Ngày 4/10 hằng năm là "Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam"
Ngày 01 tháng 10 năm 2020 Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 1486/QĐ-TTg về ngày Kỹ năng Lao động Việt Nam. Theo đó lấy ngày 04/10 hằng năm là ngày Kỹ năng Lao động Việt Nam.
Đại biểu thực hiện nghi thức công bố "Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam"
Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam thể hiện sự đề cao vai trò, giá trị, tầm quan trọng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam trong thời kỳ mới phù hợp với Điều 4 Hiến pháp năm 2013; đồng thời tiếp tục thể chế hóa quan điểm của Đảng về việc “Giai cấp công nhân là chủ thể của phương thức sản xuất công nghiệp với các đặc tính: công cụ lao động là máy móc, năng suất lao động cao, lao động có tính chất xã hội hóa cao và gợi mở nhiều giải pháp tích cực cho quá trình phát triển xã hội. Chính từ quá trình sản xuất vật chất bằng phương thức công nghiệp, giai cấp công nhân được xác định là giai cấp quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội hiện đại và thông qua đó, chuẩn bị những tiền đề vật chất cho xã hội tương lai”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và hoa cho các thí sinh có thành tích xuất sắc tại Kỳ thi kỹ năng nghề Asean và thế giới
Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam góp phần quan trọng vào việc triển khai thực hiện chủ trương, quan điểm của Ban Bí thư về phát triển kỹ năng lao động. Ban Bí thư đã ban hành Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó mục tiêu cụ thể xác định: “Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp”; và Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 06/6/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến phát triển kỹ năng nghề.
Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam nhắc nhở các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kỹ năng cho người lao động: “đề nghị các Bộ, ngành, doanh nghiệp sớm từ bỏ tư duy tuyển dụng dựa vào bằng cấp, chuyển sang cơ chế tuyển dụng theo kỹ năng, kỹ nghệ, có như thế mới mong tìm được người tài, người giỏi". Điều này sẽ tạo nên sự đột phá trong tuyển dụng, đào tạo người lao động góp phần nhanh chóng cải thiện chất lượng nhân lực. Tại diễn đàn “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam” vào ngày 16/11/2019 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhận định: “Trong 30 năm trở lại đây, gia tăng dân số và lực lượng lao động đã là một động lực quan trọng đóng góp to lớn cho thành tựu tăng trưởng GDP quốc gia” và “Nâng cao chất lượng nguồn lao động có vai trò sống còn trong cải thiện tốc độ tăng trưởng, nỗ lực tái cơ cấu kinh tế với mô hình tăng trưởng”.
Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia có quy mô lớn nhất
Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11 được tổ chức từ ngày 28/9-10/10 với số nghề tổ chức thi là 34 nghề (tăng 8 nghề so với kỳ thi trước).
Thí sinh và chuyên gia tuyên thệ tại kỳ thi kỹ năng nghề
Trong đó có 31 nghề thi chính thức và 3 nghề thi trình diễn. Có 7 nghề lần đầu tiên được tổ chức thi gồm: Phay CNC, tiện CNC, dịch vụ lễ tân, điều khiển công nghiệp, chăm sóc sức khoẻ và công tác xã hội, thiết kế thời trang kỹ thuật số và công nghệ nước.
Có 491 thí sinh/49 Đoàn đăng ký dự thi, trong đó có 04 bộ, ngành; 01 tập đoàn; 01 hiệp hội; 01 Tổng công ty và 42 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Các đoàn tham dự nhận cờ lưu niệm từ ban tổ chức
Để điều hành, Ban tổ chức thành lập 5 hội đồng thi quốc gia do các bộ, ngành chủ trì gồm: Bộ Công thương, Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cùng với 2 tiểu ban giúp việc cho Ban tổ chức có sự tham gia của doanh nghiệp và các hiệp hội nghề nghiệp.
Kỳ thi góp phần lan toả tinh thần vượt khó, thể hiện khí thế thi đua sôi nổi ngay trong các cơ sở đào tạo nghề. Đồng thời, tôn vinh lực lượng lao động trẻ có kỹ năng nghề cao theo khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia và tiệm cận được với chuẩn kỹ năng nghề ASEAN, thế giới; thúc đẩy lực lượng lao động trẻ có kỹ năng nghề theo kịp được với xu thế phát triển của hoạt động sản xuất, kinh doanh và khoa học công nghệ tiên tiến ở thời kỳ mới; tạo phong trào thi đua học tập, rèn luyện kỹ năng tại các doanh nghiệp; góp phần thực hiện liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Trong đó có 31 nghề thi chính thức và 3 nghề thi trình diễn. Có 7 nghề lần đầu tiên được tổ chức thi gồm: Phay CNC, tiện CNC, dịch vụ lễ tân, điều khiển công nghiệp, chăm sóc sức khoẻ và công tác xã hội, thiết kế thời trang kỹ thuật số và công nghệ nước.
Có 491 thí sinh/49 Đoàn đăng ký dự thi, trong đó có 04 bộ, ngành; 01 tập đoàn; 01 hiệp hội; 01 Tổng công ty và 42 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Các đoàn tham dự nhận cờ lưu niệm từ ban tổ chức
Để điều hành, Ban tổ chức thành lập 5 hội đồng thi quốc gia do các bộ, ngành chủ trì gồm: Bộ Công thương, Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cùng với 2 tiểu ban giúp việc cho Ban tổ chức có sự tham gia của doanh nghiệp và các hiệp hội nghề nghiệp.
Kỳ thi góp phần lan toả tinh thần vượt khó, thể hiện khí thế thi đua sôi nổi ngay trong các cơ sở đào tạo nghề. Đồng thời, tôn vinh lực lượng lao động trẻ có kỹ năng nghề cao theo khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia và tiệm cận được với chuẩn kỹ năng nghề ASEAN, thế giới; thúc đẩy lực lượng lao động trẻ có kỹ năng nghề theo kịp được với xu thế phát triển của hoạt động sản xuất, kinh doanh và khoa học công nghệ tiên tiến ở thời kỳ mới; tạo phong trào thi đua học tập, rèn luyện kỹ năng tại các doanh nghiệp; góp phần thực hiện liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Tô An