Yên Bái đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể và động lực

Thời sự, Chính trị | 10:09:00 13/05/2022

TNV - Kế hoạch Chuyển đổi số của tỉnh Yên Bái năm 2022 được Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn ký ban hành khẳng định: Năm 2022 là năm đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là động lực; toàn dân và toàn diện.

 

Huyện Trấn Yên tổ chức Hội nghị tham vấn chuyển đổi số.

Các mục tiêu cụ thể

Với quan điểm, đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam; đồng thời, triển khai thí điểm, đánh giá, từng bước nhân rộng các mô hình chuyến đổi số, bảo đảm tính hiệu quả, bền vững và phù hợp với bản sắc văn hóa, vị trí địa lý và con người Yên Bái. UBND tỉnh đãxây dựng mục tiêu cụ thể là:

-Phát triển hạ tầng số: bằng việc xóa vùng lõm sóng 3G, 4G; 100% hộ gia đình có máy tính bảng, điện thoại thông minh; 80% hộ gia đình sử dụng dịch vụ Internet đường truyền băng rộng cáp quang; giảm điện thoại 2G xuống dưới 5%; tang tốc độ Internet cố định và di động lên ít nhất 30%.

-Phát triển chính quyền số: 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.100% các giao dịch trên Cổng dịch vụ công tỉnh và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, huyện, xã được xác thực điện tử.Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 45%.

Trong đó, tối thiếu 84% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 68% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 42% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất; 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định.50% cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh và với các cơ sở dữ liệu quốc gia (doanh nghiệp, bảo hiếm...) thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) của tỉnh…

 Tổ giúp việc huyện Yên Bình hướng dẫn đảng viên Chi bộ tổ 7 thuộc Đảng bộ thị trấn Yên Bình cài đặt phần mềm Sổ tay đảng viên điện tử

Mặt khác, có 30% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 20% cán bộ, công chức, viên chức tham gia khai thác dữ liệu và công nghệ số được phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số bằng nhiều hình thức. 20% hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

Ngoài ra, 50% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công thủ tục hành chính trước đó. Qua đó giảm thời gian chờ đợi của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính xuống trung bình còn tối đa là 15 phút/01 lần giao dịch; thời gian tiếp nhận, xử lý hồ sơ tối thiểu 30 phút/ 01 hồ sơ.

Đồng thời phấn đấu tối thiểu 10% người dân, doanh nghiệp thanh toán trực tuyến trên cổng Dịch vụ công Quốc gia, cổng Dịch vụ công tỉnh Yên Bái trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công; Tối thiểu 50% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến trên cổng Dịch vụ công Quốc gia, cổng Dịch vụ công tỉnh Yên Bái.

Đối với phát triển kinh tế số: UBND tỉnh phấn đấu kinh tế số chiếm 5% GRDP và năng suất lao động tăng khoảng 6,2%/năm.

Về phát triển xã hội số, theo Chủ tịch Trần Huy Tuấn, trong năm 2022 tỉnh Yên Bái đặt chỉ tiêu có 70% người dân sử dụng dịch vụ di động bằng thiết bị thông minh; 30% người dùng điện thoại, thiết bị thông minh được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chính quyền điện tử, đô thị thông minh; Tỷ lệ người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử đạt tối thiểu 40%; 70% người lao động tại các khu công nghiệp sử dụng ứng dụng di động cung cấp dịch vụ số.

Giao nhiệm vụ cho cấp huyện

Được biết, trong năm 2022 UBND tỉnh Yên Bái đã giao nhiệm vụ cho các huyện, thị xã, thành phố triển khai tối thiểu các mô hình, nền tảng số theo các mục tiêu sau đây:

1. Thành phố Yên Bái: Triển khai mô hình Công dân số đến 70% công dân sống trên địa bàn thành phố.

Công an huyện Lục Yên vận hành Hệ thống camera an ninh.

2. Thị xã Nghĩa Lộ: Triển khai mô hình chuyển đổi số trong trường học đến 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn thị xã.

3. Huyện Văn Yên:

+ Triển khai mô hình Tổ chuyển đổi số cộng đồng đến 100% thôn, tổ dân phố.

