Bị tước bằng lái xe A1 tích hợp bằng lái xe hạng B2 thì có được điều khiển ô tô không?

Ô tô - Xe máy, Công nghệ | 14:18:48 18/05/2022

"Tôi điều khiển xe máy sau khi uống bia với bạn và bị CSGT thổi phạt, vi phạm lỗi nồng độ cồn 0,2miligam/ 1 lít khí thở, bị tịch thu bằng lái. Tuy nhiên, bằng lái xe của tôi có tích hợp cả bằng lái xe hạng B2, vậy tôi có được phép chạy xe ô tô không?" (Độc giả Lưu Quang Hùng, 36 tuổi).

Độc giả Lưu Quang Hùng gửi tới Tinxe.vn câu hỏi như sau "Tôi điều khiển xe máy sau khi uống bia với bạn và bị CSGT thổi phạt, vi phạm lỗi nồng độ cồn 0,2miligam/1 lít khí thở, bị phạt tiền 4 triệu đồng và tịch thu bằng lái từ 11 tháng. Tuy nhiên, bằng lái xe của tôi có tích hợp cả bằng lái xe hạng B2, vậy tôi có được phép chạy xe ô tô không?". Để giải đáp rõ hơn khúc mắc của độc giả Lưu Quang Hùng, chúng tôi xin trả lời cụ thể như sau.

Bằng lái xe tích hợp là loại bằng gộp 2 hoặc nhiều bằng lái xe không thời hạn (A1, A2, A3) với bằng lái xe có thời hạn (A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE). 

Trường hợp vi phạm lỗi nồng độ cồn 0,2miligam/ 1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng (Điểm c, Khoản 6, Điều 6, Nghị định 100/2019) và bị tịch thu bằng lái xe máy từ 10 - 12 tháng (Điểm d, Khoản 10, Điều 6, Nghị định 100/2019). Cảnh sát giao thông xử phạt 4 triệu đồng và tịch thu bằng lái từ 11 tháng là đúng quy định. 

Trong quyết định xử phạt, CSGT sẽ ghi rõ tước quyền sử dụng GPLX loại nào trong GPLX tích hợp (cụ thể ở đây là GPLX A1). Do đó, bạn vẫn được quyền điều khiển xe ô tô hạng B2, tuy nhiên cần mang theo quyết định xử phạt hành chính, căn cứ theo Khoản 4 Điều 4 Thông tư 37/2017 của Bộ GTVT.

GPLX tích hợp là thứ để đảm bảo quá trình, thời gian thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính nên khi đã bị tước quyền sử dụng thì không thể "mượn" lại.

Tước giấy phép lái xe máy trong bằng tích hợp vẫn được phép điều khiển phương tiện còn lại.

Tước giấy phép lái xe máy trong bằng tích hợp vẫn được phép điều khiển phương tiện còn lại.

Nếu muốn tách riêng bằng lái không thời hạn và có thời hạn thì cần làm những gì?

Theo Khoản 8 Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BGTVT sửa đổi Khoản 2 Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không có thời hạn phải nộp giấy khám sức khỏe. Giấy khám sức khỏe của người lái xe sẽ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp đổi giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3.

Như vậy, theo quy định mới nhất sẽ áp dụng từ ngày 15/6, hồ sơ đề nghị tách giấy phép lái xe hạng không thời hạn và có thời hạn bao gồm:

- Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu (01 bản chính);

- Giấy khám sức khỏe người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp (01 bản chính);

- Bản sao giấy phép lái xe (01 bản sao);

- Thẻ căn cước công dân (CCCD) hoặc chứng minh thư nhân dân (CMND) hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy CMND hoặc thẻ CCCD (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài) (01 bản sao).

Cá nhân nộp hồ sơ đề nghị đổi GPLX đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Có 2 hình thức thực hiện là nộp trực tiếp hoặc nộp trực tuyến tại cổng dịch vụ công quốc gia https://dichvucong.gov.vn, cả 2 đều có lệ phí là 135.000 VNĐ/lần, thời hạn giải quyết là 5 ngày làm việc.

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam