7 trường hợp có nguy cơ đột quỵ cao nhất khi đi tắm: Ngày lạnh đột ngột càng cần nắm rõ

Thứ ba, 26/11/2024 - 19:15

Thỉnh thoảng, chúng ta vẫn nghe về những trường hợp đột quỵ khi đang tắm hoặc ngay sau khi tắm xong. Tại sao một thói quen tưởng chừng vô hại lại có thể gây nguy hiểm đến vậy?

Tắm rửa là thói quen thiết yếu hàng ngày, nhưng bạn có biết rằng, trong một số tình huống, việc tắm không đúng cách lại tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ rất cao?

Thỉnh thoảng, chúng ta vẫn nghe về những trường hợp đột quỵ khi đang tắm hoặc ngay sau khi tắm xong. Tại sao một thói quen tưởng chừng vô hại lại có thể gây nguy hiểm đến vậy?

Vì sao đi tắm có thể gây đột quỵ?

7 trường hợp có nguy cơ đột quỵ cao nhất khi đi tắm: Ngày lạnh đột ngột càng cần nắm rõ- Ảnh 1.

Theo TS.BS Nguyễn Minh Đức (Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh - Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch), nguy cơ đột quỵ khi tắm thường liên quan đến sự dao động nhiệt đột ngột.

Khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ quá khác biệt so với môi trường hiện tại, các mạch máu dễ bị co thắt, gây tắc nghẽn lưu thông máu lên não hoặc tim. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những người trên 40 tuổi, bởi cơ thể lúc này đã giảm khả năng thích nghi so với tuổi trẻ.

Đột quỵ là tình trạng tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu não, dẫn đến thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết não. Khi xảy ra trong lúc tắm, tình trạng này có thể không được phát hiện hoặc xử lý kịp thời, gây hậu quả nghiêm trọng.

7 trường hợp dễ bị đột quỵ khi tắm

1. Tắm ngay khi vừa đi từ ngoài trời nóng về

Khi cơ thể đang đổ mồ hôi nhiều, các mạch máu giãn nở để giải nhiệt. Việc tắm nước lạnh ngay lập tức sẽ khiến các mạch máu co thắt đột ngột, tăng nguy cơ đột quỵ.

2. Tắm ngay sau khi thay đổi môi trường nóng - lạnh

Đi từ một nơi có nhiệt độ nóng (miền Nam) đến nơi lạnh (miền Bắc) hoặc ngược lại, cơ thể cần thời gian thích nghi. Tắm ngay sau khi vừa đến nơi có thể làm rối loạn cơ chế điều nhiệt của cơ thể, dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

3. Tắm sau khi uống rượu, bia

Cơ thể sau khi tiêu thụ rượu bia thường mất cân bằng, các mạch máu giãn nở bất thường. Tắm nước lạnh để "giải rượu" chỉ làm tăng nguy cơ tụt huyết áp hoặc đột quỵ.

4. Tắm khi đang ốm, cảm cúm

Khi cơ thể suy yếu, cảm cúm, huyết áp hoặc đường huyết cao, tắm nước lạnh có thể làm bệnh nặng hơn. Trường hợp nặng, có thể gây nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

7 trường hợp có nguy cơ đột quỵ cao nhất khi đi tắm: Ngày lạnh đột ngột càng cần nắm rõ- Ảnh 2.

5. Tắm với thói quen xả thẳng nước lên đầu

Đổ nước từ trên xuống ngay lập tức khiến nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột, dễ gây chóng mặt hoặc co mạch.

6. Xuống bể bơi hoặc bồn tắm mà không làm quen với nước

Khi cơ thể chưa kịp thích nghi với nhiệt độ nước, nguy cơ chuột rút hoặc sốc nhiệt rất cao, đặc biệt ở người lớn tuổi.

7. Tắm muộn vào ban đêm (sau 9h tối)

Tắm muộn khiến cơ thể hạ nhiệt quá mức khi gần giờ ngủ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn làm tăng nguy cơ tụt huyết áp hoặc đột quỵ.

Những nguyên tắc an toàn khi tắm để tránh đột quỵ, đặc biệt vào ngày trời lạnh

Để giảm thiểu rủi ro khi tắm, hãy ghi nhớ các lưu ý sau đây:

Làm ướt chân trước khi tắm

Tránh xả nước trực tiếp lên đầu. Hãy làm quen với nhiệt độ nước từ chân rồi lên dần các bộ phận khác.

Không tắm khi cơ thể đang nóng

Đợi cơ thể khô ráo, giảm mồ hôi trước khi vào tắm, đặc biệt khi vừa đi ngoài nắng hoặc vận động mạnh. Để cơ thể thích nghi với môi trường mới

Sau khi di chuyển từ vùng khí hậu nóng sang lạnh (hoặc ngược lại), hãy chờ ít nhất 6 giờ, tốt nhất là nửa ngày trước khi tắm.

Không tắm khi sức khỏe suy yếu

Nếu đang ốm, hãy dùng khăn ấm lau người thay vì tắm để tránh làm cơ thể thêm mệt mỏi. Tránh tắm sau khi uống rượu, bia

Chỉ tắm sau khi cơ thể đã tỉnh táo hoàn toàn. Nếu cần, hãy dùng khăn lau mặt và nghỉ ngơi trước khi tắm. Lắp đặt thanh vịn trong phòng tắm cho người lớn tuổi

7 trường hợp có nguy cơ đột quỵ cao nhất khi đi tắm: Ngày lạnh đột ngột càng cần nắm rõ- Ảnh 3.

Người trên 60 tuổi nên có thanh vịn để tránh trượt ngã. Điều này rất quan trọng vì nguy cơ chấn thương đầu khi ngã là rất cao.

Khép hờ cửa khi tắm

Người có bệnh lý tim mạch hoặc đột quỵ tiềm ẩn nên để cửa phòng tắm không khóa kín, để dễ dàng gọi người giúp đỡ khi cần.

Không tắm muộn vào ban đêm

Hãy cố gắng tắm trước 8 giờ tối để giảm nguy cơ tụt huyết áp.

Các bác sĩ cho rằng, những người từ 40 tuổi trở lên nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Với các bệnh lý tim mạch, hãy thực hiện siêu âm tim và điện tâm đồ. Nếu có nguy cơ đột quỵ, cần làm MRI não để tầm soát và phát hiện sớm các bất thường.

Đậu Đậu