Vậy làm thế nào để gen Z có một cuộc phỏng vấn tốt đẹp và hiệu quả? Một trong những điều cần làm là tránh những điều sau đây.
Đòi hỏi mức lương quá với năng lực và cống hiến
Mức lương luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu khi tìm việc của gen Z khi tìm việc làm 24h ở Thủ Đức hay bất kỳ quận huyện, tỉnh thành nào khác. Tuy nhiên với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường lao động hiện nay, nhà tuyển dụng có nhiều sự lựa chọn và tất nhiên cân nhắc mức lương chi trả nhân viên. Ứng viên cũng cần phải “định giá” được bản thân, năng lực và lợi ích sẽ mang lại cho công ty trước khi đàm phán mức lương.
Trong cuộc phỏng vấn, nếu bạn đưa ra con số quá cao so với mặt bằng chung hoặc không cam kết mang lại lợi ích tương xứng thì khó mà nhà tuyển dụng chọn bạn. Do đó bạn nên tránh đòi hỏi mức lương quá với năng lực của mình nếu không sẽ rất dễ bị loại.
Bốc đồng, khẳng định mình quá sớm
Gen Z là thế hệ nhân sự đang được các nhà tuyển dụng chào đón hiện nay. Các lí do giúp gen Z chiếm ưu thế là độ tuổi phù hợp, năng động, sáng tạo và giàu năng lượng tích cực của tuổi trẻ. Hầu hết gen Z bắt nhịp nhanh với thời cuộc, giỏi công nghệ và sử dụng ngoại ngữ thành thạo hơn. Vì thế, họ khá được “săn đón” đặc biệt ở các công ty công nghệ và nhóm công việc đòi hỏi tư duy mới mẻ, khả năng sáng tạo.
Tuy nhiên một số nhà tuyển dụng nhận xét rằng, gen Z lại chính là thế hệ ứng viên dễ “bốc đồng” khi ứng tuyển. Ví dụ trong cuộc phỏng vấn họ thường tự đánh giá bản thân quá cao về chuyên môn, kỹ năng… khi mà điều này còn quá sớm để khẳng định.
So sánh với những nhà tuyển dụng khác
So sánh là điều “cấm kị” mà gen Z nên tránh khi trả lời phỏng vấn . Có thể bạn nắm bắt được nhiều đơn vị đang tuyển dụng với các điều kiện tốt hơn nhưng việc so sánh sẽ tình hình tồi tệ.
Ví dụ: Tôi biết công ty X cũng đang tìm kiếm vị trí này, họ trả mức lương cao hơn và chế độ làm việc thoải mái. Không bắt nhân viên làm thêm giờ và cũng không trừ tiền nếu đi trễ… hay Công ty Y không bắt nhân viên làm vào ngày thứ bảy và không liên hệ công việc nếu đó là ngày nghỉ…
Việc so sánh làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu, đồng thời họ sẽ đặt ra câu hỏi tại sao bạn không ứng tuyển vào công ty đó, phải chăng bạn không đủ năng lực? Bạn chọn nơi đây vì mục đích gì?…
Thể hiện quan điểm sẵn sàng “nhảy” việc
Như đã nói, gen Z là thế hệ nhiệt tình năng động và có tư duy độc lập. Họ không muốn bị gò bó trong môi trường làm việc mà bản thân cảm thấy chán ngán hoặc “không có tương lai”. Nếu rơi vào tình trạng đó thì họ không ngần ngại mà dứt khoát đổi chỗ làm, đổi công việc… điều này cũng là một đặc điểm thú vị của thế hệ gen Z.
Tuy nhiên, nếu bạn là ứng viên gen Z đang trong cuộc phỏng vấn thì không nên thể hiện quan điểm nhảy việc. Không có nhà tuyển dụng nào “yên tâm” lựa chọn một nhân viên có tư tưởng này. Bởi lẽ trong công việc sẽ có những khó khăn và nhà tuyển dụng mong muốn mỗi nhân viên có lòng kiên định và biết điều chỉnh để thích ứng tốt với mọi hoàn cảnh thay vì bỏ cuộc.
Nói “không” với tăng ca
Một số nhà tuyển dụng sẽ đặt ra câu hỏi về khả năng sẵn sàng làm thêm giờ hoặc tăng ca. Bạn sẽ trả lời như thế nào với câu hỏi này?
Những câu với nội dung “Tôi không thích tăng ca/ Tôi chỉ làm ngày 8 tiếng…” đôi khi là lựa chọn hoàn toàn chính đáng của cá nhân bạn nhưng không thích hợp khi trả lời phỏng vấn.
Thay vào đó bạn có thể chia sẻ về lí do bạn chưa thể tăng ca (học thêm sau giờ làm, đang tham gia một dự án, bận công việc gia đình…) hoặc bạn cũng có thể khéo léo bày tỏ quan điểm sẵn sàng tăng ca nếu như có chế độ tiền công tương xứng hoặc phúc lợi tốt.
Gen Z – lực lượng lao động trẻ trung , năng động và giỏi công nghệ. Đây là lợi thế thu hút nhà tuyển dụng. Tuy nhiên gen Z cũng cần biết cách tiết chế bản thân, tránh mắc phải các lỗi đã đề cập ở trên khi trả lời phỏng vấn để đạt được hiệu quả tìm việc tốt nhất.
Đặng Hảo