Nhiều điểm sáng trong phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp

TNV - Đảng và Nhà nước ta đã sớm có những chủ trương, Nghị quyết, Kết luận để thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững. Ngoài những giải pháp điều tiết vĩ mô, cần có những giải pháp cải tiến, sáng chế trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp trong các giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học đã mang lại. 

Lễ Tổng kết và trao giải của Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka năm 2021

Kiểm soát dịch hoại tử gan tụy cấp trên tôm

Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPND) là bệnh trên tôm được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc năm 2009. Sau đó, bệnh lây lan nhanh chóng ra các nước lân cận và hiện đã có mặt tại hầu hết các vùng sản xuất tôm chính trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bệnh gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành tôm toàn cầu và cho đến nay vẫn chưa có phương pháp chữa bệnh hiệu quả.

Trước thực trạng đó, Nhóm thí sinh Huỳnh Tuấn Bình, Nguyễn Thị Minh Hòa đến từ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã thực hiện với đề tài Giải pháp kết hợp giữa tầm soát chủng gây bệnh đang lưu hành và phát triển kit PCR chẩn đoán bệnh nhằm kiểm soát dịch Hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm ở vùng Tây Nam Bộ.

Năm 2021, một phương pháp xét nghiệm PCR (Polymerase Chain Reaction) PCR mới đáp ứng tiêu chí phát hiện đồng thời bệnh AHPND và AHPND-mutant gây nguy hiểm cho tôm đã được thiết lập.

Khảo sát quy trình thực hiện phương pháp này với chi phí thấp và điều kiện thực hiện thí nghiệm đơn giản, không yêu cầu trình độ thao tác kỹ thuật cao, giúp kịp thời xác định và phong tỏa ổ dịch, tránh gây hậu quả nghiêm trọng.

Đồng thời, áp dụng phương pháp PCR này để phân lập và giải trình tự bộ gene để cập nhật bổ sung thêm vào bộ sưu tập chủng gây bệnh còn quá ít của Việt Nam cũng như tìm hiểu các đặc điểm của chủng hiện hành.                       

Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tôm sú “Cà Mau”. 

Chế phẩm trừ sâu thảo mộc

Hạt mãng cầu và hạt thầu dầu là những nguồn nguyên liệu chứa thành phần các hợp chất thứ cấp có tiềm năng phát triển thành thuốc trừ sâu thảo mộc.

Nhóm thí sinh La Quốc Anh, Ngô Ngọc Tuyền, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Xuân Kỳ đến từ Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã thực hiện đề tài Xây dựng giải pháp kỹ thuật tạo chế phẩm trừ sâu thảo mộc từ một số phụ phế phẩm nông nghiệp.

Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định phương thức sử dụng phù hợp hai loại nguyên liệu này nhằm kiểm soát sâu hại trên rau cải.

Kết quả đã cho thấy rằng việc sử dụng dung môi ethanol 60% đối với nguyên liệu hạt thầu dầu và sử dụng dung môi ethanol 80% để chiết xuất nguyên liệu hạt mãng cầu cho hiệu quả chiết xuất cao nhất. Nếu sử dụng dung môi là nước có gia nhiệt ở 80oC đối với hạt mãng cầu hoặc ở 100 độ C đối với hạt thầu dầu cũng cho hiệu quả tách chiết tốt.

Trong điều kiện đồng ruộng, sử dụng dịch chiết được từ hạt thầu dầu với dung môi ethanol 60% ở nồng độ phun 4‰ đã làm giảm tỷ lệ cây bị sâu hại tới 2,4 so với đối chứng. Sử dụng hạt mãng cầu được tách chiết với dung môi nước phun ở nồng độ 4‰ cũng cho phép làm số sâu gây hại giảm 1,7 lần so với đối chứng.                        

  Việc xây dựng giải pháp kỹ thuật tạo chế phẩm trừ sâu bằng thảo mộc không những diệt trừ sâu bệnh hại rau, củ quả mà còn giúp cho người tiêu dùng an tâm khi sử dụng các sản phẩm, đặc biệt không gây ô nhiễm môi trường. Từ hiệu quả này, các cơ quan chuyên môn cần đánh giá, khuyến cáo và phổ biến nhân rộng để người nông dân thay đổi thói quen lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt; tiến tới áp dụng biện pháp an toàn sinh học cho cây trồng, góp phần cung cấp cho thị trường nông sản sạch, an toàn.

 

Hạt mãng cầu xiêm được dùng để bào chế thuốc trừ sâu bằng thảo mộc và còn nhiều công dụng thú vị. 

Tạo màng bọc vi sinh vật cho viên hạt Urê

Trong nền sản xuất nông nghiệp, việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do phân bón hóa học nhưng vẫn không gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng là một vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Với định hướng trên, Nhóm thí sinh Lý Cẩm Tú, Lê Quỳnh Anh đến từ Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã thực hiện đề tài Nghiên cứu công nghệ tạo màng bọc vi sinh vật cho viên hạt Urê tại Việt Nam.

Trong nghiên cứu này, Nhóm thí sinh đã nghiên cứu thành công quy trình tạo lớp bọc vi sinh vật cho hạt phân Urea (Đạm Phú Mỹ). Chủng M2, được phân lập và định danh là chủng vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens dựa trên trình tự 16S rRNA (đã có xác nhận định danh), đã được chọn vì khả năng phân giải cơ chất cao. B. amyloliquefaciens M2 có khả năng sống sót và tạo bào tử khi được bọc ngoài viên hạt Urea. Ngay cả sau 6 tháng, mật độ vi sinh vật trong chế phẩm vẫn đạt trên 106 CFU/mL theo “Tiêu chuẩn Việt Nam về phân hữu cơ vi sinh vật - TCVN 7185:2002”.

Thử nghiệm trên cây rau mồng tơi, chế phẩm phân Urea bọc vi sinh giúp giảm lượng phân Urea cần sử dụng còn 75% (giảm 25%) so với lượng tiêu chuẩn.

Các kết quả của nghiên cứu cho thấy tiềm năng to lớn của phân Urea bọc vi sinh vật trong việc tăng năng suất cây trồng và giảm các chi phi vật tư, ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp.                           

Với chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta về phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở tái cơ cấu ngành, cơ cấu sản phẩm gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, những giải pháp cải tiến, sáng chế trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, như trong các giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học đã mang lại rất cần các cơ quan chức năng nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ nhân rộng.

Lê Thanh

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam