chéo tay khi rẽ, chuyển hướng
Kỹ thuật đánh lái chính xác
Kỹ thuật bắt chéo tay - Áp dụng ở tốc độ dưới 25km/h
Kỹ thuật đánh lái chéo tay là kỹ thuật đơn giản, hầu như nhiều tài mới đều biết về kỹ thuật này. Về cơ bản, kỹ thuật này sẽ dùng hai tay bắt chéo nhau để kéo vô lăng về phía mong muốn. Mục đích là giúp người lái có góc đánh lái lớn hơn, phù hợp để áp dụng khi lưu thông trong đô thị.
Lợi ích kỹ thuật này là giúp tài xế tận dụng được lực tay nhiều hơn để đánh lái nhẹ nhàng hơn. Theo khuyến cáo, kỹ thuật này chỉ áp dụng khi tài xế lái ở tốc độ dưới 25km/h, không nên áp dụng khi lái ở tốc độ cao hoặc khi rẽ. Vì hành động này sẽ này sẽ làm giảm khả năng xử lý khi có tình huống bất ngờ và hiệu quả của túi khí.
Kỹ thuật vần vô lăng - Áp dụng khi đánh lái những góc gắt
Kỹ thuật này đòi hỏi khả năng xử lý phức tạp hơn và chỉ nên được áp dụng khi tài xế muốn đánh lái ở những góc cua gắt. Không giống như kỹ thuật bắt chéo tay, kỹ thuật vần vô lăng đòi hỏi người lái phải chuyển tay nhiều hơn. Do vậy, theo kinh nghiệm lái xe của các chuyên gia, người dùng chỉ nên áp dụng kỹ thuật này ở những góc cua gắt.
Ưu điểm của phương pháp này là giúp tài xế đánh lái sang hai hướng nhưng vẫn kiểm soát xe được tối đa. Lúc này, tay trái vẫn ở bên trái, tay phải vẫn ở bên phải. Vô lăng có thể dễ dàng xoay từ hướng này sang hướng khác mà không cần chéo tay.
Thao tác thực hiện: Người lái xe đặt tay ở vị trí 10 và 2 giờ theo phương pháp đẩy-kéo. Khi xe rẽ trái, tay ở số 10 kéo vô lăng xuống số 6 trong khi tay phải ở số 2 đẩy vô lăng lên số 12. Khi quay phải, tay phải kéo vô lăng từ vị trí 2 đến 6 giờ trong khi tay trái đẩy vô lăng từ vị trí 10 đến vị trí 12.
Ưu điểm của kỹ thuật này là khắc phục nhược điểm của kỹ thuật bắt tay chéo. Giúp tài xế đánh lái mượt hơn khi đi ở tốc độ cao, định hướng xe chính xác hơn và không phải dùng nhiều lực khiến tay vì điều này làm mói tay khi lái xe đường dài.
Quay vô lăng bằng một tay - Áp dụng trong tình huống khẩn cấp
Kỹ thuật này được khuyến khích áp dụng trong tình huống khẩn cấp. Thứ tự thực hiện kỹ thuật này như sau, đặt tay ở vị trí cao nhất trên vô lăng, sau đó nới lỏng tay nắm vô lăng như bình thường rồi sử dụng lòng bàn tay quay vô lăng xuống điểm thấp nhất.
Tiếp theo, người điều khiển cần quay vô lăng theo hướng chuyển dần lên cạnh bàn tay, tiếp tục quay và chuyển sang cách nắm bình thường, sau đó quay vô lăng lên điểm cao nhất.
Xem thêm:
Các kiểu cầm vô lăng sai thường gặp
Kiểu đặt tay dưới đáy vô lăng
Đây là cách cầm vô lăng sai thường gặp nhất. Nhiều người đặt tay dưới đáy vô lăng và có khi chỉ điều khiển bằng một tay. Việc làm này tuy có thể giúp tài xế đỡ mỏi vai, nhưng nó sẽ làm hạn chế rất nhiều về khả năng đánh lái. Người lái chỉ có thể nới rộng góc lái trong phạm vi hẹp, không thể đánh lái được góc lớn, vì vậy sẽ rất nguy hiểm nếu có tình huống đột ngột.
Box tư vấn mua xe - biên tập viên không chỉnh sửa tại đây!
Kiểu đặt tay sát người
Kiểu cầm vô lăng này thường gặp nhất ở các chị em phụ nữ và những người có thể hình thấp. Để đỡ mỏi tay, nhiều người có thói quen dí sát người với vô lăng. Tuy nhiên, thói quen này cần được loại bỏ vì nó sẽ làm hạn chế góc đánh lái cũng như giảm hiệu quả hoạt động của túi khí. Bên cạnh đó, người lái cũng có thể chịu tác động mạnh hơn nếu có tai nạn xảy ra.
Kiểu cầm chấu
Thông thường, vô lăng thường có từ 2-4 chấu nhưng hiện nay phổ biến nhất là loại 3 chấu. Tương tự như nhược điểm của những cách trên, cách cầm vô lăng kiểu này cũng sẽ nguy hiểm khi lái xe ở tốc độ cao hay gặp phải các tình huống cần phản ứng nhanh.
Sai lầm của cách cầm này là hạn chế lực từ cánh tay và khó có thể bẻ lái nhanh, đồng thời tay tài xế có thể bị thương khi túi khí bung ra.
Kiểu cầm vô lăng trên đỉnh và sử dụng 1 tay
Hai kiểu cầm này chỉ nên dùng để nghỉ ngơi khi lái xe ở tốc độ chậm và đi trên đoạn đường vắng, không nên áp dụng khi lái xe trong đô thị hay trên cao tốc. Nhược điểm của hai cách này đều hạn chế khả năng kiểm soát vô lăng và góc đánh lái của tài xế.
Có thể bạn quan tâm: Những trải nghiệm lái xe vụng về của tài mới
(Nguồn ảnh: Internet)