5 dấu hiệu để "bắt bệnh" khi ô tô yếu dần lái xe cần lưu ý

Thứ ba, 17/09/2024 - 14:00

Dựa vào 5 dấu hiệu sau, chủ lái có thể “bắt bệnh” các nguyên nhân làm cho xe ô tô yếu đi, từ đó sớm khắc phục sửa chữa để xe luôn vận hành ổn định, an toàn.

Việc phát hiện sớm những dấu hiệu yếu kém của chiếc xe sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí sửa chữa, đồng thời kịp thời trước khi xe thực sự hư hỏng hoặc gây ra những nguy hiểm không lường.

Tăng tốc kém

Khi bạn phải nhấn chân ga sâu hơn, mạnh hơn để ô tô có thể tăng tốc là dấu hiệu cho biết phương tiện đang yếu dần. Bạn cần kiểm tra gấp, đảm bảo béc phun không tắc nghẽn, ống nhiên liệu không rò rỉ hoặc bộ lọc khí vẫn ổn định.

Theo đó, các bộ phận này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tăng tốc của ô tô. Béc phun sẽ bơm nhiên liệu cùng khí sạch thu được từ bộ lọc vào trong xi lanh, bộ kích lửa sẽ đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu hòa khí để vận hành pít-tông. Vì vậy, việc bộ bơm gặp trục trặc, lọc gió bị nghẽn hoặc nhiên liệu bị rò rỉ sẽ làm giảm hiệu suất đốt của động cơ, gây ra gia tốc yếu hơn.

Phải đạp ga mạnh là dấu hiệu cho thấy xe đang yếu dần.

Phải đạp ga mạnh hơn bình thường là dấu hiệu cho thấy xe đang yếu dần.

Bộ khí xả gặp trục trặc

Tình trạng xe “khạc lửa” từ ống xả là dấu hiệu nhận biết xe gặp các vấn đề như buồng nổ bị bơm thừa nhiên liệu hay bugi kích nổ không đốt cháy hết nhiên liệu, bị đóng bụi hoặc rò rỉ dầu vào buồng đốt. Chủ xe nên kiểm tra ô tô càng sớm càng tốt khi phát hiện dấu hiệu nghiêm trọng như khói đen sinh ra tại bộ khí xả. Ngoài ra, cảm biến khí xả, hệ thống điện, cảm biến động cơ gặp trục trặc cũng có thể gây ra tình trạng cung cấp nhiên liệu hòa khí với tỉ lệ không chính xác, ảnh hưởng đến bộ khí xả.

5 dấu hiệu để "bắt bệnh" khi ô tô yếu dần lái xe cần lưu ý- Ảnh 2.

Vô-lăng rung lắc

Bạn có thể cảm nhận vô-lăng rung lắc một cách dễ dàng, đặc biệt khi xe đang ở chế độ nghỉ thì sự rung lắc sẽ mạnh hơn. Độ rung càng lớn thì tính nghiêm trọng càng cao. Nếu để tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến các hệ lụy khác như tốn xăng, xe khó khởi động, động cơ nổ giật khi không tải (rõ nhất khi đang sử dụng điều hòa và bộ chiếu sáng).

Vấn đề vô-lăng rung lắc có thể bắt nguồn từ việc công suất xe ô tô đang bị tổn hao. Có 3 nguyên nhân chính gây tiêu hao công suất ô tô gồm một hoặc nhiều bugi không hoạt động, động cơ mất áp suất và tỉ lệ nhiên liệu hòa khí sai lệch. Theo đó, bạn nên kiểm tra đường dây cao áp nếu bugi gặp trục trặc. Trường hợp động cơ mất áp suất, nên kiểm tra xem van có bị rò rỉ hay nắp ron, nắp quy láp có bị nứt làm quá nhiều xăng và gió đi vào buồng đốt.

Vô lăng bị rung lắc

Vô lăng bị rung lắc cũng là dấu hiệu cho thấy xe yếu đi một cách rõ rệt.

Khó lên dốc

Xe vượt dốc không mạnh như trước thường bắt nguồn từ trục trặc tại bộ phận nhiên liệu, do bộ lọc bị nghẽn. Khi đó, bơm xăng phải hoạt động nhiều hơn để bù lượng nhiên liệu bị thiếu, đặc biệt là khi lên dốc. Việc thiếu xăng sẽ làm động cơ xe ô tô sẽ bị khựng, không đủ công suất để vượt dốc. Ngoài việc kiểm tra bộ lọc, chủ xe cần xem xét những nguyên nhân gây tắc nghẽn khác như nhiên liệu bẩn hoặc bình nhiên liệu có cặn.

Xe vượt dốc không mạnh như trước thường do bộ lọc bị nghẽn

Xe vượt dốc không mạnh như trước thường do bộ lọc bị nghẽn

Đèn báo kiểm tra động cơ sáng

Các ô tô hiện nay được trang bị nhiều bộ cảm biến báo động cho người lái khi xe gặp trục trặc. Do xe ô tô vận hành không tốt khi gặp lỗi nên bạn hãy kiểm tra các bộ phận có cảm biến báo lỗi, như bộ lọc khí xả (catalytic converter), cảm biến oxy, cảm biến khí nạp và dây phin bugi. Tiếp đến tiến hành xem xét ống thông gió các-te, đảm bảo không có vết nứt hoặc hở khiến quá nhiều khí tràn vào buồng đốt, làm động cơ “ngộp thở”.

Khi thấy đèn check engine trên táp-lô sáng sau khi khởi động và vận hành thì nên mang xe đến xưởng sửa chữa để kiểm tra.

Khi thấy đèn check engine trên táp-lô sáng sau khi khởi động và vận hành thì nên mang xe đến xưởng sửa chữa để kiểm tra.

Khi người dùng gặp bất kỳ vấn đề nào trong các dấu hiệu trên mà không có kinh nghiệm xử lý, hãy mang xe đến gara, xưởng dịch vụ để được kiểm tra, xử lý một cách chuyên nghiệp.

Cộng tác viên tinxe