Công chứng giấy tờ là một phần quan trọng của mọi thủ tục hành chính và cả cá nhân lẫn doanh nghiệp đều cần nắm rõ danh sách văn phòng công chứng gần nhất để rút ngắn quy trình. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp danh sách các văn phòng công chứng Hà Nội cập nhật mới nhất kèm thời gian hoạt động, giúp bạn tìm được văn phòng công chứng gần nhất một cách nhanh chóng.
Văn phòng công chứng Hà Nội. Ảnh: Congchungtainha.com
1. Giới Thiệu Về Văn Phòng Công Chứng Hà Nội
Văn Phòng Công Chứng Là Gì?
Theo khoản 1 điều 2 Luật Công chứng 2014: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”
Phòng công chứng và văn phòng công chứng là các tổ chức được phép hành nghề công chứng theo quy định của Luật Công Chứng 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan khác.
Vai Trò Và Chức Năng Của Văn Phòng Công Chứng Tại Hà Nội
Vai trò chủ yếu của văn phòng công chứng Hà Nội tập trung vào chức năng chứng thực thông tin trên văn bản là chính xác, đúng với sự thật. Bao gồm:
- Công chứng hợp đồng và giao dịch của cá nhân, tổ chức, bao gồm:
- Các loại hợp đồng kinh doanh
- Các loại giấy tờ chuyển nhượng, ủy quyền đất đai
- Ủy quyền di chúc
- Văn bản thỏa thuận cho tài sản, nhà đất
- Công chứng văn bản dịch thuật
- Từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt
- Từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài
- Công chứng các bản sao giấy tờ được ban hành bởi Nhà nước.
Giấy tờ được công chứng bởi cả hai đơn vị phòng công chứng và văn phòng công chứng đều có giá trị pháp lý như nhau. Vì vậy, bạn có thể liên hệ phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng gần nhất để thực hiện công chứng theo nhu cầu.
2. Tìm Văn Phòng Công Chứng Gần Nhất Tại Hà Nội
Công Cụ Tìm Kiếm
Google Maps Và Các Công Cụ Tìm Kiếm Trực Tuyến
Truy cập vào trang web Google Map và tìm kiếm theo cú pháp: ‘văn phòng công chứng tại’ + [Quận] + ‘Hà Nội’. Thay thế [Quận] bằng tên quận bạn đang ở hoặc cần tìm kiếm. Bản đồ sẽ trả kết quả bao gồm vị trí văn phòng công chứng Hà Nội trên bản đồ, địa chỉ, và cả thông tin liên lạc. Đây là phương pháp nhanh và tiện lợi nhất để tìm kiếm vị trí các văn phòng công chứng gần đây.
Tìm kiếm ‘Văn phòng công chứng quận Đống Đa Hà Nội’ trên Google Map
Các Trang Web Tra Cứu Địa Chỉ Văn Phòng Công Chứng
Một số trang web uy tín cung cấp địa chỉ các văn phòng công chứng bao gồm:
- Website Bộ Tư pháp: cung cấp danh sách địa chỉ các văn phòng công chứng trên khắp các tỉnh thành, luôn cập nhật mới nhất.
- Website Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội: cung cấp danh sách văn phòng công chứng Hà Nội Cập nhật đến tháng 5/2024.
Liên Hệ Với Cơ Quan Chính Quyền Địa Phương Nơi Bạn Sống
Trong trường hợp bạn cần nhiều sự hỗ trợ hơn, hãy liên hệ các cơ quan chính quyền địa phương, ví dụ như Ủy Ban Nhân Dân nơi bạn sinh sống. Hiện nay, mỗi khu vực đều được quản lý bởi một cán bộ tại Công An Phường/Xã, bạn có thể lưu số liên lạc của cán bộ để tham khảo thông tin về địa chỉ các văn phòng công chứng gần nhất.
Danh Sách Các Văn Phòng Công Chứng Tại Hà Nội
Dưới đây là danh sách một số văn phòng công chứng uy tín tại Hà Nội:
Văn Phòng Công Chứng Quận Cầu Giấy
Văn Phòng Công Chứng | Thông Tin |
Phòng công chứng số 3 | Địa chỉ: số 6 P. Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội Giờ mở cửa: 8:00-17:00 từ thứ Hai đến thứ Sáu và 8:00-12:00 sáng thứ Bảy |
Văn phòng công chứng Cầu Giấy | Địa chỉ: 123 Trần Đăng Ninh, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà NộiGiờ mở cửa: 7:30-17:00 từ thứ Hai đến thứ Sáu và 7:30-12:00 sáng thứ Bảy |
Văn phòng công chứng Hà Thành | Địa chỉ: Nhà B5, B5 165 Trần Đăng Ninh, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà NộiGiờ mở cửa: 8:00-17:00 từ thứ Hai đến thứ Sáu và 8:00-12:00 sáng thứ Bảy |
Văn Phòng Công Chứng Quận Hà Đông
Văn Phòng Công Chứng | Thông Tin |
Phòng công chứng số 7 | Địa chỉ: 23 P. Hà Cầu, Phú La, Hà Đông, Hà NộiGiờ mở cửa: 7:30-17:00 từ thứ Hai đến thứ Sáu và 7:30-12:00 sáng thứ Bảy |
Văn phòng công chứng Thành Đô | Địa chỉ: 23 P. Hà Cầu, Phú La, Hà Đông, Hà NộiGiờ mở cửa: 7:30-17:00 từ thứ Hai đến thứ Sáu và 7:30-12:00 sáng thứ Bảy |
Văn phòng công chứng Miền Bắc | Địa chỉ: 1a P.Trần Đăng Ninh, Hà Cầu, Hà Đông, Hà NộiGiờ mở cửa: 7:30-17:00 từ thứ Hai đến thứ Sáu và 7:30-16:00 thứ Bảy |
Văn Phòng Công Chứng Quận Thanh Xuân
Văn Phòng Công Chứng | Thông Tin |
Phòng công chứng số 4 | Địa chỉ: Tòa N4D, 50 Đ. Lê Văn Lương, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội Giờ mở cửa: 8:00-16:30 từ thứ Hai đến thứ Sáu và 8:00-11:30 sáng thứ Bảy |
Văn phòng Công Chứng Thanh Xuân | Địa chỉ: Số 2 Tố Hữu, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà NộiGiờ mở cửa: 8:00-17:00 từ thứ Hai đến thứ Sáu và 8:00-12:00 sáng thứ Bảy |
Văn phòng công chứng Đoàn Ngà | Địa chỉ: 479 Giải Phóng, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, Hà NộiGiờ mở cửa: 8:00-17:00 từ thứ Hai đến thứ Sáu và 8:00-12:00 sáng thứ Bảy |
Văn Phòng Công Chứng Quận Nam Từ Liêm
Văn Phòng Công Chứng | Thông Tin |
Văn phòng công chứng Mỹ Đình | Địa chỉ: cạnh 79 Đ. Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà NộiGiờ mở cửa: 8:00-17:00 từ thứ Hai đến thứ Sáu và 8:00-11:30 sáng thứ Bảy |
Văn phòng công chứng Từ Liêm | Địa chỉ: 24A – X1 Đ. Liên Cơ, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà NộiGiờ mở cửa: 8:00-17:00 từ thứ Hai đến thứ Sáu và 8:00-11:30 sáng thứ Bảy |
Văn phòng công chứng Gia Khánh | Địa chỉ: 2QCH+FG7, Đình Thôn, Từ Liêm, Hà NộiGiờ mở cửa: 8:00-17:30 từ thứ Hai đến thứ Sáu và 8:00-12:00 sáng thứ Bảy |
Văn Phòng Công Chứng Quận Hoàng Mai
Văn Phòng Công Chứng | Thông Tin |
Văn phòng công chứng số 6 | Địa chỉ: 18 P. Kim Đồng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà NộiGiờ mở cửa: 8:00-17:00 từ thứ Hai đến thứ Sáu và 8:00-12:00 sáng thứ Bảy |
Văn phòng công chứng Hoàng Mai | Địa chỉ: 1253 Đ. Giải Phóng, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà NộiGiờ mở cửa: 7:30-17:00 từ thứ Hai đến thứ Sáu và 7:30-11:30 sáng thứ Bảy |
Văn Phòng Công Chứng A18 | Địa chỉ: 767 Đ. Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà NộiGiờ mở cửa: 8:00-17:30 từ thứ Hai đến thứ Sáu. Nghỉ T7-CN. |
Văn Phòng Công Chứng Quận Đống Đa
Văn Phòng Công Chứng | Thông Tin |
Văn phòng công chứng Hồng Hà | Địa chỉ: 11 Ng. 49 P. Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà NộiGiờ mở cửa: 8:30-17:30 từ thứ Hai đến thứ Sáu và 7:30-11:30 sáng thứ Bảy |
Văn phòng công chứng Đống Đa | Địa chỉ: 374 – 376 đường Đê La Thành (La Thành), Đống Đa, Hà NộiGiờ mở cửa: 8:00-17:00 từ thứ Hai đến thứ Sáu và 8:00-12:00 sáng thứ Bảy |
Văn phòng công chứng Hoàng Cầu | Địa chỉ: 23 Ng. 59 P. Hoàng Cầu, Chợ Dừa, Đống Đa, Hà NộiGiờ mở cửa: 8:00-17:30 từ thứ Hai đến thứ Sáu và 8:00-12:00 sáng thứ Bảy |
Văn Phòng Công Chứng Quận Hai Bà Trưng
Văn Phòng Công Chứng | Thông Tin |
Phòng công chứng số 1 | Địa chỉ: 310 P. Bà Triệu, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà NộiGiờ mở cửa: 8:00-17:00 từ thứ Hai đến thứ Sáu và 8:00-11:30 sáng thứ Bảy |
Văn phòng công chứng Việt Tín | Địa chỉ: 42 Tô Hiến Thành, Q. Hai Bà Trưng, Hà NộiGiờ mở cửa: 8:00-17:00 từ thứ Hai đến thứ Sáu và 8:00-11:30 sáng thứ Bảy |
Văn phòng công chứng Tràng An | Địa chỉ: 62 P. Võ Thị Sáu, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà NộiGiờ mở cửa: 8:00-17:00 từ thứ Hai đến thứ Sáu và 8:00-11:30 sáng thứ Bảy |
3. Giờ Làm Việc Và Dịch Vụ Tại Văn Phòng Công Chứng Tại Hà Nội
Giờ làm việc Văn phòng công chứng tại Hà Nội. Ảnh: Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ
Giờ Làm Việc
Giờ Làm Việc Thông Thường
Hầu hết các văn phòng công chứng Hà Nội làm việc các ngày trong tuần từ 8:00-17:00 và nghỉ trưa từ 12:00-13:30. Để tiết kiệm thời gian và đảm bảo hồ sơ được duyệt chứng thực, bạn cần đến trước giờ đóng cửa và giờ nghỉ trưa ít nhất 30 phút.
Các Văn Phòng Công Chứng Làm Việc Ngoài Giờ Hành Chính
Hầu hết các văn phòng công chứng không làm việc ngoài giờ hành chính. Với những trường hợp cần công chứng gấp, bạn nên liên hệ Văn phòng công chứng quan số hotline được cập nhật trên Google Map hoặc danh sách được cung cấp bởi Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội.
Các Văn Phòng Công Chứng Làm Việc Vào Thứ 7 Và Chủ Nhật Tại Hà Nội
Hầu hết các văn phòng công chứng Hà Nội đều làm việc các ngày trong tuần và sáng thứ 7, không làm việc vào Chủ Nhật. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý, một số văn phòng công chứng chỉ hoạt động từ T2-T6. Dù số này rất ít nhưng bạn cũng cần kiểm tra trước với văn phòng công chứng đã chọn qua hotline trước khi quyết định làm thủ tục công chứng vào sáng thứ 7.
Dịch Vụ Cung Cấp
Công Chứng Giấy Tờ, Hợp Đồng, Chứng Thực Bản Sao
Dịch vụ chính của văn phòng công chứng Hà Nội là công chứng hợp đồng, giấy tờ và chứng thực bản sao các giấy tờ được cấp bởi Nhà nước. Trong dịch vụ này, công chứng viên có thẩm quyền công nhận tính xác thực và hợp pháp theo pháp luật Việt Nam của hợp đồng.
Danh sách các trường hợp được phép công chứng gồm:
- Hợp đồng liên quan đến bất động sản: thu mua, cho tặng, thừa kế, chuyển nhượng
- Hợp đồng tài chính: vay mượn, thế chấp
- Hợp đồng lao động
- …
Dịch Thuật Công Chứng
Dịch vụ dịch thuật công chứng. Ảnh: dichthuattot.com
Trong trường hợp giao dịch của bạn có yếu tố nước ngoài nhưng lại không thể tìm kiếm đơn vị dịch thuật uy tín, các phòng công chứng cũng cung cấp dịch vụ dịch thuật hợp đồng với một số ngôn ngữ phổ biến như Anh, Nhật, Hàn,…
Soạn Thảo Hợp Đồng
Hầu hết các giao dịch phổ biến về tài chính hay bất động sản đều có sẵn mẫu hợp đồng trên internet, nhưng nếu bạn có một số yêu cầu đặc biệt, bạn có thể liên hệ thuê luật sư soạn thảo hợp đồng hoặc sử dụng dịch vụ soạn thảo hợp đồng ngay tại các văn phòng công chứng Hà Nội.
Các Dịch Vụ Tư Vấn Pháp Luật Đi Kèm
Để hỗ trợ cho dịch vụ soạn thảo hợp đồng, các công chứng viên cũng được trang bị kiến thức cần thiết để tư vấn các thắc mắc về pháp lý cho khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ tư vấn tại các phòng công chứng, bạn cũng có thể yên tâm với uy tín và chuyên nghiệp của các công chứng viên trong công tác bảo mật thông tin hợp đồng và thông tin riêng của khách hàng.
4. Thủ Tục Và Phí Công Chứng Tại Văn Phòng Công Chứng Hà Nội
Thủ Tục Công Chứng
Các Giấy Tờ Cần Chuẩn Bị Khi Thực Hiện Công Chứng
Giấy tờ cần thiết chuẩn bị cho thủ tục công chứng được quy định cụ thể tại điều 40 Luật Công Chứng bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng: được văn phòng công chứng Hà Nội cung cấp và bạn sẽ cần mang theo CMND để điền thông tin vào phiếu.
- Dự thảo hợp đồng: có thể do chính chủ chuẩn bị hoặc sử dụng dịch vụ soạn thảo hợp đồng được cung cấp bởi văn phòng công chứng. Sau khi đã có dự thảo hợp đồng, công chứng viên sẽ kiểm tra lại nội dung hợp đồng để đảm bảo không vi phạm đạo đức và pháp luật Việt Nam.
- Giấy tờ tùy thân của cả người yêu cầu công chứng và người có liên quan khác: cần được cung cấp cho nhân viên văn phòng công chứng để đính kèm bản sao trong hồ sơ công chứng. Giấy tờ tùy thân có thể là CMND hoặc CCCD còn thời hạn.
- Giấy tờ liên quan khác: ví dụ như giấy tờ sử dụng đất trong các trường hợp chuyển nhượng hoặc thừa kế bất động sản.
Các loại giấy tờ, thông tin đính kèm có thể được cung cấp dưới dạng bản photo hoặc hình ảnh và người yêu cầu công chứng cần cung cấp kèm theo bản gốc để công chứng viên thực hiện đối chiếu thông tin, đảm bảo tính xác thực của văn bản.
Toàn Bộ Quy Trình Thực Hiện Công Chứng Từ A Đến Z
Bước 1: Công chứng viên kiểm tra hồ sơ yêu cầu công chứng đảm bảo đầy đủ giấy tờ và đảm bảo giấy tờ không thuộc diện không được công chứng. Thông thường, các trường hợp bị từ chối công chứng là do giấy tờ bị thiếu thông tin hoặc nội dung chưa rõ ràng. Trong trường hợp này, các công chứng viên sẽ hướng dẫn bạn bổ sung hồ sơ và tiếp nhận khi hồ sơ đã đầy đủ. Trong trường hợp hợp đồng có dấu hiệu gian lận hoặc không tuân thủ pháp luật Việt Nam, công chứng viên sẽ giải thích rõ lý do và có quyền từ chối công chứng.
Bước 2: Công chứng viên tiến hành kiểm tra, đối chiếu giấy tờ được cung cấp và thực hiện nghiệp vụ giúp khách hàng tự kiểm tra nội dung hồ sơ công chứng. Sau đó, công chứng viên cần giải thích rõ lợi ích pháp lý và ý nghĩa của việc công chứng cho khách hàng. Sau cùng, công chứng viên hướng dẫn khách hàng ký vào các giấy tờ cần thiết.
Bước 3: Công chứng viên chuyển hồ sơ cho bộ phận thu phí của văn phòng công chứng Hà Nội và hướng dẫn khách hàng nộp phí tương ứng.
Bước 4: Công chứng viên trao giấy hẹn trả hồ sơ. Khách hàng chỉ cần đến nhận hồ sơ vào đúng ngày hẹn là đã hoàn tất quy trình công chứng. Thời gian xử lý hồ sơ thường kéo dài từ 2-3 ngày làm việc.
Phí Công Chứng
Phí dịch vụ công chứng. Ảnh: chogia.vn
Cách Tính Phí Công Chứng
Mỗi hồ sơ công chứng có mức phí công chứng khác nhau tùy vào loại hồ sơ được quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn chi tiết về mức phí công chứng và quy định cho các văn phòng công chứng Hà Nội về cách quản lý, sử dụng phí công chứng.
Trong trường hợp công chứng các hợp đồng giao dịch nhà đất như thu mua, chuyển nhượng, cho tặng quyền sử dụng đất, mức phí công chứng được tính theo giá trị đất hoặc giá trị hợp đồng. Cụ thể:
Giá trị hợp đồng | Mức phí |
Dưới 50.000.000 đ (năm mươi triệu đồng) | 50.000 đ (năm mươi nghìn đồng) |
50.000.000 đ (năm mươi triệu đồng) – 100.000.000 đ (một trăm triệu đồng) | 100.000 đ (một trăm nghìn đồng) |
100.000.000 đ (một trăm triệu đồng) – 1.000.000.000 đ (một tỷ đồng) | 0,1% giá trị tài sản giao dịch hoặc giá trị hợp đồng |
1.000.000.000 đ (một tỷ đồng) – 3.000.000.000 đ (ba tỷ đồng) | 1.000.000 đ (một triệu đồng) + 0,06% giá trị hợp đồng vượt quá 1 tỷ đồng |
3.000.000.000 đ (ba tỷ đồng) – 5.000.000.000 đ (năm tỷ đồng) | 2.200.000 đ (hai triệu hai trăm nghìn đồng) + 0,05% giá trị hồ sơ vượt quá 3 tỷ đồng |
5.000.000.000 đ (năm tỷ đồng) – 10.000.000.000 đ (mười tỷ đồng) | 3.200.000 đ (ba triệu hai trăm nghìn đồng) + 0,04% giá trị hợp đồng vượt quá 5 tỷ đồng |
Trên 10.000.000.000 đ (mười tỷ đồng) | 5.200.000 đ (năm triệu hai trăm nghìn đồng) + 0,03% giá trị hợp đồng vượt quá 10 tỷ đồng (Mức phí không vượt quá 10 triệu đồng/hồ sơ) |
Trường hợp yêu cầu công chứng các loại hợp đồng thuê căn hộ, phòng trọ, cho thuê tài sản:
Giá trị hợp đồng | Mức phí |
Dưới 50.000.000 đ (năm mươi triệu đồng) | 40.000.000 đ (bốn mươi nghìn đồng) |
50.000.000 đ (năm mươi triệu đồng) – 100.000.000 đ (một trăm triệu đồng) | 80.000.000 đ (tám mươi nghìn đồng) |
100.000.000 đ (một trăm triệu đồng) – 1.000.000.000 đ (một tỷ đồng) | 0,08% giá trị hợp đồng |
1.000.000.000 đ (một tỷ đồng) – 3.000.000.000 đ (ba tỷ đồng) | 800.000.000 đ (tám trăm nghìn đồng) + 0,06% phần giá trị hợp đồng vượt 1 tỷ đồng |
3.000.000.000 đ (ba tỷ đồng) – 5.000.000.000 đ (năm tỷ đồng) | 2.000.000 đ (hai triệu đồng) + 0,05% giá trị hợp đồng vượt quá 3 tỷ đồng |
5.000.000.000 đ (năm tỷ đồng) – 10.000.000.000 đ (mười tỷ đồng) | 3.000.000 đ (ba triệu đồng) + 0,04% giá trị hợp đồng vượt quá 5 tỷ đồng |
Trên 10.000.000.000 đ (mười tỷ đồng) | 5.000.000 đ (năm triệu đồng) + 0,03% giá trị hợp đồng vượt quá 10 tỷ đồng (Không quá 8 triệu đồng cho một hồ sơ/ trường hợp) |
Một số loại hợp đồng khác có mức phí không phụ thuộc vào giá trị hợp đồng:
Loại hợp đồng | Mức phí |
Yêu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng đất (cho đất nông nghiệp) | 40.000 đ (bốn mươi nghìn đồng) |
Hợp đồng bán đấu giá nhà đất | 100.000 đ (một trăm nghìn đồng) |
Công chứng di chúc | 40.000 đ (bốn mươi nghìn đồng) |
Giấy ủy quyền | 20.000 đ (hai mươi nghìn đồng) |
Các loại hợp đồng, giấy tờ khác | 40.000 đ (bốn mươi nghìn đồng) |
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phí Công Chứng
Phí công chứng tại văn phòng công chứng Hà Nội được quy định dựa trên Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP, và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại hợp đồng, giá trị hợp đồng, và trong một số trường hợp đặc biệt, phí công chứng phụ thuộc vào thỏa thuận các bên liên quan về giá trị hợp đồng.
5. Mở Văn Phòng Công Chứng Tại Hà Nội
Điều Kiện Và Thủ Tục Để Thành Lập Văn Phòng Công Chứng Tư Nhân Hà Nội
Điều Kiện Và Hồ Sơ Cần Thiết
Để được cấp phép mở văn phòng công chứng tư nhân, đơn vị công chứng cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Liên quan đến loại hình doanh nghiệp: Theo khoản 1 Điều 22 Luật Công chứng 2014: “Văn phòng công chứng được thành lập dưới loại hình công ty hợp danh”. Thêm vào đó, mỗi văn phòng công chứng cần có ít nhất 2 công chứng viên hợp danh để được cấp phép hoạt động.
- Về người đại hiện pháp luật: Các văn phòng công chứng Hà Nội có người đại diện pháp luật là Trưởng Văn phòng, cũng là công chứng viên hợp danh hoạt động chính thức tại văn phòng công chứng đó.
- Quy định về tên doanh nghiệp: khoản 3 Điều 22 Luật Công chứng 2014 quy định: “Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.”
- Về con dấu của Văn phòng công chứng: Văn phòng công chứng phải được tạo con dấu riêng và có tài khoản ngân hàng riêng để thu phí công chứng và hoạt động độc lập, tự chủ về tài chính như một doanh nghiệp thông thường.
Quy Trình Xin Giấy Phép Hoạt Động
Bước 1: Đại diện Văn phòng công chứng nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội trong giờ hành chính.
Bước 2: Nhân viên Sở Tư pháp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và hướng dẫn bổ sung nếu cần.
Bước 3: Sở Tư pháp xử lý hồ sơ đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng trong 10 ngày làm việc và thông báo kết quả đăng ký hoạt động với Văn phòng công chứng. Trong trường hợp hồ sơ bị từ chối, nhân viên chịu trách nhiệm cần giải thích rõ nguyên nhân cho đại diện Văn phòng công chứng bằng văn bản.
Bước 4: Đại diện Văn phòng công chứng nhận kết quả như thời gian trong phiếu hẹn.
Mong rằng thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Văn phòng Công chứng Hà Nội, danh sách Văn Phòng Công Chứng gần bạn và chi phí cho các trường hợp khác nhau. Hiểu rõ cách hoạt động của Văn Phòng Công Chứng và các quy định liên quan sẽ giúp bạn thực hiện các thủ tục hành chính nhanh chóng hơn.
Hoài Tăng