Lễ hội xuân Ngọa Vân năm 2016 và khánh thành chùa Ngọa Vân - Di tích Quốc gia đặc biệt

Du lịch, Hồn việt | 15:17:11 16/02/2016

TNV - Ngày 16/02 (tức ngày 09 tháng Giêng năm Bính Thân), UBND thị xã Đông Triều phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh long trọng tổ chức Lễ khai hội xuân Ngọa Vân năm 2016 và khánh thành chùa Ngọa Vân – Di tích Quốc gia đặc biệt.

Trước đó, vào lúc 7h30’ cùng ngày, công trình Cổng tuyên truyền Khu di tích lịch sử văn hóa nhà Trần cũng được cắt băng khánh thành mở đầu cho chuỗi sự kiện khai hội xuân Ngọa Vân 2016. Đây là công trình có kết cấu bê tông liền khối, chiều rộng 27,42m, chiều cao đỉnh mái 19,778m; được thiết kế 2 tầng với 8 mái, 8 đao, 8 trụ và hàng ngàn họa tiết hoa văn do Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Hà đầu tư xây dựng và cung tiến.

Trong ngày diễn ra Lễ khai hội, công ty TNHH Tâm Đức cũng đã chính thức vận hành hệ thống cáp treo, phục vụ miễn phí cho nhân dân và du khách.

Phần nghi lễ chính thức diễn ra từ 9h00 - 10h30 tại sân ga cáp treo chùa Ngọa Vân gồm Diễn văn khai mạc Lễ hội xuân Ngọa Vân 2016; gióng Trống - Thỉnh chuông khai hội, cầu quốc thái dân an của hàng trăm tăng ni và hàng ngàn tín đồ phật tử; cắt băng khánh thành chùa Ngọa Vân.

Phần hội diễn ra tại khu vực chùa Ngọa Vân và sân cáp treo Ngọa Vân gồm các hoạt động giao lưu văn nghệ của các CLB chèo trên địa bàn thị xã; các hoạt động thể thao và trò chơi dân gian như: Kéo co, bịt mắt bắt vịt, bắt trạch trong chum, ném còn...

Chùa Ngọa Vân tọa lạc trên núi Bảo Đài thuộc thôn Tây Sơn, xã Bình Khê, thị xã Đông Triều là di tích quan trọng bậc nhất trong Khu di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều. Lễ hội xuân Ngọa Vân là dịp để nhân dân và du khách thập phương hành hương về “Thánh địa của thiền phái Trúc Lâm”; nơi Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông – Tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm lựa chọn là nơi nhập Niết Bàn, hóa Phật. Bắt đầu từ năm 2016, Lễ hội xuân Ngọa Vân sẽ được duy trì tổ chức khai hội vào ngày 16/02 hàng năm (tức ngày 09 tháng Giêng) cho đến hết tháng 3 âm lịch.

Được biết, Dự án trùng tu, tôn tạo chùa Ngọa Vân được UBND tỉnh giao cho Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và UBND thị xã Đông Triều làm chủ đầu tư với nguồn vốn gần 90 tỷ đồng, hoàn toàn từ nguồn xã hội hóa.

Dự án trùng tu, tôn tạo chùa Ngọa Vân bao gồm các hạng mục:

 (1)- Tòa Tam Bảo: diện tích xây dựng 264,27m2 có mặt bằng hình chữ nhị, gồm 2 nếp nhà có kết cấu khung gỗ Lim 3 gian 2 chái, tòa tiền đường và thượng điện với kiến trúc 1 tầng 4 mái, mái được lợp ngói mũi hài cỡ trung; các bờ nóc, bờ dải, đầu đao, con giống đều được làm theo lối kiến trúc truyền thống;

 (2)- Nhà Tổ: diện tích xây dựng 105,62m2, kiến trúc 5 gian, hai hồi bít đốc, kết cấu khung mái bằng gỗ Lim, mái lợp ngói mũi hài cỡ trung. Bờ nóc, bờ dải, đầu đao con giống được làm theo lối kiến trúc truyền thống;

 (3)- Tam quan: được thiết kế bởi 6 trụ nằm trên một trục ngang, 2 trụ ngoài cùng xây bằng gạch, 4 trụ giữa được làm bằng gỗ đỡ kết cấu mái gỗ. Hệ kết cấu mái có vì kèo dạng con sơn đỡ con chồng. Mái lợp ngói mũi hài, bờ nóc, bờ chảy, con giống được làm theo lối kiến trúc truyền thống;

 (4)- Vườn trưng bày khảo cổ: Dấu vết kiến trúc thời Nguyễn (phần khảo cổ) được giữ lại làm vườn trưng bày khảo cổ trưng bày các hiện vật như tảng kê chân cột, gạch, ngói và một số loại hình di vật khác;

 (5)- Vườn tháp: tu bổ lại 2 mộ tháp hình thức kiến trúc theo tháp một thời Lê Trung Hưng (hình thức tháp mộ khu vực Thông Đàn và khu vực chùa Thượng), kết cấu được làm bằng đá khối khai thác tại chỗ, kích thước mặt bằng 2,3mx2,3m, cao 4,62m;

(6)- Khu vực trồng cây mai vàng Yên Tử: bố trí trồng tại vị trí chân núi Bàn cờ Tiên bên cạnh lối lên chùa Thượng;

(7)- Nhà Tăng - Nhà khách, Am hóa vàng, công trình phụ trợ, hệ thống sân vườn và các hạng mục khác…

Dự án tu bổ, tôn tạo dựa trên nguyên tắc đảm bảo và phát huy giá trị chân thực của di tích, do vậy tất cả các hạng mục của dự án như đã nêu ở trên đều bám sát vào các tài liệu khảo cổ và hồ sơ quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hình thức kiến trúc, bài trí tượng thờ được thiết kế theo kiến trúc thời Lê Trung Hưng theo đề xuất của các nhà khoa học. Vật liệu được sử dụng để tu bổ, phục hồi di tích gồm gỗ nhóm 1, gạch thất phục chế, ngói mũi hài phục chế, ngói chiếu chữ Thọ, gạch lát nền gạch bát phục chế kích thước 300x300x45… Bờ nóc, bờ dải, đầu đao, con giống được làm theo lối kiến trúc truyền thống thời Lê Trung Hưng.

Cũng trong dịp này, ngày mùng 10 tháng Giêng tại miền đất linh thiêng của Phật giáo Trúc Lâm đã khai mạc Lễ hội Yên Tử năm 2016.

A0

A1(1)

Cắt băng khánh thành Cổng tuyên truyền Khu di tích lịch sử nhà Trần. Cắt băng khánh thành Cổng tuyên truyền Khu di tích lịch sử nhà Trần.

A2

A3

A4

A5(1)

A5

A6

A7

A2, A3, A4, A5(1), A5, A6, A7, A8: Dòng người nườm nượp đổ về khai hội xuân Ngọa Vân năm 2016. Dòng người nườm nượp đổ về khai hội xuân Ngọa Vân năm 2016.

A9

A10

A11

A12

A13

A14

A9, A10, A11, A12, A13, A14, A15: Trẩy hội xuân Yên Tử. Trẩy hội xuân Yên Tử.

 Phút nghỉ chân đường lên Yên Tử. Phút nghỉ chân đường lên Yên Tử.

 Măng đá mọc trên đường. Măng đá mọc trên đường.

A17: Bức tượng đồng đúc nguyên khối lớn nhất Đông Nam Á trên non thiêng Yên Tử. Bức tượng đồng đúc nguyên khối lớn nhất Đông Nam Á trên non thiêng Yên Tử.

Càng lên gần đỉnh, đường càng cheo leo. Càng lên gần đỉnh, đường càng cheo leo.

A19

A19, A20: Chùa Đồng trên đỉnh non thiêng Yên Tử. Chùa Đồng trên đỉnh non thiêng Yên Tử.

Bài, ảnh: Phạm Quỳnh

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam