Ảnh minh họa. Nguồn: Baochinhphu.vn
Công tác xã hội đóng vai trò to lớn trong việc cung cấp nhận thức, hỗ trợ tâm lý xã hội và vận động hòa nhập cộng đồng xã hội cho nhóm người dễ bị tổn thương. Cũng như hoạch định, lên kế hoạch và thực hiện các mô hình can thiệp sẽ tác động tích cực đến đời sống của nhóm người dễ bị tổn thương và xã hội nói là dấu ấn của nghề công tác xã hội.
Từ khóa: Công tác xã hội, Covid-19, Đại dịch toàn cầu
Abstract: Social work pracitce is a helping profession that use skills and system theory of human behavior in a social environment to solve social problems. The Covid-19 pandemic has devastated the world over the years with hundreas of millions of infections and more than 6 million deaths on the world. The article aims to explore the role of social workers in disease outbreaks, thereby preparing social work skills for future outbreaks. Social work plays a huge role in providing awareness, psychosocial support and advocacy for social inclusion for vulnerrrable groups. As well as planning, planning and implementing intervention models that will positively impact the lives of vulnerable groups and society is said to be the hallmark of the social work profession.
Keywords: Social work, Covid-19, Global pandemic.
Dẫn nhập Vài nét tổng quan về đại dịch Covid-19 Công tác xã hội và Covid–19 Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong đại dịch Kết luận
Nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp với nhiệm vụ nâng cao phúc lợi xã hội cho cộng đồng dân cư, hỗ trợ đáp ứng các nhu cầu cơ bản và phức tạp từ góc độ cá nhân hay cộng đồng với sự ưu tiên cho nhóm dân số dễ bị tổn thương, bị áp bức và những người sống trong cảnh nghèo đói. Nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp đóng góp rất nhiều trong việc chăm sóc, hỗ trợ, thúc đẩy quyền cũng như trao quyền cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương. Vai trò của nhân viên công tác xã hội bao gồm các khía cạnh khác nhau của các vấn đề xã hội, trong đó nổi bật là đại dịch Covid-19 (Bess & Collins, A. (2014).
Trường hợp đầu tiên mắc Covid-19 vào ngày 31/12/2019 sau đó đã làm lây nhiễm 618 triệu người và làm 6,55 triệu tử vong, Hoa kỳ là quốc gia có số ca nhiễm covid cao nhất trên thế giới với 96,2 triệu người và số ca tử vong lên tới 1,06 triệu người, Việt Nam cũng có tới 15,5 triệu người mắc Covid-19 và 43.149 triệu người bị tử vong vì căn bệnh này (ourwordindata.org,10/2022). Ngoài tính chất gây chết người, Covid -19 đã gây ra tác động xấu đến tâm lý cho toàn xã hội và đặc biệt nhóm người bị ảnh hưởng nặng nề nhất là những người nghèo, người già, trẻ em, người khuyết tật...Ngoài ra, Covid-19 còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế của nhiều quốc gia trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, nông nghiệp và một loạt các lĩnh vực khác.
Trong một thế giới đang nổi lên các trường hợp khẩn cấp và đại dịch nhân đạo trên toàn cầu như đại dịch Covid-19, thì vai trò của nhân viên công tác xã hội đóng một vai trò quan trọng trong đại dịch tuy nhiên nhân viên công tác xã hội lại chưa được đào tạo một cách đầy đủ. Vì vậy cần trang bị cho NVCTXH những kiến thức và kỹ năng đối mặt với sự bùng phát của đại dịch.
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do vi – rút có khả năng lây nhiễm cao và gây bệnh do hội chứng hô hấp cấp tính nặng. Bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 được phát hiện tại tỉnh Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc, tính tới tháng 10/2022 đã gây cho 618 triệu người và làm 6,55 triệu tử vong (ourwordindata.org,10/2022) đã kiến nhiều chính phủ và nhân viên y tế khi các cơ quan y tế công cộng tìm cách kiểm soát và theo kịp đợt bùng phát dịch. Mặc dù, phần lớn những người bị nhiễm Covid-19 đều mắc các bệnh hô hấp từ nhẹ đến trung bình và hồi phục mà không cần điều trị đặc biệt, người lớn tuổi cũng như những người mắc các bệnh tiềm ẩn như tiểu đường, tim mạch, ung thư và các bệnh hô hấp mãn tính có nguy cơ mặc bệnh cao nhất. Sự lây lan của Covid-19 chủ yếu qua dịch tiết hoặc giọt bắn từ mũi miệng khi người bệnh ho và hắt hơi. Vi – rút Covid-19 cũng liên quan tới các triệu trứng như ho, sốt, khó thở, mệt mỏi và đau cơ.
Vấn đề đặt ra cho việc đối phó với dịch bệnh covid-19 là việc sản xuất vắc xin và công việc này đã được bắt đầu triển khai trên toàn cầu. Vai trò của vắc xin bị thách thử bởi nhu cầu cao trên toàn thế giới dẫn đến sự khan hiếm; chi phí vắc xin cao; tính chất phức tạp của các phương tiện bảo quản cần thiết để duy trì hiệu lực của vắc xin trước khi được tiêm cho người dân. Tất cả điều này khiến nhiều nước đang phát triển dễ bị tổn thưởng bởi tác động của Covid-19.
Các biện pháp để hạn chế sự lây lan của vi – rút như việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước xà phòng và dung dịch xát khuẩn, duy trì sự cân bằng về thể chất, sử dụng khẩu trang, che phủ mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi được khuyến cáo theo Tổ chức Y tế Thế giới.
Một trong những giá trị cốt lõi của công tác xã hội là giá trị công bằng xã hội bị thách thức bởi tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 đối với các nhóm yếu thế trong xã hội. Ngoài ra, trước tình trạng thiếu thốn về kinh tế và nguồn lực, mất việc làm và không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ tâm lý xã hội, đời sống của người dân bị ảnh hưởng.
Xét về sự tham gia của mình trong việc cung cấp các dịch vụ cứu trợ trong thời gian khủng hoảng cũng như quan tâm tới môi trường vật chất của người dân, nghề CTXH được cho là hoàn toàn phục vụ trong các trường hợp khẩn cấp công cộng. Nhân viên CTXH đóng vai trò cơ bản trong việc lập kế hoạch ứng phó, phục hồi và chuẩn bị sẵn sàng cho thiên tai cho các trường hợp xảy ra trong tương lai. Các dịch vụ CTXH chuyên nghiệp phù hợp và đầy đủ là bắt buộc khi bùng phát các trường hợp khẩn cấp và đại dịch.
Cần thiết có một thể chế hóa mối quan hệ chặt chẽ để ứng phó với đại dịch và các trường hợp khẩn cấp công cộng giữa lĩnh vực công, tư và các bên liên quan, mang đến sự thúc giục mong đợi cung cấp sự lãnh đạo và vận động của nghề công tác xã hội để có các dịch vụ hiệu quả giữa các cơ quan để ứng phó với đại dịch. Các dịch vụ này phải phản ánh nghĩa vụ đạo đức để bảo vệ hanh phúc chung của xã hội và chú ý sâu sắc, phù hợp với lý thuyết và giá trị công tác xã hội, cũng như xem xét xã hội, văn hóa, nhu cầu tình cảm, tinh thần và tâm lý của những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Do đặc tính siêu lây nhiễm và việc không có vắc xin cũng như phương pháp điều trị cho bệnh nhân Covid-19 do giá thành cao và sự khan hiếm, quan điểm của hầu hết mọi người về vi rút là sự sợ hãi. Điều này đem lại sự tổn thương tâm lý cho các nạn nhân và những người khỏi bệnh sau khi nhiễm Covid-19 khiến các NVCTXH và các chuyên gia y tế bị choáng ngợp bởi rất nhiều việc phải làm. Việc nhân viên y tế phải chịu áp lực trong điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19 thì chính bản thân họ cũng chịu sự tác động tâm lý tiêu cực sau khi đại dịch bùng phát. Nhiều công trình nghiên cứu cũng ghi nhận rằng trong và sau khi bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), Ebola… đã có báo cáo về các trường hợp căng thẳng về cảm xúc giữa các nhân viên y tế. Trường hợp này cũng xảy ra tương tự khi đối mặt với Covid-19 và ngày càng nhiều báo cáo toàn cầu về sự căng thẳng tâm lý và cảm xúc giữa các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và có tới 25% số người bị mắc các bệnh về lo âu và trầm cảm trong thời gian đại dịch và trên 40% các nhân viên y tế mắc các triệu chứng căng thẳng, lo lắng và trầm cảm nhẹ đến cực kỳ nghiêm trọng.
Các biện pháp cách ly và cách xã vật lý đang được triển khai trên toàn cầu, tính tới cuối tháng tháng 3/2020, UNESCO ước tính đã có hơn 190 quốc gia đã áp dụng ban bô tình trạng khẩn cấp và tới ngày 6/2/2022 Việt Nam cũng đã có 63/63 tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội, việc ngăn cản các thành viên trong gia đình đến gặp những người thân bị ảnh hưởng, sắp chết hoặc đã chết (Hoàng Thu Hương, 2021). Với điều này, các gia đình khó có thể nhìn thấy người thân trên giường bệnh, cũng như chôn cất người thân theo phong tục tập quán trong trường hợp tử vong. Những kịch bản này mang lại những hình ảnh đáng lo ngại và vẫn là một trong những thách thức có thể nhìn thấy mà nghề công tác xã hội cần được đào tạo cho những tình trạng khẩn cấp (Rosoff, P.M. (2008).
Từ thực trạng của đại dịch mà làm tăng nhu cầu đối với các chuyên gia CTXH và sức khỏe thần được đào tạo là điều kiện cần thiết bởi thế giới dễ xảy ra thiên tai và thay đổi nhanh chóng, và người ta dự đoán rằng các đại dịch trong tương lai sẽ mang theo những mức độ chấn thương tâm lý không thể tưởng tượng được. Vì vậy, các tổ chức công tác xã hội phải tăng cường đầu tư vào việc giáo dục sinh viên và những người thực hành công tác xã hội, trong các lĩnh vực ứng phó với chấn thương và phương pháp chuyên biệt về giải đáp căng thẳng về tỉ lệ mắc bệnh nghiệm trọng. Điều này sẽ giúp chuẩn bị một cách hiệu quả nghề CTXH cho các đại dịch và thảm họa, đồng thời nâng cao hiệu quả và khả năng đáp ứng trong việc cứu trợ thiên tại và các nỗ lực khác nhau nhằm cung cấp quản lý căng thẳng, cũng như các dịch vụ xã hội và sức khỏe tâm thần cho những người sống sót sau đại dịch. Khi làm tất cả những điều này, cần chú ý đến nhu cầu hỗ trợ của các nạn nhân và những người sống sót.
Nghề CTXH cung cấp các dịch vụ độc đáo cho người dân trong các trường hợp thiên tai, đại dịch và các trường hợp khẩn cấp công cộng khác. Nhân viên CTXH đóng những vai trò cơ bản trong việc lập kế hoạch ứng phó, phục hồi và phòng ngừa thiên tai cho những sự cố xảy ra trong tương lai và các dịch vụ CTXH chuyên nghiệp phù hợp là bắt buộc khi bùng phát các trường hợp khẩn cấp và đại dịch.
Bất chấp số lượng lớn các ca nhiễm và tử vong được xác định là do đại dịch Covid-19, có hàng triệu người trên khắp thế giới được báo cáo là đã khỏi bệnh, và chắc chắn rằng người khỏi bệnh có nhu cầu dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ hoặc không chữa bệnh. Trong tình huống này, NVCTXH phải cung cấp sự chăm sóc tốt nhất và nhân ái nhất có thể được cung cấp, bao gồm cả việc lập kế hoạch đầy đủ cho những người có nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ sau đại dịch.
Trước tình trạng phân biệt đối xử và miệt thị đặc biệt là đối với những người đã khỏi bệnh và những người bị nhiễm bệnh trong thời gian dịch bệnh diễn ra. Để giải quyết vấn đề này, vai trò đặc biệt của NVCTXH là phục vụ và bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất trong một đại dịch như Covid-19. Để ứng phó với các vấn đề xã hội xuất phát từ các thách thức xã hội công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng là mục tiêu chính của nghề CTXH trong quá trình giải quyết vấn đề liên quan tới Covid-19 trong điều kiện xã hội nói chung và trong cuộc sống của cá nhân, gia đình, hộ gia đình, nhóm và cộng đồng cụ thể là một trong những nhiệm vụ của nghề CTXH. Cần có nhiều chiến lược hỗ trợ sức khỏe tâm thần ở các khu vực có đại dịch để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thay đổi lối sống và các hoạt động tái thích ứng cần thiết sau khi bùng phát dịch, và điều này nằm trong tầm ngắm của nghề CTXH cung cấp.
Mục tiêu của nghề CTXH là thúc đẩy sự gắn kết và ổn định xã hội, thúc đẩy sự phát triển thay đổi xã hội thông qua trao quyền và giải phóng con người cũng như khôi phục chức năng xã hội đồng thời ủng hộ sự tôn vinh giá trị của cuộc sống và dựa trên lý tưởng công bằng xã hội và phẩm giá con người. Xét về vấn đề này, nhân viên CTXH có trách nhiệm đóng vai trò quan trọng và tiền tuyến là giúp đỡ và hỗ trợ cộng đồng bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Trách nhiệm của NVCTX không chỉ giới hạn trong cuộc chiến chống lại sự lây lan của Covid-19, đảm bảo bao gồm những người dễ bị tổn thương nhất trong việc lập kế hoạch và ứng phó, tổ chức cộng đồng đảm bảo sự sẵn có của các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và nước sạch, vận động xã hội hòa nhập những nhóm người dễ bị tổn thương nhất trong hệ thống dịch vụ xã hội, cũng như tạo điều kiện cho việc tiếp cận vất chất và đoàn kết xã hội thông quá các chiến dịch và chương trình định hướng. NV CTXH phải nhận ra rằng sự kỳ thị thúc đẩy sự cô lập của mọi người và ngăn cản khả năng tiếp cận với sự chăm sóc và hỗ trợ, do đó góp phần vào việc tiếp tục lây lan dịch bệnh. Với điều này, NVCTXH phải thực hiện vai trò tạo ra nhận thức cũng như chống lại những lầm tưởng về đại dịch, nỗi sợ hãi và kỳ thị trong môi trường khốc liệt.
Vài trò CTXH trong bối cảnh đại dịch gây áp lực cho hệ thống y tế cũng như gây khó khăn các hộ gia đình nghèo có người mắc bệnh không có đủ hoặc không có bảo hiểm y tế hoặc thiếu kiến thức về phòng tránh, điều trị dịch bệnh. Vì vậy, vai trò NVCTX phải là một nhà tư vấn, giáo dục và liên kết giới thiệu đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Cho rằng các cá nhân và gia đình tìm sự thoải mái trong nhiều yếu tố nhất định, các can thiệp của NVCTXH trong những vai trò này sẽ được chuyển sang các phương pháp thực hành dựa trên sức mạnh, chiến lược xây dựng mối quan hệ và khả năng phục hồi cùng với sự kết hợp của tinh thần. Người lớn tuổi là nhóm có nguy cơ cao nhất đối với Covid-19. Việc duy trì sự xa cách về thể chất đã hạn chế sự tương tác và chăm sóc của NVCTXH đối với người lớn tuổi. NVCTXH phải khám phá việc tận dụng và thúc đẩy các hoạt động chăm sóc và hỗ trợ họ hàng như một cơ chế thay thế để đáp ứng phúc lợi của người cao tuổi. Trong trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ qua đời trong một trận đại dịch, NVCTXH phải cung cấp không gian an toàn cho trẻ em hoặc vị thành niên đảm bảo rằng họ có được nơi ở, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng thích hợp. Điều này sẽ xóa bỏ hoặc giảm bớt những tổn thương tâm lý mà trẻ có thể gặp phải vì thiếu sự chăm sóc của cha mẹ, sự kỳ thị hoặc bị các thành viên khác trong gia đình từ chối vì sợ ô nhiễm.
Vai trò NVCTXH bao gồm vận động xã hội hòa nhập những người dễ bị tổn thương nhất vào hệ thống dịch vụ chính sách xã hội khi đối mặt với đại dịch. Do các nền tảng ứng phó được cung cấp bởi các tổ chức trong khi cộng đồng đang ở cuối nơi tiếp nhận, sự tham gia vào vận động hòa nhập xã hội trở thành điều tối quan trọng để đảm bảo bảo trợ xã hội cho các thành viên dễ bị thương hoặc bị gạt ra ngoài xã hội. Để làm được điều này, vận động chính sách có thể được thực hiện ở các mức độ phản ứng chính sách khách nhau tùy thuộc vào sự phù hợp của nó đối với các điều kiện hiện tại. Điều này có thể làm cho các hành động chính sách ngắn hạn như chuyển tiền mặt hoặc phân phối các mặt hàng hiện vật như thực phẩm,…. Cho các hộ gia đình khó khăn nhất về kinh tế. Mặt khác, việc vận động có thể dành cho các lựa chọn chính sách dài hạn, chủ yếu xoay quanh việc cung cấp kế hoạch chăm sóc sức khỏe giá cả phải chăng cho những nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất, đầu tư vào cơ sở hạ tầng y tế và chăm sóc xã hội, nhà ở giá cả phải chăng,… Liên đoàn Quốc tế về Công tác Xã hội (IFSW), 2020. Với tư cách là một nghề, trách nhiệm của NVCTXH là vận động để tăng cường và tiến bộ hế thống dịch vụ xã hội và y tế, điều này rất quan trọng trong việc bảo vệ mọi người chống lại vi rút, hạn chế bất bình đẳng và giảm những thách thức kinh tế và xã hội cho xã hội. Ngoài ra, NVCTXH phải đóng vai trò chủ chốt trong việc huy động cộng đồng, tổ chức/nhóm và tạo điều kiện kết nối giữa hệ thống chăm sóc do chính phủ thiết lập và hệ thống dựa vào cộng đồng như nhân viên phúc lợi xã hội cộng đồng/huyện, cán bộ bảo vệ trẻ em và cán bộ phát triển cộng đồng.
Trước đây, các mức độ khác nhau của thông điệp chưa được xác minh đã được chuyển qua các nền tảng truyền thông khác nhau, đặc biệt là các phương tiện truyền thông xã hội trong thời kỳ bùng phát dịch bệnh như Covid-19, Ebola, Sars…, phần lớn chúng đều gây hiểu nhầm và có thể gây ran guy hại hơn cho người dân thiếu hiểu biết. Truyền thông, định hướng và giáo dục công chúng hiệu quả về đại dịch là một vai trò rất quan trọng mà những người làm CTXH phải thực hiên trước sự phát triển này. Điều này là để giữ cho xã hội được thông báo đầy đủ vè tình trạng thực sự của vấn đề liên quan đến đại dịch cũng như tránh gây rối loạn xã hội do sợ hãi, tin đồn hoặc sự bỏ mặc của các cơ quan chức năng thích hợp.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện các vai trò này phù hợp với các giá trị nghề nghiệp của thực hành CTXH bao gồm dịch vụ, quyền con người, tính liêm chính, công bằng xã hội, phẩm giá cong người, tính bảo mật và các mối quan hệ của con người. Ngoài ra, đặc biết nhất là trong giao tiếp trong thời kỳ bùng phát đại dịch như Covid-19, các thông điệp "phải được xây dựng dựa trên hy vọng, khả năng phục hồi và quyết tâm của tinh thần con người để vượt quá mọi trở ngại"
Vai trò Nhân viên CTXH trong việc quản lý các đợt bùng phát tình trạng khẩn cấp bị bỏ quên trong chương trình giáo dục CTXH, việc áp dụng các kỹ năng cần thiết khi bùng phát đại dịch sẽ còn tác động tích cực đến cuộc sống của những người dễ bị tổn thương cũng như xã hội nói chung.
Để đối phó với đại dịch Covid-19, Nhân viên CTXH có vai trò rất lớn vì nó đòi hỏi nhận thức phản biện từ nghề CTXH. Điều này bao gồm việc cung cấp hỗ trợ xã hội đầy đủ cho người dân nói chung liên quan đến nhóm dân số có nguy cơ như bệnh nhận bị nhiễm bệnh, người bị cách ly, chuyên gia y tế,…vận động để hòa nhập xã hội cho những người dễ bị tổn thương nhất, nâng cao nhận thức về đại dịch, thực hiện các chiến lược hỗ trợ sức khỏe tâm thần và các chiến lược dựa vào cộng đồng để hỗ trợ các các nhân và nhóm dễ bị tổn thương về mặt tâm lý trong đại dịch Covid-19 cần được công nhận rõ ràng là ưu tiên sức khỏe cộng đồng cho cả NVCTXH, chính quyền và các nhà hoạch định chính sách và chiến lược hành vi rõ ràng để giảm gánh nặng bệnh tật và những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần của đợt bùng phát này sẽ nhanh chóng được áp dụng và thực hiện
Điều này mang lại cho nghề CTXH một cơ hội tuyệt vời để thực sự tạo tiền đề cho những can thiệp sâu hơn, thể hiện mình ở vị trí độc nhất để giải quyết các vấn đề, cũng như ghi dấu ấn không thể phai mờ trong trái tim của các nạn nhân và những người sống sót sau các trường hợp khẩn cấp và đại dịch như Covid-19
Tài liệu tham khảo
Hoàng Thu Hương (2021), "Chính sách giáo dục ứng phó trong bối cảnh dịch Covid-19: Kinh nghiệm thế giới và hàm ý chính sách cho Việt Nam", Thông tin Khoa học xã hội, số 12.2021. Đào Thanh Trường và cộng sự (2021), "Tổng quan về chính sách xã hội ứng phó với đại dịch Covid-19 trên thế giới và Việt Nam", Tạp chí Khoa học – Nghiên cứu chính sách và quản lý, số 4.2021. Bess,A., & Collins, A. (2021), "Social service worker address ebola's widespread social impacts". CapatityPlus. Available at https://www.capacityplus.org/social-service-workers-address-ebolas-widespread-social-impacts.html Rosoff, P.M. (2008). The ethics of care: Social workers in an influenza pandemic. Social Work in Health Care, 47(1), 49–59. https://doi.org/10.1080/00981380801970814 International Federation of Social Works (IFSW). (2020) 'Updated information of IFSW and COVID-19ʹ. Sage Publications. Available at https://www.ifsw.org/updated-information-on-ifsw-and-the-COVID-19-virus/(Accessed 30 July 2020) https://www.who.int/ https://ourworldindata.org/explorers/coronavirus-data-explorer
ThS Đào Thị Thúy Ngọc, Lê Thị Quế, Đỗ Thị Thanh
Bệnh viện TWQĐ 108