1. Vài Nét Tổng Quan Về Tây Ninh
Trước khi tìm hiểu về bản đồ quy hoạch Tây Ninh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, hãy cùng tìm hiểu vài nét tổng quan về địa phương này.
Tính theo đường Quốc lộ 22, Tây Ninh nằm ở vị trí cách 99km với thành phố Hồ Chí Minh và cách 40km với biên giới Campuchia. Nơi đây khi xưa có tên Romdum Ray thuộc Thủy Chân Lạp.
Vị Trí Địa Lý
Bởi là cầu nối giữa hai khu vực: cao nguyên Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long nên Tây Ninh vừa mang đặc điểm, sắc thái của một cao nguyên, vừa mang đặc điểm, sắc thái của một vùng đồng bằng. Tây Ninh có vị trí tiếp giáp với các tỉnh:
- Giáp Bình Phước, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh về phía đông.
- Giáp Prey Veng, Svay Rieng (Campuchia) về phía tây.
- Giáp Long An về phía nam.
- Giáp Tbong Khmum (Campuchia) về phía bắc.
Với đường biên giới dài tới 240 km với Campuchia nên Tây Ninh có tới ba cửa khẩu quốc tế gồm: Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam. Cùng với đó là rất nhiều cửa khẩu tiểu ngạch khác.
Giao Thông
Giao thông Tây Ninh thể hiện rất rõ đặc điểm của một khu vực có tính liên kết vùng, liên kết quốc tế. Trong đó, về đường bộ, đường Xuyên Á đi qua địa phương này có chiều dài khoảng 28 km, giao thương quốc tế, nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với Campuchia (qua cửa khẩu Mộc Bài). Bên cạnh đó, hiện hai tuyến cao tốc đã được phê duyệt và đang chờ xây dựng là thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài và Gò dầu – Xa Mát.
Về đường thủy, Tây Ninh có hai tuyến sông lớn gồm Vàm Cỏ Đông và Sài Gòn với cảng sông Bến Kéo thuộc sông Vàm Cỏ Đông. Sân bay Tây Ninh đang được đề xuất, bổ sung vào quy hoạch sân bay toàn quốc, thời kỳ 2030 và tầm nhìn tới 2050.
Hành Chính
Hiện, Tây Ninh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm:
Thành phố (1) | Thành phố Tây Ninh |
Thị xã (2) | – Hòa Thành- Trảng Bàng |
Huyện (6) | – Bến Cầu- Châu Thành- Dương Minh Châu- Gò Dầu- Tân Biên- Tân Châu |
2. Thông Tin Chung Về Bản Đồ Quy Hoạch Tây Ninh
Quy hoạch chung và bản đồ quy hoạch Tây Ninh đã được ban hành kèm Quyết định 1736/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 29/12/2023.
Bản đồ quy hoạch Tây Ninh 2030
Theo Quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ, tới năm 2030, toàn tỉnh sẽ có tổng 16 đô thị, trong đó, cụ thể là:
- Thành phố Tây Ninh: đô thị loại II
- Trảng Bàng, Gò Dầu, Hòa Thành: đô thị loại III.
- Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Bến Cầu và Dương Minh Châu: đô thị loại IV.
- Tân Lập, Mỏ Công, Trà Vong (huyện Tân Biên); Tân Đông và Tân Hưng (huyện Tân Châu); Thái Bình, Thanh Điền (Châu Thành): đô thị loại V.
Tỷ lệ đô thị hóa sẽ đạt tới khoảng 53%, sẽ có 10 cụm công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, quy hoạch ba vùng phát triển kinh tế – xã hội gồm:
- Vùng 1: phát triển công nghiệp, đô thị dịch vụ gồm thị xã Trảng Bàng, huyện Gò Dầu và phía nam của huyện Dương Minh Châu.
- Vùng 2: trung tâm hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, du lịch, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển dịch vụ, công nghiệp chế biến và hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao gồm thành phố Tây Ninh, thị xã Hòa Thành, phía tây của huyện Dương Minh Châu, phía đông của huyện Châu Thành.
- Vùng 3: vùng phát triển nông nghiệp, sinh thái, gồm các huyện Tân Biên, Tân Châu, phía bắc của huyện Bến Cầu.
4 trục động lực phát triển kinh tế, xã hội gồm:
- Trục số 1: hành lang phát triển Bắc – Nam gắn với các tuyến giao thông: cao tốc Gò Dầu – Xa Mát, Quốc lộ 22, 22B.
- Trục số 2: kết nối liên vùng, theo hướng Đông Tây, liên kết với Bình Dương và Campuchia, gắn với các tuyến giao thông gồm đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 22, Quốc lộ 13, 14 tới sân bay Long Thành.
- Trục số 3: tuyến vành đai trung chuyển hàng hóa, tạo sự kết nối của các khu công nghiệp như Bến Củi, Thạnh Đức, Mộc Bài đi Campuchia và các tỉnh Bình Dương, vùng Tây Nguyên.
- Trục số 4: hành lang kết nối liên vùng theo hướng Đông Tây.
Cùng với đó, tỉnh chú trọng phát triển tập trung thêm 20 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các khu công nghiệp theo dọc các quốc lộ 22, 22B, đường Hồ Chí Minh, cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài,… Phát triển 4 trung tâm logistic tại các cửa khẩu: Mộc bài, Xa Mát, xã Hưng Thuận (Trảng Bàng) và xã Thanh Phước (Gò Dầu).
Du lịch núi Bà Đen tiếp tục được đầu tư phát triển, trong đó, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các phân khu chức năng để phấn đấu trở thành khu du lịch đặc sắc và mang đẳng cấp quốc tế.
Quy Hoạch Tây Ninh: Thành Phố Tây Ninh
Thành phố Tây Ninh có vị trí: giáp huyện Dương Minh Châu (phía đông), huyện Châu Thành (phía Tây), thị xã Hòa Thành (phía Nam), hai huyện Tân Biên và Tân Châu (phía Bắc). Đây là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học, giáo dục của tỉnh, được ưu tiên phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, văn hóa lịch sử cấp quốc gia. Hiện tại, thành phố đang được xếp loại đô thị loại III, tới năm 2030, xếp loại II và phấn đấu chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đạt loại I.
Bản Đồ Quy Hoạch Hòa Thành, Tây Ninh
Là trung tâm chính trị, hành chính và thương mại, du lịch, dịch vụ, hiện xếp loại IV, dự kiến giai đoạn 2024 – 2025, tới 2030, xếp loại III. Hòa Thành gồm 4 phường và 4 xã, tiếp giáp: huyện Dương Minh Châu (phía đông và đông bắc), huyện Gò Dầu (đông nam), huyện Châu Thành (tây và nam), thành phố Tây Ninh (bắc).
Bản Đồ Quy Hoạch Trảng Bàng, Tây Ninh
Là cửa ngõ nối tỉnh với thành phố Hồ Chí Minh, không chỉ có vai trò đô thị sinh thái mà còn rất quan trọng đối với quốc phòng – an ninh và có tiềm năng phát triển về dịch vụ, thương mại, nông nghiệp kỹ thuật cao. Giai đoạn 2024 – 2025, dự kiến phân loại đô thị hạng III, đơn vị hành chính là thị xã. Giai đoạn 2026 – 2030, là đô thị hạng III, đơn vị hành chính là thành phố.
Bản Đồ Quy Hoạch Tây Ninh: Huyện Gò Dầu
Được quy hoạch phát triển các ngành công nghệ cao, du lịch văn hóa, lịch sử, gồm đô thị mới Gò Dầu, thị trấn Gò Dầu (đô thị loại V) và các xã: Bàu Đồn, Thanh Phước, Phước Thạnh, Phước Đông. Theo quy hoạch, giai đoạn 2026 – 2030 được xếp loại đô thị loại III, trở thành thành phố.
