Chống nóng mái tôn là bước không thể thiếu để giảm nhiệt cho ngôi nhà vào mùa hè. Dưới đây là những cách chống nóng mái tôn hiệu quả nhất, hãy chọn một phương án phù hợp nhất với ngôi nhà của bạn và áp dụng ngay.
Cách Chống Nóng Mái Tôn Hiệu Quả
Nhiệt độ mái tôn trong những ngày nắng nóng có thể lên tới 45-65 độ C, gây nóng và ngột ngạt cho người trong nhà. Do đó, các giải pháp chống nóng mái tôn, làm mát mái tôn cần được thực hiện để giảm nhiệt độ bề mặt, ngăn hoặc giảm hấp thụ nhiệt vào không gian sống. Áp dụng chống nóng mái tôn tổng thể cũng làm giảm tiêu hao năng lượng điện khi sử dụng điều hòa trong nhà.
1. Trồng Cây Trên Mái
Trồng cây xanh trên mái nhà được ứng dụng từ lâu để làm giảm sự tiếp xúc trực tiếp của ánh nắng mặt trời, giúp không gian trong nhà mát mẻ hơn. Đây cũng là giải pháp chống nóng mái tôn hiệu quả với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo kết cấu mái đủ chắc để chịu thêm được tải trọng của đất và cây trồng trên mái.
Nên chọn những loại cây cỏ thấp hoặc các loại dây leo có sức sống tốt, ít phải chăm sóc để trồng trên mái tôn.
Trồng cây xanh trên mái nhà đang là xu hướng được ưa chuộng, vừa chống nóng, vừa thẩm mỹ. Ảnh: Ngôi sao
2. Trồng Cây To Cạnh Nhà Đổ Bóng Lên Mái Tôn
Nếu nhà bạn có vườn, hãy trồng những cây có bóng mát để đổ bóng lên mái tôn. Nên chọn những loại cây tán rộng, vững chắc như bàng, long não, xà cừ… Đây là cách chống nóng cho nhà mái tôn cấp 4 khá hiệu quả
Với những ngôi nhà ở nông thôn hay nhà phố có sân vườn, việc trồng cây cối quanh nhà sẽ giúp làm mát không gian, hạ nhiệt cho ngôi nhà. Vườn cây xanh mát quanh nhà không chỉ tạo cảnh quan đẹp mà rất hữu ích trong việc giảm nhiệt cho môi trường.
Tuy nhiên, nên dọn dẹp bớt cành cây trước mùa mưa bão, tránh trường hợp cây gãy, đổ vào nhà.
3. Dùng Lưới Che Nắng Mái Tôn
Trên thị trường hiện có nhiều loại lưới để che chắn bớt ánh nắng gay gắt chiếu vào nhà. Loại lưới này cũng có thể được sử dụng để phủ lên phần mái tôn, ngăn ánh nắng trực tiếp rọi xuống, từ đó giảm nhiệt độ hấp thụ vào trong nhà.
Giải pháp chống nóng mái tôn này đơn giản, dễ thực hiện nhưng không được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ. Nếu tấm lưới chất lượng không tốt bạn có thể phải thay nhiều lần, khá tốn kém. Hơn nữa cách làm này cũng chỉ phù hợp với nhà cấp 4 mái tôn có diện tích nhỏ, hoặc nhà lắp ghép, nhà tiền chế, hoặc kho xưởng.
4. Dùng Tôn Che Nắng Mái
Dùng mái tôn chống nóng cho… nhà mái tôn có vẻ ngược đời nhưng đây lại là cách chống nóng mái tôn khá hiệu quả và được áp dụng nhiều hiện nay. Cụ thể là bạn tạo một giàn mái tôn che phủ lên phần mái hiện tại giúp ngăn ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào mái tôn. Cách làm này giúp giảm nhiệt rất nhanh cho nhà mái tôn và cũng đảm bảo thẩm mỹ nếu thiết kế khéo léo.
Cần lưu ý là khoảng cách giữa các lớp tôn nên để vừa đủ khoảng 50cm.
5. Phủ Cành Cây, Tranh Lợp Trên Mái
Đây là cách làm truyền thống với nhà mái bằng trước đây và vẫn có thể áp dụng cho nhà mái tôn cấp 4 ở nông thôn. Theo đó, vào mùa nắng nóng, nhiều nhà thường chặt tàu dừa, hoặc ghép các tấm tranh phủ lên mái nhà cũng giúp giảm nhiệt cho phần mái. Có thể phủ nhiều lớp để tăng khả năng chống nóng cho mái tôn.
6. Dùng Sơn Chống Nóng Mái Tôn
Các loại sơn chống nóng mái tôn có thể giúp giảm 5-15 độ hấp thụ vào trong nhà. Nên sơn vào những phần tôn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Ngoài khả năng cách nhiệt, giúp mái tôn hạn chế tỏa nhiệt, lớp sơn này còn giúp mái tôn giảm tốc độ bị oxi hóa. Nên quét 2 lớp sơn chống nóng để tăng hiệu quả.
Ngoài ra, để giảm nhiệt hấp thụ vào trong nhà, bạn có thể dùng thêm sơn cách nhiệt cho tường nhà. Nhiều loại sơn cách nhiệt có thể giúp giảm 15 độ so với nhiệt độ ngoài trời. Kết hợp hai giải pháp này giúp ngôi nhà của bạn mát mẻ hơn nhiều.
Sơn chống nóng mái tôn là giải pháp đơn giản, hiệu quả cao. Ảnh: Epower
7. Dùng Bông Thủy Tinh Cách Nhiệt
Bông thủy tinh hiện đang là vật liệu rất được ưa chuộng để chống nóng mái tôn. Loại vật liệu này được làm từ sợi thủy tinh có kết cấu đặc biệt và chất kết dính để tạo thành một khối giống như len có thể tiêu âm, cách nhiệt và chống cháy.
Mức giảm nhiệt hấp thụ vào nhà của bông thủy tinh lên tới 30%. Tuy nhiên, bông thủy tinh có vòng đời khá ngắn, cần kiểm tra và thay thế kịp thời.
8. Dùng Tấm Lợp, Xốp Cách Nhiệt
Tấm lợp hay xốp cách nhiệt đang là những vật liệu chống nóng mái tôn hiệu quả nhất hiện nay, bên cạnh bông thủy tin. Trên thị trường hiện có một số loại vật liệu phổ biến sau:
- Tấm cách nhiệt mái tôn: có giá thành hợp lý, thường được lắp đặt trên mái nhà để chống nóng
- Tấm xốp tráng bạc cách nhiệt: hay còn gọi là giấy cách nhiệt hoặc PE OPP. Tấm xốp này có độ dày đa dạng, từ 5mm đến 30mm, có thể tráng bạc một mặt hoặc cả hai mặt. Không chỉ có tác dụng cách nhiệt, vật liệu này còn có thể cách âm khá tốt.
- Xốp XPS: do dễ thi công nên xốp XPS thường được ứng dụng ở các nhà xưởng, kho. Chống nóng mái tôn bằng xốp XPS cũng có chi phí khá rẻ, an toàn và hiệu quả lại cao.
- Xốp EPS: với đặc tính nhẹ, giá rẻ, loại xốp cách nhiệt EPS là giải pháp chống nóng mái tôn được những gia đình có kinh tế eo hẹp ưa chuộng.
9. Lắp Giàn Phun Sương Làm Mát
Trước đây, để làm giảm nhiệt mặt sân nóng, mọi người thường đổ hoặc xịt nước lên bề mặt sân. Giải pháp giàn phun sương này cũng tương tự như vậy, tức là dùng hơi nước làm giảm nhiệt độ bề mặt.
Giàn phun sương là cách làm mát nhà mái tôn hoạt động theo nguyên lý làm lạnh khi bốc hơi. Vòi phun sẽ tạo ra các hạt sương có kích thước khoảng 50 micro hay nhỏ hơn, chúng bay là là và bốc hơi dần trong không khí, giúp bề mặt mái tôn được làm mát nhanh chóng.
Hạn chế của giải pháp này là chi phí khá đắt. Mỗi nhà cần lắp 1-2 bộ trở lên để làm mát, ngoài chi phí khoảng từ 4 triệu đồng/giàn phun còn tốn thêm tiền điện và tiền nước.
10. Ốp Trần Thạch Cao, Trần Nhựa Cách Nhiệt
Trần nhựa và trần thạch cao chống nắng mái tôn đang là giải pháp hiệu quả và được ưa chuộng vì tính thẩm mỹ và giá cả phải chăng.
Cơ chế hoạt động của các tấm trần thạch cao và trần nhựa cách nhiệt là ngăn cho không khí nóng bên trên mái tôn tiếp xúc với không gian sinh hoạt trong nhà.
Trần thạch cao có hai loại là trần nổi và trần chìm, được sử dụng khá phổ biến vì có tính thẩm mỹ cao, có thể tạo hình đa dạng với các đường nét hoa văn phong phú.
Trong khi đó, trần nhựa lại được ưa chuộng vì có giá thành rẻ hơn lại có khả năng cách âm khá tốt. Trần nhựa có hai loại là trần có xốp và trần không xốp.
11. Làm Giếng Trời
Giếng trời được ứng dụng phổ biến tại các không gian nhỏ, kín, không mở được cửa sổ. Với những ngôi nhà mái tôn, giếng trời cũng là một giải pháp chống nóng hiệu quả vì giúp không khí lưu thông, tránh việc nhiệt lượng bị tích tụ và tập trung một chỗ gây nóng.
