Căn cứ lập hồ sơ công nhận người hoạt động cách mạng

Bạn đọc, Hộp thư bạn đọc | 07:55:00 01/04/2024

Điểm c Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định một trong những căn cứ lập hồ sơ công nhận người hoạt động cách mạng là: "Lịch sử đảng bộ từ cấp xã trở lên được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và cấp phép xuất bản".

Tuy nhiên, theo phản ánh của ông Đặng Văn Lưỡng (Hưng Yên), hiện nay nhiều địa phương có tái bản, bổ sung phụ lục danh sách người hoạt động cách mạng trong cuốn lịch sử đảng bộ để làm căn cứ xét công nhận người hoạt động cách mạng để hưởng chính sách. 

Ông Lưỡng hỏi, cuốn lịch sử tái bản và bổ sung danh sách người hoạt động cách mạng có được xem xét để làm căn cứ để lập hồ sơ xét công nhận người hoạt động cách mạng không?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Hiện nay Ban Tuyên giáo quận ủy, huyện ủy, thị ủy là cơ quan có thẩm quyền thẩm định các công trình lịch sử đảng bộ xã, phường, thị trấn; lịch sử truyền thống cách mạng của các ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội, đơn vị ở cấp quận, huyện, thị.

Ngoài ra, trong Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng chỉ có quy định căn cứ "Lịch sử đảng bộ từ cấp xã trở lên được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và cấp phép xuất bản", chưa có quy định về thời gian, nội dung xuất bản.

Chinhphu.vn

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam