Triển khai Đề án Chuyển đối số
Công nghệ, các nền tảng số và năng lực số của công dân trở thành những nhân tố đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng và mỗi cá nhân. Tận dụng ưu thế của các cuộc cách mạng công nghệ, nhiều quốc gia “đi sau” đã nhanh chóng bứt phá, trở thành những nước phát triển, đóng vai trò dẫn dắt khu vực và thế giới. Ở chiều ngược lại, những nước không kịp thời thay đổi, không có giải pháp hữu hiệu ứng dụng, phát triển công nghệ đã dần tụt hậu,mất vai trò và vị thế của mình. Theo Báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế, Việt Nam là nước bị ảnh hưởng nhất trong khối ASEAN về lao động việc làm do chuyển đổi số, với 70% người lao động ở các ngành nghề cơ bản bị ảnh hưởng. Chuyển đổi số không chỉ đặt ra thách thức trong nghề nghiệp, việc làm mà còn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trải qua 02 năm đại dịch Covid-19 xuất hiện ở nước ta, việc đương đầu với những thách thức trên các mặt của đời sống xã hội, kinh tế chính trị đòi hỏi Đảng, các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội phải thay đổi nhằm đảm bảo việc thích ứng, an toàn, linh hoạt trên các mặt trận công tác, đây cũng là một liều thuốc thử hữu hiệu cho khả năng của thanh niên Bắc Giang nói riêng và thanh niên Việt Nam nói chung đối với những thay đổi chưa từng có trong giai đoạn vừa qua.
Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, trong thời gian qua, các cấp bộ Đoàn tỉnh Bắc Giang đã tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức, tổ chức nhiều sân chơi, hoạt động nhằm hỗ trợ thanh thiếu niên nâng cao năng lực số. Triển khai nhiều công cụ trực tuyến, ứng dụng công nghệ số để tạo ra các diễn đàn, chương trình trực tuyến; hình thành, quản lý những nhóm, kênh truyền thông trên mạng xã hội,… để hạn chế thông tin giả, tin xấu, độc, cung cấp thông tin chính thống. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng xử lý, sàng lọc thông tin trên không gian mạng; hướng dẫn thanh thiếu niên sử dụng các dữ liệu, thông tin phù hợp với chuẩn mực đạo đức để phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, giải trí. Tỉnh đoàn Bắc Giang cũng đã triển khai nhiều hoạt động trên nền tảng số, tăng cường các cuộc thi trực tuyến, sử dụng công cụ số để tăng tính hiệu quả của các hoạt động. Khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, tổ chức Đoàn các cấp đã ứng dụng các công cụ số (ứng dụng họp trực tuyến, học tập trực tuyến, ứng dụng quản lý tác nghiệp, phần mềm thi trực tuyến, mạng xã hội,...) để điều hành, quản lý, triển khai các hoạt động.
Đặc biệt, thực hiện sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy về việc xây dựng Đề án phát huy vai trò nòng cốt, đi đầu của thanh niên trong việc tham gia chuyển đổi số, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã chủ động tham mưu và được UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực số cho thanh, thiếu niên; phát huy vai trò nòng cốt, đi đầu của các cấp bộ đoàn trong chuyển đổi số, giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” . Bước đầu thực hiện Đề án, Tuổi trẻ toàn tỉnh đã có nhiều hoạt động tham gia quá trình chuyển đổi số, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Thực hiện chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông, UBND các huyện, thanh phố trong việc thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng với sự tham gia của thanh niên tại 100% Tổ. Tỉnh đoàn tiếp tục duy trì Đội thanh niên tình nguyện hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính công mức độ 3, 4 tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công của tỉnh; chỉ đạo các huyện, thành đoàn thành lập và duy trì Đội thanh niên tình nguyện hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính công mức độ 3,4 tại Bộ phận một của cấp huyện và cấp xã.
Phá t động Cuộc thi Codkiten
Nhằm góp phần xây dựng xã hội số, giới thiệu việc làm, giới thiệu sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã ký kết kế hoạch phối hợp với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Chi nhánh tỉnh Bắc Giang vể việc triểu khai thanh toán không dùng tiền mặt; ký kết kế hoạch phối hợp Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam về tiêu thụ vải thiều và các nông sản đặc trưng của tỉnh trên sàn thương mại điện tử PostMart. Tỉnh đoàn cũng đã phốihợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức 02 Sàn giao dịch việc làm trực tuyến cho đoàn viên, thanh niên, đặc biệt là đối tượng công nhân bị ảnh hưởng mất việc do dịch Covid-19. Kết quả có gần 1.000 đoàn viên, thanh niên tham gia Sàn giao dịch kết nối trực tiếp và trực tuyến với các nhà tuyển dụng lao động.
Cùng với đó, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã tổ chức ra mắt và đưa vào sử dụng công trình “Số hóa Di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Vĩnh Nghiêm” và “Số hóa Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Xương Giang” . Với tính năng của một cuốn cẩm nang du lịch số, Công trình ứng dụng giải pháp công nghệ chuẩn hóa nội dung số để tổng hợp các tài liệu giới thiệu về Di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Vĩnh Nghiêm và Địa điểm Chiến thắng Xương Giang, bao gồm: tài liệu giới thiệu, lời thoại tự động bằng 02 ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Anh; hình ảnh 360 độ, video quay từ toàn cảnh, cận cảnh đầy đủ các góc hình tương tự như du khách đang trải nghiệm tham quan thực tế, tích hợp với tính năng chỉ đường giúp du khách dễ dàng tìm kiếm, trải nghiệm và tìm hiểu Khu di tích. Đây là những mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trong việc giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch của địa phương.
Lễ gắn biển công trình Chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn
Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định một trong những nội dung định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 đó là: “Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ”. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 cũng xác định nhiệm vụ trọng tâm mang tính giải pháp đột phá là “Triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số, xây dựng nền tảng công nghệ số, ứng dụng công nghệ số…”. Với dân số trên 1,8 triệu người, trong đó thanh thiếu niên (từ 10 - 30 tuổi) chiếm trên 30%, là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh hàng đầu khu vực Trung du và miền núi phí Bắc, Bắc Giang là địa phương có tiềm năng rất lớn trong việc ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số.Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Giang nhận thức sâu sắc được vai trò của mình trong chuyển đổi số.
Để tiếp tục phát huy vai trò đi đầu trong chuyển đổi số, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bắc Giang xác định một số nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, cụ thể như sau:
Thứ nhất, tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, năng lực số.Tuyên truyền sâu rộng về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; sự quan trọng, cấp thiết của việc nâng cao năng lực số. Chỉ rõ ưu điểm, lợi ích của việc chuyển đổi số, năng lực số trong đời sống nhằm tăng cường sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp và toàn xã hội, thúc đẩy nhu cầu tự thân của thanh thiếu niên trong việc nâng cao năng lực số. Thành lập và phát huy vai trò của Tổ chuyên gia trong lĩnh vực chuyển đổi số của thanh niên. Xây dựng bộ ấn phẩm truyền thông số trên mạng xã hội; xây dựng bộ tài liệu, kênh truyền thông online về năng lực số cần thiết cho cán bộ Đoàn, Hội và đoàn viên thanh niên tỉnh Bắc Giang nhằm cung cấp những thông tin, kiến thức liên quan tới chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số,...Vận động sự tham gia của các nhân vật có ảnh hưởng trong giới trẻ, các nhà khoa học trẻ, doanh nhân trẻ thành đạt, có uy tín trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, năng lực số của thanh thiếu niên.
Thứ hai, quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 111-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Đề án “Nâng cao năng lực số cho thanh, thiếu niên; phát huy vai trò nòng cốt, đi đầu của các cấp bộ đoàn trong chuyển đổi số, giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” , các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh đưa nội dung chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ cụ thể trong nghị quyết đại hội nhiệm kỳ 2022 - 2027. Việc nâng cao năng lực số, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại được Ban Thường vụ Tỉnh đoàn xác định là giải pháp bao trùm, xuyên suốt trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong nhiệm kỳ 2022 - 2027; là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; là yếu tố then chốt góp phần phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
T hứ ba, tổ chức hoạt động nâng cao năng lực số cho thanh thiếu niên. Tập trung các giải pháp nâng cao năng lực sử dụng thiết bị, phần mềm; khai thác dữ liệu, thông tin; năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực học tập, lao động, phát triển và năng lực đổi mới, sáng tạo.Tổ chức các hoạt động tập huấn, tuyên truyền cung cấp kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng xã hội, giao tiếp, làm việc trên môi trường số đảm bảo an toàn, an ninh mạng; tự bảo vệ nội dung, dữ liệu cá nhân, quyền riêng tư trên môi trường số; phát hiện các trò lừa gạt, tấn công trên mạng và cách thức tự bảo vệ cho thanh thiếu niên. Ứng dụng CNTT trong điều hành, tác nghiệp (họp trực tuyến, hội thảo trực tuyến,…); xây dựng hệ thống văn phòng điện tử đồng bộ; phát triển các nền tảng trực tuyến trong tổ chức các chương trình, hoạt động, sự kiện, cuộc thi... của tổ chức Đoàn, Hội, Đội các cấp. Xây dựng và vận hành các nền tảng số phục vụ triển khai các phong trào trong các khối đối tượng.Vận hành hiệu quả nền tảng mạng xã hội của tổ chức Đoàn, Hội nhằm ngăn chặn, hạn chế thông tin giả, xấu, độc, cung cấp thông tin chính thống, chính xác; vận động thanh thiếu niên triển khai cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” để lan tỏa các thông tin hữu ích, tích cực, giảm các thông tin xấu, độc trên không gian mạng.
Thứ tư, tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt của đoàn viên, thanh niên trong tham gia các Tổ công nghệ cộng đồng.Tổ chức ồi dưỡng nhận thức, kiến thức, kỹ năng về thương mại điện tử cho thanh niên thông qua các hoạt động như: tư vấn định hướng nghề nghiệp liên quan đến thương mại điện tử; xây dựng công cụ học tập, thực hành thương mại điện tử,… Tham gia phát triển nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực thương mại điện tử.Hỗ trợ nâng cao nhận thức, kỹ năng của thanh niên trong việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến.Tăng cường phối hợp triển khai các khóa học, các hoạt động trải nghiệm áp dụng mô hình giáo dục STEM, STEAM, STEAME trong thanh thiếu niên, nhi đồng.Tổ chức hoạt động hỗ trợ thanh niên hình thành, phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Nâng cao năng lực kết nối chuỗi tri thức: từ ý tưởng, nghiên cứu, phát triển đến thương mại hóa các sản phẩm sáng tạo, công nghệ mới của thanh niên.
Thứ năm, phát huy vai trò tiên phong, đi đầu, sáng tạo trong triển khai các giải pháp chuyển đổi số, đổi mới phương thức, nâng cao năng lực tổ chức, triển khai các chương trình, mô hình, hoạt động gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Lựa chọn một số ngành, lĩnh vực phù hợp với thế mạnh, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn Thanh niên để tham gia sâu vào quá trình hỗ trợ chuyển đổi số. Đối với lĩnh vực nông nghiệp: Tập trung nâng cao năng lực số của thanh niên là chủ các mô hình kinh tế nông nghiệp, doanh nghiệp ngành truyền thống, doanh nghiệp sản xuất; hỗ trợ tiếp cận thông tin về môi trường, quy hoạch, công nghệ, đất đai, cây trồng, vật nuôi, thị trường,… qua các nền tảng số để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; hỗ trợ phát triển nông nghiệp thông minh; ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý, giảm sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm; hỗ trợ ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử kết nối, quảng bá, tiêu thụ nông sản trên các nền tảng số. Đối với lĩnh vực du lịch: Tiếp tục ứng dụng giải pháp công nghệ số hóa các danh lam, thắng cảnh, con người Bắc Giang để phát triển du lịch ảo; chuẩn hóa nội dung số kết hợp công nghệ quét mã QR để giới thiệu điểm đến, các tour tuyến du lịch, sản phẩm, dịch vụ du lịch của tỉnh và phát triển ứng dụng thuyết minh du lịch tự động qua thiết bị di động thông minh.Đối vớilĩnh vực xây dựng chính quyền số: Hướng dẫn, tuyên truyền về kết quả thực hiện chuyển đổi số của tỉnh; tăng cường các hoạt động hỗ trợ người dân tham gia sử dụng dịch vụ, nền tảng do chuyển đổi số mang lại; hướng dẫn thanh thiếu niên từ bậc trung học cơ sở trở lên sử dụng các dịch vụ, nền tảng số để hướng dẫn cho phụ huynh tham gia sử dụng khi có nhu cầu.
Thứ sáu, tham gia đầu tư, nâng cấp hạ tầng số, thiết bị số. Tham gia triển khai các dự án phát triển hạ tầng số, dịch vụ viễn thông, internet băng thông rộng, dịch vụ mạng di động nhằm gia tăng cơ hội tiếp cận với công nghệ số của thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh, thu hẹp khoảng cách giữa thanh thiếu niên miền núi với thanh thiếu niên các khu vực phát triển.Đầu tư, trang bị hệ thống thiết bị số hiện đại (thiết bị điện tử, máy tính, các thiết bị tích hợp khác); nâng cấp hạ tầng số (viễn thông, internet tốc độ cao, an toàn an ninh mạng,…) của Tỉnh đoàn và tổ chức đoàn các cấp đảm bảo cho việc điều hành tác nghiệp, vận hành hiệu quả các diễn đàn, hoạt động trực tuyến dành cho thanh thiếu niên. Tổ chức vận động, quyên góp hỗ trợ máy tính, thiết bị thông minh…, các gói cước internet giá rẻ, miễn phí hỗ trợ cho thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn học tập trực tuyến.
Chuyển đổi số là xu hướng phát triển tất yếu, mở ra nhiều cơ hội, tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế. Việc nâng cao năng lực số, ứng dụng công nghệ được Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bắc Giang xác định là nhiệm vụ bao trùm, xuyên suốt trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong nhiệm kỳ 2022 - 2027. Với những kết quả ban đầu đạt được, chúng ta có thể tin tưởngTuổi trẻ Bắc Giang sẽ phát huy vai trò nòng cốt, đi đầu trong chuyển đổi số, tham gia có hiệu quả quá trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Vũ Tuấn Anh
Uỷ viên BTV, Trưởng Ban phong trào Tỉnh đoàn Bắc Giang