Bản Đồ Quy Hoạch Tây Ninh: Huyện Dương Minh Châu
Được quy hoạch phát triển nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, thương mại, dịch vụ, với đô thị mới Dương Minh Châu, thị trấn Dương Minh Châu, mở rộng ra các xã lân cận. Phấn đấu tới giai đoạn 2026 – 2030 trở thành thị xã (đô thị loại IV).
Huyện Bến Cầu
Trung tâm dịch vụ tổng hợp, kinh tế biên mậu, gồm đô thị mới Bến Cầu, thị trấn Bến Cầu, các xã thuộc khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, phấn đấu giai đoạn 2026 – 2030 trở thành thị xã (đô thị loại IV).
Huyện Châu Thành
Chủ yếu phát triển về nông nghiệp, sinh thái, an ninh quốc phòng, phấn đấu giai đoạn 2026 – 2030, xây dựng đô thị mới Châu Thành, thị trấn Châu Thành, mở rộng tới một phần của xã Thái Bình trở thành đô thị loại IV, cấp thị trấn. Đô thị mới Thái Bình, đô thị mới Thanh Điền, trở thành đô thị loại V, cấp xã.
Huyện Tân Biên
Trung tâm văn hóa, cảnh quan, nông – lâm nghiệp quy mô lớn, nông nghiệp công nghệ cao. Phấn đấu giai đoạn 2026 – 2030, xây dựng đô thị mới Tân Châu thành đô thị loại IV, cấp thị trấn; xây dựng đô thị mới Tân Đông, đô thị mới Tân Hưng thành đô thị loại V, cấp thị trấn.
Huyện Tân Châu
Huyện biên giới, có vị trí rất quan trọng về an ninh, quốc phòng, phát triển nông – lâm nghiệp với quy mô lớn và ngành nông nghiệp phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu xây dựng đô thị mới Tân Biên thành đô thị loại IV, cấp thị trấn. Các khu đô thị mới Tân Lập, Mỏ Công, Trà Vong được nâng cấp lên đô thị loại V, cấp thị trấn.
3. Cách Tra Cứu Thông Tin Quy Hoạch Tây Ninh
Đối với những người đang có nhu cầu được kiểm tra quy hoạch Tây Ninh, có thể thực hiện theo một trong các cách sau:
Sử Dụng App VNPT-iLIS
Để tạo thêm nhiều thuận tiện cho người dân trong việc kiểm tra bản đồ quy hoạch Tây Ninh, tỉnh đã triển khai việc áp dụng phần mềm có tên VNPT-iLIS. Với việc cài đặt phần mềm này, người dân có thể dễ dàng sử dụng các thiết bị thông minh, chẳng hạn như điện thoại, laptop,… để tra cứu.
Ngoài bản đồ về thông tin quy hoạch của tỉnh, các thông tin về thửa đất, tên chủ được công nhận quyền sử dụng, trạng thái, dữ liệu quy hoạch,… cũng được hiển thị một cách đầy đủ, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của người dân.
Mặc dù rất nhanh chóng và thuận tiện nhưng việc tra cứu qua app có thể gặp phải hạn chế như: một số trường hợp không chính xác hoặc thông tin hiển thị không đầy đủ do chưa được cập nhật kịp thời.
Đến Trực Tiếp Tại Cơ Quan Nhà Nước Có Thẩm Quyền
Khi có nhu cầu tìm hiểu về quy hoạch, cũng như thông tin về thửa đất, người dân có thể tới bộ phận tài nguyên môi trường các cấp, thực hiện theo hướng dẫn để được cung cấp các thông tin một cách chính xác, đầy đủ nhất.
Có thể nói, hình thức này có độ tin cậy và độ chính xác cao nhất. Chính vì vậy, nếu có nhu cầu được thuê đất, thuê nhà, mua đất, mua nhà,… bạn nên tới trực tiếp cơ quan này để tránh gặp phải những rủi ro về pháp lý.
Với bài viết về bản đồ quy hoạch Tây Ninh trên, hy vọng đã có thể mang tới cho bạn những thông tin hữu ích và cần thiết, đặc biệt đối với những người đang có nhu cầu xem xét, nắm bắt cơ hội đầu tư bất động sản.
Phương Nga
batdongsan