Phần mái giếng trời thường dùng vật liệu kính cường lực hoặc tấm lấy sáng Polycarbonate. Tuy nhiên để làm giếng trời thì thường phải thực hiện ngay từ khâu thiết kế ngôi nhà. Do đó, nếu bạn mua nhà xây sẵn thì sẽ cần tính toán kỹ trước khi làm giếng trời.
Làm giếng trời giúp thông gió, chống nóng cho nhà mái tôn. Ảnh: thiconggiengtroi.com
12. Làm Ống Thông Gió
Ống thông gió là cách chống nóng mái tôn đơn giản, tiết kiệm và thân thiện môi trường. Cơ chế của nó là dẫn gió tự nhiên vào nhà và tạo ra sự luân chuyển không khí trong nhà, giúp giảm nhiệt tự nhiên. Ống thông gió làm bằng inox nên có độ bền cao, trọng lượng nhẹ dễ dàng vận chuyển, lắp đặt.
13. Sử Dụng Quả Cầu Thông Gió
Quả cầu thông gió được sử dụng khá phổ biến trên những ngôi nhà mái tôn ở thành phố. Thiết bị này tạo ra đối lưu không khí, lấy gió tự nhiên, tạo sự thông thoáng cho không gian, hút khí nóng trong nhà ra và đưa gió mát từ ngoài vào. Do làm bằng inox không sử dụng điện nên thiết bị này khá thân thiện môi trường và tiết kiệm chi phí.
Khi dùng quả cầu thông gió cần lưu ý kiểm tra xem có bị mắc các vật cản như cành cây, rác… hay không, để đảm bảo thiết bị luôn vận hành tốt.
14. Tạo Khe Thông Gió, Cửa Sổ
Các căn phòng trong nhà đều nên có cửa sổ để thông gió. Không khí được lưu thông không chỉ giúp không gian thoáng đãng mà còn giải phóng nhiệt nhanh, giúp không gian đỡ nóng và bí.
Nếu ngôi nhà bị quây kín, không có mặt thoáng để mở cửa sổ thì ngay từ khi thiết kế, bạn cần tạo các khe thông gió cho ngôi nhà như sử dụng gạch hoa gió hoặc lam ở mặt tiền vừa giúp thông gió vừa đảm bảo riêng tư.
15. Dùng Quạt Điện Thông Gió
Quạt điện thông gió cũng là một giải pháp làm mát mái tôn dành cho những không gian bí, không thể thông gió tự nhiên như mở cửa sổ. Thông thường quạt được lắp ở khu vực nhà vệ sinh hoặc phòng bếp. Tuy nhiên giải pháp này khá hạn chế về khả năng làm mát, chủ yếu giúp không khí lưu thông tốt hơn.
16. Dùng Quạt Hơi Nước, Điều Hòa
Hầu hết các ngôi nhà hiện nay đều sử dụng điều hòa hoặc quạt hơi nước để làm mát mái tôn trong mùa hè. Tuy nhiên phương án này chỉ giúp làm mát cục bộ một số không gian nhỏ trong nhà và bản chất không tạo ra sự lưu thông không khí. Vào mùa hè, nắng nóng cao điểm vẫn nên dùng các giải pháp làm mát mái tôn tổng thể giúp không khí lưu thông và tạo sự thông thoáng cho không gian.
17. Bố Trí Hồ Bơi, Tiểu Cảnh Trong Nhà
Hồ bơi, hồ nước, tiểu cảnh trong nhà hay phía trước nhà đều có tác dụng làm mát, làm dịu không gian sống, hơn nữa còn có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên giải pháp này cũng đòi hỏi tính tổng thể, tổ chức hợp lý ngay từ khâu thiết kế.
Hồ bơi giúp chống nóng hiệu quả cho ngôi nhà nhưng khá tốn kém. Ảnh: zcasa
18. Sử Dụng Tôn Cách Nhiệt
Thay vì dùng tôn thường, nếu dùng tôn cách nhiệt thì ngôi nhà sẽ được làm mát khá tốt vì loại tôn này có thể ngăn bức xạ nhiệt bên ngoài tầm 60%, ngăn chặn quá trình hấp thụ và truyền nhiệt vào mùa hè và thoát nhiệt vào mùa đông. Tôn cách nhiệt còn có khả năng cách âm khá tốt.
Một số thông tin về tôn cách nhiệt (hay tôn mát): là sự kết hợp của tôn lạnh (hoặc tôn kẽm hoặc tôn lạnh màu) và vật liệu cách nhiệt PU (Polyurethane) cùng lớp lót mặt dưới (thường là lót bạc). Loại chất liệu này không chỉ có tính thẩm mỹ mà còn cách nhiệt, chống nóng cho mái nhà hiệu quả.
