Năm 2021, xuất khẩu sắt thép đạt hơn 13 triệu tấn, trị giá 11,79 tỷ USD
Theo số liệu mới công bố của Tổng cục Hải quan, 2021 là năm đầu tiên xuất khẩu sắt thép các loại vượt mốc 10 triệu tấn/năm và trị giá vượt 10 tỷ USD.
Cụ thể, tính riêng tháng 12/2021, xuất khẩu sắt thép các loại đạt 908 nghìn tấn, giảm 18,3% so với tháng 11 với trị giá là 965 triệu USD, giảm 16,6%.
Tính chung cả năm, lượng sắt thép xuất khẩu năm 2021 đã đạt hơn 13 triệu tấn, tăng cao tới 32,9%; trị giá đạt 11,79 tỷ USD, tăng 124,3% so với năm 2020. Giá xuất khẩu sắt thép các loại trong năm 2021 tăng 68,8% so với năm trước, tương ứng tăng 367 USD/tấn.
Trong khi xuất khẩu tăng cao thì nhập khẩu nhóm hàng sắt thép các loại trong năm qua là 12,31 triệu tấn, lại giảm 7,1% so với năm trước. Đây là năm đầu tiên, khối lượng xuất khẩu sắt thép các loại cao hơn so với khối lượng nhập khẩu.
Trong giai đoạn 2011-2020, trung bình chênh lệch khối lượng giữa xuất khẩu sắt thép và nhập khẩu sắt thép là 9 triệu tấn/năm, đặc biệt năm 2016 chênh lệch lên đến 16 triệu tấn.
Về thị trường xuất khẩu sắt thép các loại trong năm qua, theo Hiệp hội Thép Việt Nam, nếu top 5 thị trường xuất khẩu thép năm 2020 là ASEAN (42,6%), Trung Quốc (36,53%), EU (2,88%), Đài Loan (2,86%) và Mỹ (1,87%) thì năm 2021 đã có sự thay đổi: ASEAN vẫn là thị trường truyền thống (28,64%), Trung Quốc (21,32%), EU (12,56%), Mỹ (7,51%) và Đài Loan (5,05%).
Ở chiều ngược lại, Việt Nam tiếp tục nhập khẩu thép nhiều nhất từ Trung Quốc, chiếm khoảng 41,38% tổng lượng thép nhập khẩu và 39,04% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Các quốc gia tiếp theo cung cấp thép cho Việt Nam là Nhật Bản (14,51%), Hàn Quốc (13,63%), Ấn Độ (12,2%) và các quốc gia khác.
Về triển vọng, nhiều chuyên gia cho rằng thị trường thép Việt Nam năm 2022 sẽ tốt hơn khi Chính phủ ban hành chỉ đạo ổn định và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh thích ứng linh hoạt với đại dịch COVID-19 xuyên suốt.
Các doanh nghiệp ngành thép vẫn bày tỏ một số lo ngại liên quan đến các vấn đề về phòng vệ thương mại.các doanh nghiệp ngành thép vẫn bày tỏ một số lo ngại liên quan đến các vấn đề về phòng vệ thương mại. Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng ngành thép Việt Nam trong tương lai cần hướng tới phát triển thép "xanh", đáp ứng các tiêu chuẩn của EU khi thị trường này áp thuế khí thải cho các sản phẩm xuất khẩu. Nếu làm tốt theo hướng này, Việt Nam sẽ giữ vững và thậm chí tăng thị phần xuất khẩu.
Châu An
Tin liên quan
-
EQuest triển khai chương trình nâng cao tích hợp Toán - STEM
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đại sứ Hoa Kỳ
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang trao Quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ NN&PTNT
Hoàn thành sớm nhất việc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV
Nên đọc
-
Chế độ chi cho cán bộ y tế, tình nguyện viên đi hỗ trợ các tỉnh chống dịch Covid-19
-
TPHCM công bố điểm xét tuyển vào lớp 10 THPT công lập
-
Cuộc chia tay của các y bác sỹ quân đội lên đường vào vùng dịch
-
Chuyên gia Mỹ cảnh báo nguy cơ biến thể mới đe dọa cả những người đã tiêm vaccine
-
ASEAN 54 năm: Lửa thử vàng