+ Triển khai mô hình Công dân số đến 50% công dân sống trên địa bàn huyện.

+ Triển khai mô hình chuyển đổi số trong trường học đến 100% cơ sở đào tạo trên địa huyện.

+ Triển khai mô hình cơ quan chuyển đổi số tới 100% các phòng, đơn vị và UBND xã trực thuộc UBND huyện.

+ Triển khai sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái đến 100% chi bộ, đảng viên trực thuộc Đảng bộ huyện.

+ Triển khai nền tảng địa chỉ số trên cơ sở nền tảng địa chỉ bưu chính VPostcode tới 100% hộ dân trên địa bàn huyện.

+ Triển khai nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử tới 70% người dân và nền tảng trạm y tế xã tới 100% xã.

+ Triển khai hệ thống truyền thanh thông minh, gắn với nền tảng phát thanh số trực tuyến tới 100% xã, thôn/tổ dân phố trên địa bàn huyện.

+ Tối thiểu đưa 70% hộ nông dân sản xuất nông nghiệp, triển khai đưa 100% sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản chủ lực của huyện (có đủ điều kiện) lên sàn thương mại điện tử Vỏ Sò (Viettel Post) và PostMart (VNPost), phấn đấu số lượng đơn hàng và doanh thu phát sinh tăng trưởng theo tháng.

 Bộ phận Một cửa xã Quy Mông (Trấn Yên) ứng dụng chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính cho Nhân dân

4. Huyện Trấn Yên: Triển khai mô hình cơ quan chuyển đổi số tới 100% các phòng, đơn vị và UBND xã trực thuộc UBND huyện.

5. Huyện Yên Bình: Triển khai sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái đến 100% chi bộ, đảng viên trực thuộc Đảng bộ huyện.
6.Huyện Mù Cang Chải:

+ Triển khai nền tảng địa chỉ số trên cơ sở nền tảng địa chỉ bưu chính VPostcode tới 100% hộ dân trên địa bàn huyện.

+ Triển khai nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử tới 70% người dân và nền tảng trạm y tế xã tới 100% xã.

7.Huyện Trạm Tấu: triển khai nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử tới 70% người dân và nền tảng trạm y tế xã tới 100% xã.

8.Huyện Lục Yên: Triển khai hệ thống truyền thanh thông minh, gắn với nền tảng phát thanh số trực tuyến tối thiểu đạt 40% xã, thị trấn, thôn, tổ trên địa bàn huyện; 100% Đài truyền thanh trên địa bàn huyện được kết nối hệ thống thông tin nguồn.

9.Huyện Văn Chấn: Tối thiểu đưa 70% hộ nông dân sản xuất nông nghiệp và 100% sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản chủ lực của huyện (có đủ điều kiện) lên sàn thương mại điện tử Vỏ Sò (Viettel Post) và PostMart (VNPost); phấn đấu số lượng đơn hàng và doanh thu phát sinh tăng trưởng theo tháng.

Được biết, theo Kế hoạch đề ra, đến ngày 25/4/2022 vừa qua, các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện trong toàn tỉnh đã hoàn thành việc thành lập Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số do người đứng đầu cấp ủy hoặc chính quyền làm Trưởng ban và căn cứ các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này, ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2022 của cơ quan, đơn vị, địa phương.

Hiện, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đang tích cực phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ngành liên quan triển khai mô hình, nền tảng chuyển đổi số theo nhiệm vụ được giao. Kết quả thực hiện sẽ được báo cáo về tỉnh trước ngày 15/12/2022.

Thí điểm triển khai tại một số xã, phường, trường học và doanh nghiệp

Đối với cấp xã (phường) UBND tỉnh thí điểm triển khai chuyển đổi số trong thời gian 3 tháng (từ ngày 01/4 – 31/6/2022) tại phường Đồng Tâm, phường Minh Tân, phường Nguyễn Thái Học (Thành phố Yên Bái) và tại Ủy ban nhân dân xã Tú Lệ (Huyện Văn Chấn). Theo đó, các xã (phường) thực hiện chuyển đổi số phải hoàn thành 26 chỉ tiêu, trong đó: Chính quyền số: 18 chỉ tiêu; Kinh tế số: 03 chỉ tiêu; Xã hội số: 05 chỉ tiêu.

