TÁC ĐỘNG TÂM LÝ ĐỂ GIẢM BẠO LỰC, TỰ TỬ Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN

Giới trẻ | 10:34:21 15/03/2017

TNV - Gần đây những vụ bạo lực, tự tử ở học sinh ngày càng gia tăng mà chủ yếu nhất diễn ra ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở. Đã có nhiều ý kiến của các nhà giáo dục, các chuyên gia tâm lý đánh giá thực trạng, phân tích tìm hiểu nguyên nhân cũng như đề xuất những biện pháp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu bạo lực, tự tử. Trong đó, có nhiều nguyên nhân khác nhau, như nhà trường coi nhẹ việc dạy người, nhất là việc giáo dục đạo đức lối sống lành mạnh, tích cực cho các em học sinh; công tác xây dựng kỹ năng sống cho học sinh vẫn còn nặng tính hình thức; sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường dẫn đến lối sống thực dụng, dễ tập nhiễm các thói hư tật xấu; sự ảnh hưởng của các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, phim ảnh bạo lực… Song, một trong những nguyên nhân cơ bản mà cha mẹ, thầy cô vẫn ít quan tâm, đó chính là việc nắm vững diễn biến tâm lý của tuổi vị thành niên còn hạn chế và vị thành những điểm tựa tinh thần quan trọng.

Những biến đổi tâm sinh lý

Hiện nay, một số phụ huynh, giáo viên vị thành những hiểu biết về diễn biến tâm lý của tuổi vị thành niên nên vị thành kỹ năng ứng xử phù hợp. Vì thế, có thời điểm, tình huống người lớn ứng xử không phù hợp thậm chí là phản giáo dục. Theo các khoa học tâm lý, tuổi vị thành niên mà người ta thường gọi là tuổi “khủng hoảng”, tuổi “bất trị”, tuổi “khó bảo”… Biểu hiện rõ nhất của tuổi vị thành niên thường là sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể nhất là chiều cao và những biến đổi giới tính, tâm lý. Đặc biệt giao tiếp là hoạt động chủ đạo, đây là hoạt động chi phối phần lớn đời sống tinh thần của trẻ. Vì vậy, nhu cầu giao tiếp, chia sẻ của trẻ rất lớn. Độ tuổi này, trẻ thường xuyên xuất hiện những mâu thuẫn, như muốn khẳng định cái tôi của mình, muốn được mọi người ghi nhận nhưng khả năng lại có hạn. Ở hoạt động nào các em cũng muốn được tập thể thừa nhận năng lực giá trị của bản thân, thậm chí các em còn tôn sùng hoặc ảo tưởng chính bản thân mình. Các em muốn được người lớn tôn trọng nhưng thực tế lại luôn bị coi là trẻ con; muốn được tò mò, khám phá thì người lớn lại cấm đoán…Chính vì vậy, những mâu thuẫn giữa người lớn với trẻ ngày càng căng thẳng, thậm chí có em còn chống đối gay gắt hoặc bỏ nhà ra đi, hoặc tự tử, tự sát…Do vậy, thường xuyên nắm vững những diễn biến tâm lý trong đời sống tâm hồn của trẻ là vấn đề rất quan trọng. Hãy thử xem các em đang cần những nhu cầu gì? Tại sao khi được đáp ứng các em lại không cảm thấy thoả mãn mà lại đòi hỏi. Vì sao, hàng ngày các em vị thành niềm tin với người lớn... Nếu như cha mẹ chú ý hơn đến các hành vi bất thường của con, các mối quan hệ giao lưu, hoặc ngay cả những cử chỉ, động tác của các em hàng ngày thì người lớn sẽ hiểu được và có thể tìm cách tháo gỡ.

Giáo dục, nêu gương sáng hơn là áp đặt

Sự ảo tưởng về giá trị bản thân cũng như tôn sùng thần tượng đã làm cho trẻ nhận thức lệch lạc thậm chí là thái quá. Vì vậy,  ở lứa tuổi này người lớn phải thực sự là những tấm gương mẫu mực để các em học tập noi theo. Ở nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo phải luôn mô phạm về mọi mặt, phải thực sự là những thần tượng để phản chiếu vào chính nhân cách học sinh, đó cũng chính là phong sống, lối sống, là cử chỉ, ngôn ngữ của thầy cô. Những bài giảng đồng thời cũng lồng ghép việc giáo dục, nhắc nhở, động viên cũng như phân tích giảng giải để các em hiểu rõ được giá trị của cuộc sống. Đối với cha mẹ, bên cạnh sự mẫu mực thì sự động viên, nhắc nhở, đôn đốc của cha mẹ là rất cần thiết. Trong mọi tình huống cha mẹ cần phải ứng xử tế nhị, nhẹ nhàng với trẻ, phải thực sự là điểm tựa quan trọng trong đời sống tinh thần của trẻ. Trong đó, dù hoàn cảnh nào đi nữa thì người lớn cũng không nên xung đột trước mặt trẻ hoặc đánh đập trẻ, bởi những hình ảnh đó sẽ ám ảnh và có thể là mầm mống cho khuynh hướng bạo lực sau này. Theo công trình nghiên cứu của TS Trương Văn Dũng (Viện Nghiên cứu con người) cho thấy: Khi trẻ chứng kiến cảnh bạo lực gia đình của bố mẹ thì hơn 85% luôn có tâm trạng buồn phiền và lo sợ; 4,2% không tôn trọng bố mẹ; 5,5% muốn bỏ nhà để thoát khỏi tình trạng bạo lực hàng ngày (Nghiên cứu con người số 2-53, 2011).

Giúp trẻ biết kiểm soát cảm xúc     

Cảm xúc là một biểu hiện quan trọng của tuổi vị thành niên. Các em thường quan tâm đến vẻ bề ngoài của mình, quan tâm đến những yếu tố gây hấp dẫn. Tình bạn, tình cảm nam nữ đều phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt ở lứa tuổi này dễ hình thành một tình bạn tri kỷ “sống chết có nhau”, có thể giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần. Sự bất hòa trong quan hệ bạn bè cùng tuổi, vị thành bạn thân hoặc tình cảm bị phá vỡ đều sinh ra những cảm xúc nặng nề, đó có thể là một bi kịch hay một hành động dại dột thiếu suy nghĩ. Nếu như cảm xúc tiêu cực quá mạnh, kéo dài thì càng nguy hiểm cho trẻ, coi đó là điều không thể chịu nổi của tuổi vị thành niên và dễ dẫn đến nguy cơ của bạo lực, tự tử. Một đặc điểm tâm lý cần chú ý giai đoạn này là các em khi không được thoả mãn sẽ dễ bộc lộ xung năng, mà đỉnh điểm chính là bạo lực với những người xung quanh. Vì vậy, người lớn nắm vững được quy luật này thì họ sẽ không can thiệp thô bạo mà là điểm tựa tinh thần cho những cảm xúc tích cực phát triển. Tất cả những can thiệp thô bạo của người lớn đều là cho trẻ cảm thấy mình bị chế diễu, xúc phạm và đương nhiên là hậu quả khó lường.

Hình thành các kỹ năng phù hợp

Ở gia đình và nhà trường phải thường xuyên tổ chức cho các em các hoạt động lành mạnh, sinh động các hoạt động hướng đến hình thành những kỹ năng sống như: kỹ năng bảo đảm an toàn, kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân, kỹ năng hoà đồng, kỹ năng hợp tác tập thể, kỹ năng phòng vệ…Đặc biệt, cần chú ý trong việc hình thành cho các em cách xử lý khi gặp những khó khăn vướng mắc, nhất là khi các em cảm thấy bế tắc nhất trong cuộc sống. Bên cạnh đó cũng thường xuyên giáo dục, nhắc nhở các em thấy được giá trị của cuộc sống, không chỉ vì mình mà còn vì những người xung quanh. Ngoài ra, để tránh xa những nguy cơ bạo lực thì cha mẹ, đội ngũ thầy cô giáo cũng cần trang bị cho các em những kỹ năng cần thiết nhất là kỹ năng quán lý cảm xúc bản thân.

Có thể nói, những khủng hoảng, bất ổn của tuổi vị thành niên tuy không quá dài nhưng lại diễn biến phức tạp. Những bế tắc được giải tỏa khi người lớn là điểm tựa tinh thần để hiểu, để biết, để điều chỉnh và ứng xử phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi.

                                                                           Lê phạm Phương Lan                                                                             Đại học Nguyễn Huệ

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam