Tăng cường kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1056/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật giai đoạn 2023 - 2030”.
Tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật
Mục tiêu chung của Chương trình nhằm tăng cường kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.
Mỗi nhóm chuyên môn phải có tối thiểu một giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 toàn bộ các chương trình đào tạo cử nhân luật đều được rà soát, điều chỉnh đáp ứng Chuẩn chương trình đào tạo khối ngành Pháp luật, trong đó mỗi nhóm kiến thức chuyên môn ngành luật phải có riêng, tối thiểu một giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ có chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy;
Chương trình phấn đấu 80% chương trình đào tạo cử nhân luật đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục, trong đó tối thiểu 5% chương trình đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục của tổ chức kiểm định nước ngoài có uy tín và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ giảng dạy các học phần thuộc khối kiến thức chuyên môn của ngành luật đạt tối thiểu 35%.
Đến năm 2030, phấn đấu 100% chương trình đào tạo cử nhân luật đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục, trong đó tối thiểu 10% chương trình đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục của tổ chức kiểm định nước ngoài có uy tín và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ giảng dạy các học phần bắt buộc, cốt lõi thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, ngành, chuyên ngành của chương trình đào tạo cử nhân luật đạt tối thiểu 40%.
Tăng cường kiểm soát, đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp
Để đạt được những mục tiêu trên, Chương trình đưa ra các giải pháp, nhiệm vụ sau: Hoàn thiện thể chế, công cụ quản lý nhà nước để kiểm soát và nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật; chú trọng đổi mới công tác quản lý nhà nước về đào tạo cử nhân luật; tăng cường kiểm soát, đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp cử nhân luật; tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo cử nhân luật theo hướng hội nhập quốc tế; tăng cường tính thực tiễn trong đào tạo cử nhân luật; thực hiện có hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về đào tạo cử nhân luật và tăng cường sự liên kết giữa cơ sở đào tạo cử nhân luật với các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
Trong đó, Chương trình thực hiện rà soát, hoàn thiện quy định về mở ngành, đình chỉ hoạt động ngành đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh, chuẩn cơ sở đào tạo theo hướng quy định chặt chẽ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với đào tạo cử nhân luật; rà soát, hoàn thiện các quy định về tuyển sinh, đào tạo, kiểm định chương trình đào tạo các hình thức vừa làm vừa học và đào tạo từ xa.
Đổi mới, cập nhật chương trình đào tạo theo chuẩn chương trình đào tạo theo hướng hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao; đồng thời, tăng cường sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo cử nhân luật với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để hỗ trợ sinh viên thực tập nghề nghiệp, nâng cao năng lực làm việc cho sinh viên...
Vũ Phương Nhi/Chinhphu
Tin liên quan
-
Thí điểm thu phí tự động tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất trong 6 tháng
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước trong mô hình quản trị vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Thủ tướng động viên, chung vui Tết Trung thu với các bệnh nhi tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ
Thủ tướng: Các bộ trưởng phải trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm về công tác xây dựng pháp luật
Nên đọc
-
Chế độ chi cho cán bộ y tế, tình nguyện viên đi hỗ trợ các tỉnh chống dịch Covid-19
-
TPHCM công bố điểm xét tuyển vào lớp 10 THPT công lập
-
Cuộc chia tay của các y bác sỹ quân đội lên đường vào vùng dịch
-
Chuyên gia Mỹ cảnh báo nguy cơ biến thể mới đe dọa cả những người đã tiêm vaccine
-
ASEAN 54 năm: Lửa thử vàng