Được biết, PU là một trong những nguyên vật liệu cách nhiệt hiệu quả và thông dụng nhất hiện nay, thường được dùng trong ngành công nghiệp sản xuất tủ lạnh, bình nóng lạnh, máy nước nóng năng lượng mặt trời…
Báo Giá Tôn Chống Nóng Và Sơn Chống Nóng Mái Tôn
Giải pháp dùng các loại vật liệu chống nóng mái tôn được ưa chuộng do không đòi hỏi phải bảo trì, bảo dưỡng hay tốn thêm chi phí điện năng. Dưới đây là giá một số loại vật liệu chống nóng mái tôn phổ biến nhất hiện nay:
Giá Tôn Chống Nóng
Giá một số loại tôn chống nóng uy tín trên thị trường hiện nay:
Giá tôn SSC Phương Nam Việt Nhật | Đơn giá 1m2 |
3 lớp tôn nền dày 0,33mm + pu + giấy bạc | 161.000 |
3 lớp tôn nền dày 0,35mm + pu + giấy bạc | 172.000 |
3 lớp tôn nền dày 0,40mm + pu + giấy bạc | 180.000 |
3 lớp tôn nền dày 0,45mm + pu + giấy bạc | 189.000 |
3 lớp tôn nền dày 0,50mm + pu + giấy bạc | 201.000 |
3 lớp tôn nền dày 0,55mm + pu + giấy bạc | 206.000 |
Giá tôn Hoa Sen | Đơn giá 1m2 |
3 lớp tôn nền dày 0,33mm + pu + giấy bạc | 165.000 |
3 lớp tôn nền dày 0,35mm + pu + giấy bạc | 175.000 |
3 lớp tôn nền dày 0,40mm + pu + giấy bạc | 184.000 |
3 lớp tôn nền dày 0,45mm + pu + giấy bạc | 193.000 |
3 lớp tôn nền dày 0,50mm + pu + giấy bạc | 204.000 |
3 lớp tôn nền dày 0,55mm + pu + giấy bạc | 212.900 |
Giá tôn Đông Á AZ50 | Đơn giá 1m2 |
3 lớp tôn nền dày 0,33mm + pu + giấy bạc | 154.000 |
3 lớp tôn nền dày 0,35mm + pu + giấy bạc | 165.000 |
3 lớp tôn nền dày 0,40mm + pu + giấy bạc | 173.000 |
3 lớp tôn nền dày 0,45mm + pu + giấy bạc | 181.000 |
3 lớp tôn nền dày 0,50mm + pu + giấy bạc | 190.000 |
3 lớp tôn nền dày 0,55mm + pu + giấy bạc | 212.900 |
Có nhiều loại tôn chống nóng trên thị trường. Ảnh: happynest
Giá Sơn Chống Nóng Mái Tôn
Thị trường hiện có rất nhiều loại sơn chống nóng mái tôn đến từ nhiều thương hiệu khác nhau như Kova, Intek, InsuMax, Nippon… Những loại sơn này có thể giúp giảm nhiệt mái tôn từ 10-26 độ C tùy loại, độ bền từ 3-6 năm. Giá bán các loại này như sau:
Giá sơn chống nóng Kova:
1 thùng sơn chống nóng Kova | 25 Kg | 1.997.000 VNĐ |
1 thùng sơn chống nóng Kova | 5 Kg | 1.012.000 VNĐ |
Sơn lót chống nóng | 1 lít | 140.000 VNĐ |
Giá sơn chống nóng Intek:
Sơn chống nóng Intek | 17 lít | 2.490.000 VNĐ |
Sơn chống nóng Intek | 5 lít | 770.000 VNĐ |
Sơn chống rỉ Intek | 5 lít | 770.000 VNĐ |
Giá sơn chống nóng Insumax
Sơn chống nóng INSUMAX | 17 lít | 3.450.000 VNĐ |
Sơn chống nóng INSUMAX | 5 lít | 1.050.000 VNĐ |
Sơn lót chống rỉ INSUMAX | 17 lít | 3.250.000 VNĐ |
Sơn lót chống rỉ INSUMAX | 5 lít | 1.000.000 VNĐ |
Giá sơn chống nóng Nippon
Sơn Nippon Weathergard Sealer | 5 lít | 947,000 VNĐ |
Sơn Super Matex Sealer | 5 lít | 544,000 VNĐ |
Sơn NIPPON HITEX SEALER 5180 | 5 lít | 956,000 VNĐ |
Trên đây là những cách chống nóng mái tôn hiệu quả nhất hiện nay và báo giá sơn chống nóng mái tôn, giá tôn chống nóng. Bạn đọc có thể tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác trên mục Wiki BĐS.
Hải Âu (TH)