Cao tốc 26km qua Đồng Tháp tăng vốn đầu tư lên 6.200 tỉ đồng
Cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh được đề xuất tăng vốn đầu tư thêm 1.400 tỉ đồng so với số mức kinh phí 4.770 tỉ đồng ban đầu. Được biết, mức tăng vốn sẽ được bổ sung cho cả công tác giải phóng mặt bằng lẫn chi phí xây dựng sau khi rà soát thực tế.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) mới đây đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1.
Theo đề xuất của Bộ GTVT, dự án yêu cầu điều chỉnh mức đầu tư từ hơn 4.770 tỉ đồng thành hơn 6.209 tỉ đồng. Mức tăng vốn hơn 1.400 tỉ đồng sẽ được phân bổ cho chi phí giải phóng mặt bằng và chi phí xây dựng. 2 chi phí này gia tăng sau khi rà soát thực tế và cập nhật lại đơn giá, định mức.
Hướng tuyến Mỹ An - Cao Lãnh
Về phương án phân bổ nguồn kinh phí, vốn vay ODA của Quỹ hợp tác Phát triển Kinh tế Hàn Quốc (EDCF) khoảng hơn 4.462 tỉ đồng (tương đương 189,42 triệu USD), được sử dụng để thanh toán chi phí xây dựng, thiết bị; và các chi phí liên quan đến quá trình thi công.
Vốn đối ứng khoảng hơn 1.747 tỉ đồng, được sử dụng để thanh toán thuế VAT (phần chi phí xây dựng, thiết bị; chi phí tư vấn giám sát thi công), chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí giải phóng mặt bằng; dự phòng phần vốn đối ứng, phí dịch vụ.
Dự án xây dựng đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1 có chiều dài tuyến khoảng 26,56km đi qua huyện Tháp Mười và huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Dự án có điểm đầu kết nối với tuyến N2 thuộc thị trấn Mỹ An (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp); điểm cuối tại nút giao An Bình (điểm đầu cầu Cao Lãnh, thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).
Theo phương án thiết kế, tuyến cao tốc sẽ được đầu tư mặt cắt ngang giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 6 làn xe. Trong giai đoạn 1, mặt cắt ngang được phân kỳ đầu tư quy mô 4 làn xe hạn chế, vận tốc khai thác 80 km/giờ. Dự án có thời gian thực hiện trong vòng 5 năm kể tính từ ngày Hiệp định vay có hiệu lực.
Việc đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1, phát huy hiệu quả Dự án Kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mê Koong; hoàn thiện, kết nối tuyến N2, đường Hồ Chí Minh và tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây.
Bắc Cơ
Tin liên quan
-
Đại học Việt Nam có "mất giá"?
Thuế suất tối thiểu toàn cầu: Lắng nghe để có 'bức tranh' toàn diện
Chất vấn và trả lời chất vấn: Ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề
Lãnh đạo Wagner: Nga kiểm soát 70% Bakhmut, Ukraine chuẩn bị phản công
Chủ trương xây dựng đường liên vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng
Nên đọc
-
Chế độ chi cho cán bộ y tế, tình nguyện viên đi hỗ trợ các tỉnh chống dịch Covid-19
-
TPHCM công bố điểm xét tuyển vào lớp 10 THPT công lập
-
Cuộc chia tay của các y bác sỹ quân đội lên đường vào vùng dịch
-
Chuyên gia Mỹ cảnh báo nguy cơ biến thể mới đe dọa cả những người đã tiêm vaccine
-
ASEAN 54 năm: Lửa thử vàng