1. Omega-3
Nhóm dưỡng chất này được tạp chí Phòng bệnh Mỹ ( Preventions) xếp đầu bảng, có tác dụng ngừa cảm cúm rất hiệu quả trong các mùa trong năm, nhất là lúc giao mùa, phù hợp cho nhóm người ít ăn cá. Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Anh (BIHN), Omega-3 có tác dụng làm tăng dòng khí vào ra, bảo vệ cho hai lá phổi, hệ thống hô hấp làm việc tốt khỏi bị viêm. Ngoài ra, nó còn có tác dụng tăng cường sức khoẻ thực bào, kháng cúm, môi chất gây bệnh, nhất là vi khuẩn. Có thể bổ xung viên Omega-3 hàng ngày theo khuyến cáo của bác sĩ, trọng tâm tới viên dầu cá có chứa ít nhất 1 gam cả hợp chất EPA lẫn DHA.
2. Astragalus
Astragaluslà viên thuốc được chế từ rễ cây hoàng kỳ hay đậu ván dại Trung Quốc (Astragalus mollissimus) được sử dụng trong nhiều thế kỷ qua trong y học cổ truyền và gần đây rất phổ biến tại các nước Âu Mỹ. Astragalus có tác dụng kích thích các tế bào máu trắng kháng viêm.
Người Mỹ cũng đã làm nhiều thí nghiệm và thừa nhận hiệu quả này, nó có tác dụng rất tích cực trong việc giảm cúm, viêm họng trong lúc giao mùa, đặc biệt trong mùa đông, tuy nhiên phải uống dài kỳ (6-8 tuần) mới phát huy tác dụng.
3. Echinacea
Echinacea là thảo dược được chế từ loại cây cùng tên có nguồn gốc ở Mỹ và Canada, tác dụng ngăn ngừa cảm lạnh, cúm và các trường hợp nhiễm trùng, kích thích hệ đề kháng chống lại các môi chất gây bệnh.
Cách dùng như sau, lấy phần thân cây phía trên mặt đất và rễ của cây Echinacea, có thể dùng tươi hoặc phơi khô pha trà uống, ép lấy nước, chiết xuất hoặc điều chế thành thuốc dùng ngoài da. Tuy nhiên Echinacea cũng có thể để lại phản ứng phụ như thở khò khè, phát ban và tiêu chảy.
4. Vitamin D
Vitamin D là loại thuốc bổ phát huy công năng tác dụng bốn mùa trong việc tăng cường sức khoẻ hệ miễn dịch. Theo nghiên cứu của ĐH y khoa Harvard (Mỹ) thì những người có hàm lượng Vitamin D trong cơ thể thấp nhất có rủi ro mắc bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên cao tới 36% so với nhóm người có thể có hàm lượng Vitamin D cao (những người mắc bệnh hen là nhóm trong cơ thể có hàm lượng Vitamin D thấp tới 6 lần so với những người mắc các bệnh khác).
Nên sử dụng Vitamin D thích hợp sẽ giúp cơ thể sản xuất ra nhiều cathelicidin, một loại protein "vệ sĩ" tiêu diệt virút rất hiệu quả. Vitamin D thường lấy từ ánh mặt trời hoặc qua ăn uống, nhất là cá, nhưng 2 nguồn này đôi khi cũng chưa đủ nên giới chuyên môn khuyến cáo dùng thêm thuốc bổ ở mức 1.000 IU (đơn vị quốc tế)/ngày.
5. Chiết xuất nhân sâm
Khi cảm thấy người mệt mỏi dễ bị ốm thì nên dùng viên thuốc bổ có tên Cold-fx (Chiết xuất nhân sâm) có tác dụng ngừa cảm cúm và lạnh, liều dùng ngày 2 viên. Theo nghiên cứu của Trung tâm Miễn dịch Ung thư và Viêm nhiễm của Mỹ thì so với liệu pháp giả dược, dùng liều 2 viên/ngày giảm tới 50% nguy cơ bị cảm lạnh, nhất là nhóm người có có rủi ro mắc bệnh cao, ăn không ngon miệng.
Ngoài ra, chiết xuất từ nhân sâm có chứa nhiều hợp chất hữu ích giúp làm tăng số lượng tế bào máu trắng, interleukin, protein mà hệ thống miễn dịch cơ thể rất cần đến.
6. Viên kẽm
Viên kẽm (Zinc) có tác dụng tăng cường năng lượng, sức đề kháng cho cơ thể, phù hợp dùng khi cơ thể mệt mỏi, nguy cơ ốm cao. Theo nghiên cứu của ĐH Yale (Mỹ) thì dùng 30 mg ngay khi có dấu hiệu cảm lạnh sẽ có tác dụng tức thì. Tác dụng của loại khoáng chất này là làm chậm quá trình phát triển của virút trong mũi, cổ họng, rút ngắn thời gian cảm lạnh.
Tuy nhiên, kẽm là khoáng chất hai mặt, nếu thiếu và được bổ xung sẽ giúp cơ thể sản xuất tế bào máu trắng, nhưng lạm dụng có thể làm tăng quá trình viêm nhiễm. Đặc biệt, nếu dùng liều trên 50 mg/ngày có thể triệt tiêu hệ thống miễn dịch, phong bế quá trình hấp thụ khoáng chất khác của cơ thể. Vì lý do này khi dùng viên kẽm nên tư vấn kỹ bác sĩ, sử dụng đúng theo liều lượng quy định.
Khắc Nguyễn