 Đoàn viên thanh niên xã Hồng Ca (Trấn Yên) đến các hộ dân triển khai mô hình Công dân số.

Đối với ngành giáo dục, tỉnh Yên Bái triển khai thí điểm từ ngày 01/3/2022 đến 30/6/2022 tại trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thànhtrường THCS Quang Trung, thành phố Yên Bái với 10 chỉ tiêu.

Về phía doanh nghiệp, UBND tỉnh chọn Công ty Điện lực tỉnh Yên Bái thí điểm chuyển đổi số với 10 chỉ tiêu trong thời gian từ tháng 3 đến hết 31/6/2022. Nhằm thay đổi mô hình truyền thống sang dạng doanh nghiệp số, dựa trên những ứng dụng công nghệ số nhằm thay đổi phương thức điều hành, quy trình làm việc và văn hóa lao động trong doanh nghiệp để “Tăng tốc độ thị trường, tăng vị trí cạnh tranh, thúc đấy tăng trưởng doanh thu, tăng năng suất lao động, mở rộng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng”, Quyết định của UBND tỉnh nêu rõ.

Trong khối cơ quan Nhà nước, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái được giao thí điểm thực hiện chuyển đổi số từ 01/4/2022 đến 31/6/2022 với 24 chỉ tiêu.Nhằm thay đổi toàn diện mọi mặt hoạt động của cơ quan theo hướng hiện đại, hiệu quả, tối ưu hóa nguồn lực để làm được nhiều việc hơn, trong thời gian ngắn hơn, với kết quả tốt hơn và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hạnh phúc hơn.

Cán bộ xã Tà Xi Láng (Trạm Tấu) hướng dân người dân cài đặt phàn mền Bảo hiểm y tế trên máy điện thoại.

Về công dân số, tỉnh Yên Bái giao thị trấn Mậu Axã Đông Cuông thuộc huyện Văn Yên thí điểm triển khai từ 01/4/2022 – 31/6/2022, gồm 4 chỉ tiêu là:

1.100% hộ gia đình được tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các nền tảng, ứng dụng thanh toán trực tuyến; mua, bán online, trả tiền điện, thu, nộp học phí bằng hình thức không sừ dụng tiền mặt/ thanh toán điện tử/thanh toán số.

100% hộ gia đình được gán mã địa chỉ Vpostcode.

100% người dân có sử dụng điện thoại trong phạm vi thí điếm được hỗ trợ, hướng dẫn, cài đặt ứng dụng thanh toán điện tử/thanh toán số.

Triến khai thí điểm danh tính số cho trên 80% người dân trong phạm vi thí điểm dựa trên nền tảng PostlD.

Cùng với đó, UBND tỉnh yêu cầu 173 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh lựa chọn tối thiểu 01 thôn, bản, tổ dân phố để thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng. Nhằm đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân; đưa người dân lên môi trường số, sử dụng nền tảng số, công nghệ số, qua đó, trở thành tác nhân thúc đẩy chính quyền chuyến đổi số mạnh mẽ hơn. Thời gian thí điểm 3 tháng kể từ ngày 01/4/2022 – 31/6/2022.

Ngoài ra, tỉnh Yên Bái cũng thí điểm thực hiện sổ tay đảng viên điện tử tại 11 tổ chức đảng (Đại diện cho các tổ chức đảng trong cơ quan hành chính, sự nghiệp; doanh nghiệp; xã, phường) từ tháng 3/2022 đến tháng 6/2022. Với mục đích nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chuyên đề và học tập Nghị quyết cho các chi, đảng bộ bằng phương thức sử dụng công nghệ. Qua đó, giúp đảng viên được tiếp cận với thông tin, tài liệu, số liệu kịp thời, đầy đủ và đồng bộ từ trên xuống./. 

 Phạm Quỳnh

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

Liên kết hữu ích

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam