Táo Sơn Tra - cây trồng chủ lực của xã vùng cao Xím Vàng

Du lịch, Du lịch đất việt | 14:19:32 10/01/2018

TNV - Do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại 05 xã vùng cao của huyện Bắc Yên (Tà Xùa, Làng Chếu, Háng Đồng, Xím Vàng, Hang Chú) phù hợp để cây táo Sơn Tra sinh trưởng, phát triển tốt. Xã Xím Vàng đã lựa chọn cây Sơn Tra làm cây ăn quả chủ lực, xóa nghèo bền vững cho đồng bào vùng cao. Đây là cây trồng đa mục tiêu vừa mang lại hiệu quả kinh tế, thu nhập cho người dân, vừa có tác dụng phát triển, tái tạo rừng và xây dựng nông thôn mới cho bà con vùng cao. 

A6 Táo ở Xím Vàng là ngon nhất, bởi đặc điểm quả tròn, màu vàng nhạt, có ánh đỏ, nhiều nước, ít bã và ít vị chát. Ảnh: Sồng Chông.

Hỗ trợ bà con trồng mới hơn 35 ha

Nằm cách trung tâm huyện 32km, Xím Vàng là xã vùng cao của huyện Bắc Yên (Sơn La) có diện tích tự nhiên 8.247,20 ha, địa hình đồi núi chia cắt phức tạp; xã có 468 hộ với 2.788 nhân khẩu, 100% bà con trong xã là người dân tộc Mông sinh sống ở 7 bản, bao gồm 05 bản trung tâm và 02 bản cách trung tâm xã từ 10 - 16 km.

Do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại 05 xã vùng cao của huyện Bắc Yên (Tà Xùa, Làng Chếu, Háng Đồng, Xím Vàng, Hang Chú) phù hợp để cây táo Sơn Tra sinh trưởng, phát triển tốt. Xã Xím Vàng đã lựa chọn cây Sơn Tra làm cây ăn quả chủ lực, xóa nghèo bền vững cho đồng bào vùng cao. Đây là cây trồng đa mục tiêu vừa mang lại hiệu quả kinh tế, thu nhập cho người dân, vừa có tác dụng phát triển, tái tạo rừng và xây dựng nông thôn mới cho bà con vùng cao.

A7 Táo ở Xím Vàng là ngon nhất, bởi đặc điểm quả tròn, màu vàng nhạt, có ánh đỏ, nhiều nước, ít bã và ít vị chát. Ảnh: Sồng Chông.

Nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm từ quả táo Sơn Tra, đồng thời thực hiện Nghị quyết số 08 – NQ/HU của BCH Đảng bộ huyện về lãnh đạo phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững đến năm 2020, trong năm 2017, UBND xã Xím Vàng đã tổ chức ghép mắt, và hướng dẫn người dân kỹ thuật tỉa cảnh, chăm sóc táo Sơn Tra tại các bản.

Theo đó, cán bộ khuyến nông xã đã tổ chức ghép mắt táo cho 03 hộ tại các bản Xím Vàng, Háng Gò Bua, Cúa Mang; với tổng diện tích thực hiện là 1,5 ha, ghép 4.082 mắt cho 792 cây táo Sơn tra, tỷ lệ mầm sống đạt 90%. Hiện nay, cán bộ khuyến nông đang triển khai thực hiện ghép mắt táo Sơn Tra theo yêu cầu của nhân dân tại bản Sồng Chống.

Được biết, trong năm 2017, bà con nhân dân bản Sồng Chống đã trồng mới được 30,27 ha táo Sơn Tra được hỗ trợ từ Ban quản lý bảo vệ và phát triển rừng; 161 hộ bà con nghèo ở các bản Xím Vàng, Háng Tâu, Sồng Chống, Cúa Mang được Phòng Dân tộc huyện cấp cho trên 9.000 cây táo Sơn Tra về trồng được 5,44ha; đưa tổng diện tích táo Sơn Tra trên địa bàn toàn xã lên 455 ha, trong đó diện tích cho thu hái quả là 119 ha.

A3 Nhà văn hóa bản Xím Vàng. Ảnh: Sồng Chông.

Ông Hạng A Củ (Bí thư Đảng ủy xã) cho biết, diện tích cây táo Sơn Tra cổ thụ mọc tự nhiên nằm xen lẫn cây rừng được phân bố trên địa bàn của 5 bản trung tâm, để tránh việc thu hái quả tự phát, chính quyền xã đã phân chia địa bàn thu hái cho gần 20 nhóm hộ, qua đó nâng cao ý thức tự giác bảo vệ, giữ gìn cây táo Sơn Tra cổ thụ của đồng bào địa phương.

Năm 2017, sản lượng táo Sơn Tra bà con thu hái được là 84,35 tấn, giảm 49 tấn so với năm 2016, nguyên do mất mùa là gặp phải mưa đá vào dịp tháng 4/2017 làm cho quả non bị hỏng đáng kể. Ông Củ nói thêm.

Thu nhập từ cây Sơn Tra đã và đang góp phần giúp cho 300 hộ đồng bào dân tộc Mông ở 5 bản trung tâm của xã vùng cao Xím Vàng ổn định đời sống lâu dài. Hiệu quả kinh tế do cây táo Sơn Tra mang lại, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo trong xã từ 59,9% năm 2016 xuống còn 56,6% vào năm 2017, đồng thời tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân trong xã.

A1 Cây táo đầu dòng ở bản Háng Tâu. Ảnh: Sồng Chông.

Để bảo vệ nguồn gien gốc và phát triển nhân rộng cây táo Sơn Tra trong các năm tiếp theo, năm 2016, UBND huyện Bắc Yên đã mời các chuyên gia thuộc Trung tâm khoa học lâm nghiệp Tây Bắc tổ chức lựa chọn cây táo Sơn Tra đầu dòng tại các xã vùng cao của huyện; tại bản Háng Tâu, xã Xím Vàng đã lựa chọn được 18 cây làm cây đầu dòng.

Những người sành sỏi về táo Sơn Tra (tên gọi khác là táo mèo) đều chung nhận xét, táo ở Xím Vàng là ngon nhất, bởi đặc điểm quả tròn, màu vàng nhạt, có ánh đỏ, nhiều nước, ít bã và ít vị chát.

Giao thông được kết nối, thúc đẩy tiêu thụ nông sản cho bà con

Sau 03 năm trở lại Xím Vàng, chúng tôi thấy diện mạo giao thông nông thôn của địa phương thay đổi thật đáng kể, mạng lưới giao thông giữa các bản và xã bạn từng bước được kết nối liên hoàn, góp phần thúc đẩy tiêu thụ nông sản và giao thương của bà con thuận tiện hơn. Bà con đã làm đường nội đồng vào các chân ruộng, giúp cho việc vận chuyển phân bón, gieo cấy và thóc lúa không phải dùng đến ngựa thồ.

A4

A5 Công trình thủy lợi bản Háng Tâu. Ảnh: Sồng Chông.

Theo số liệu từ chị Lường Ngân Hạnh (Cán bộ Văn phòng UBND xã) cung cấp, năm 2016, xã Xím Vàng đã thực hiện làm 04 tuyến đường nội bản tại các bản Xím Vàng, Háng Gò Bua, Sồng Chống, Pá Ổng B với tổng kinh phí trên 538 triệu đồng, trong đó đóng góp từ nhân dân là gần 337 triệu đồng; trong năm 2017, đã thực hiện làm 06 tuyến đường nội bản tại các bản Xím Vàng (01 tuyến), Háng Gò Bua (01 tuyến), Sồng Chống (02 tuyến), Pá Ổng B (02 tuyến) với tổng số tiền 544 triệu đồng, trong đó đóng góp từ nhân dân là 351 triệu đồng. Đặc biệt, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã kịp thời khắc phục, sửa chữa 5 công trình thủy lợi bị thiệt hại từ cơn bão số 3 đưa vào sử dụng, phục vụ nguồn nước tưới tiêu cho bà con nhân dân bản Sồng Chống, Xím Vàng, Háng Gò Bua, Háng Tâu và Cúa Mang trong vụ mùa vừa qua.

Đến hết năm 2017, xã đã đạt 04/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, cụ thể là: Quy hoạch, Cơ sở hạ tầng, Tỷ lệ lao động có việc làm, Quốc phòng và an ninh. Nhờ sự quan tâm của trên, sự vào cuộc quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền và bà con nhân dân địa phương, trong năm 2017, xã đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng trạm y tế và sửa chữa xong hệ thống truyền thanh bị sét đánh hỏng trong đợt mưa bão năm 2016. Nhà văn hóa làm bằng gỗ ở 5 bản trung tâm còn chắc chắn, riêng ở 2 bản Pá Ổng A và Pá Ổng B bị ọp ẹp, xã sẽ tập trung sửa chữa trong năm 2018. Do vậy, năm 2018, xã Xím Vàng sẽ có thêm 03 tiêu chí đạt về xây dựng nông thôn mới là: Trạm y tế, Truyền thanh và Nhà văn hóa.

A2 Trạm y tế xã. Ảnh: Sồng Chông.

Tại sân trụ sở Đảng ủy, UBND xã, những ngày cuối năm trời rất lạnh và đang dần tối, nhưng bà con đến từ các bản vẫn tụ tập khá đông đúc chờ đến lượt nhận cặp dê do Nhà nước hỗ trợ về nuôi. Bí thư Đảng ủy xã Hạng A Củ trăn trở: Năm nào, Nhà nước cũng hỗ trợ bà con một số cây trồng vật nuôi…nhưng do tập quán canh tác của bà con còn lạc hậu, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, nên việc chuyển hướng sản xuất nông - lâm nghiệp còn chậm, chưa áp dụng được tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao vào trong sản xuất; do vậy, năng suất và chất lượng sản phẩm còn chưa cao, đời sống bà con tuy có cải thiện nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn.

A8 Xe ô tô đưa dê về tận xã phân phát cho bà con. Ảnh: P. Quỳnh.

Khó khăn là vậy, nhưng theo anh Sồng A Chông (Bí thư Đoàn xã), nhờ có đường giao thông nông thôn nội bản được nhà nước cùng nhân dân đầu tư bê tông hóa, mà ô tô, xe máy vào tận trung tâm các bản cả 4 mùa; vừa giúp bà con vùng cao Xím Vàng thuận lợi trong tiêu thụ nông sản làm ra như ngô, sắn, thóc gạo và táo Sơn Tra; vừa giúp cho việc mua sắm các nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ cho đời sống sinh hoạt, sản xuất cũng như tiếp nhận dê, bò, cây trồng các loại nhà nước trợ cấp để phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống được dễ dàng hơn trước rất nhiều./.

Phạm Quỳnh

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam