Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia

Thứ ba, 26/11/2024 - 09:23

Chiều ngày 25/11 tại Hà Nội, Hiệp hội Bia, Rượu, Nước Giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức Hội thảo Công bố “Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia” (“Báo cáo”).

Tham dự Hội thảo có đông đảo các đại diện đến từ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, các Bộ liên quan, các chuyên gia kinh tế, tài chính, pháp chế, thuế, thương mại, chuỗi giá trị ngành hàng và các doanh nghiệp trong ngành đồ uống.

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) số 27/2008/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2009, nhưng sau đó đã qua 4 lần sửa đổi, bổ sung, đến nay đã đạt được nhiều kết quả, góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế và tăng thu Ngân sách Nhà nước ("NSNN"). Tuy nhiên, mỗi lần sửa đổi các đối tượng chịu tác động trong đó có ngành bia chịu nhiều tác động nhất từ những lần điều chỉnh đó. Mức thuế suất hiện nay đối với mặt hàng bia là 65%.

Ngày 8/6/2024, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 129/2024/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Theo đó, Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025).

Các phương án tăng thuế mà Bộ Tài chính (BTC) đề xuất sẽ có tác động vô cùng lớn tới doanh nghiệp ngành bia, vì vậy, ngành cũng tính toán các tác động và đề xuất một phương án phù hợp hơn, trong đó vị trí, vai trò của ngành bia được quan tâm hơn và đồng thời đảm bảo các mục tiêu của Việt Nam, nuôi dưỡng nguồn thu, tránh gây sốc thị trường, hài hòa giữa các lợi ích Nhà nước, người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Tại nhiều Hội thảo, cuộc họp về thuế TTĐB, nhiều cơ quan nhà nước, các hiệp hội, chuyên gia, doanh nghiệp cũng đã đề cập đến việc thiếu đánh giá mang tính định lượng toàn diện của ngành bia đối với đề xuất tăng thuế TTĐB trong thời gian tới, bao gồm các tác động tới đối tượng trực tiếp, gián tiếp, các ngành liên quan, phụ trợ, tác động người tiêu dùng, kinh tế, xã hội, ngân sách, lao động, môi trường đầu tư, kinh doanh, du lịch dịch vụ, sức khỏe v.v .

Trong bối cảnh đó, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương – Bộ Công Thương, Viện Nghiên cứu Đồ uống Việt Nam phối hợp với nhóm chuyên gia của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Tổng cục Thống kê (TCTK) thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động của việc điều chỉnh tăng thuế TTĐB đối với ngành bia Việt Nam.

Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia- Ảnh 1.

 Các kết quả chính của Báo cáo: Cập nhật các thông tin tổng quan về ngành bia: Ngành bia có, vị trí, vai trò rất lớn trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách thông qua các khoản thuế trực tiếp từ sản xuất bia và các khoản khác qua những hoạt động liên quan như dịch vụ phân phối bán lẻ, bao gồm cả dịch vụ xuất nhập khẩu v.v. Trong những năm gần đây, ngành bia và đồ uống nói chung đóng góp lớn vào thu ngân sách nhà nước, với trung bình khoảng gần 60 ngày tỉ đồng mỗi năm. Giá trị sản xuất của ngành đồ uống chiếm khoảng 5,6 - 6% tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, trong đó sản xuất và kinh doanh bia có những đóng góp quan trọng bên cạnh những giá trị về văn hóa, lịch sử. Ngành đã tạo ra tạo ra việc làm cho hàng chục ngàn lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp trong chuỗi cung ứng bia từ sản xuất, cung ứng nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất, chế biến đến lưu thông, phân phối, đóng gói, bao bì, vận chuyển, bảo quản, bán buôn, bán lẻ tới người tiêu dùng và phục vụ cho xuất khẩu v.v. Ngành cũng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và các công nghệ tiên tiến hiện đại. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong ngành luôn ưu tiên và quan tâm dành một phần ngân sách đáng kể để tham gia tích cực trong các hoạt động phát triển bền vững theo tiêu chí Môi trường- Xã hội và Quản trị minh bạch (ESG), thông qua các chiến dịch sản xuất xanh, nâng cao nhận thức xã hội, hỗ trợ vấn đề an sinh, bảo vệ môi trường và báo cáo minh bạch, theo xu hướng của thế giới, và cam kết của Việt Nam, tích cực tham gia vào công tác thiện nguyện, xã hội…

Toàn cảnh Hội thảo.

Toàn cảnh Hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Tuấn Khải – Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng, Vụ trưởng Vụ Pháp luật VPCP đánh giá cao Đề tài có tính hiện đại, thời sự, thực tế, các ý tưởng đề xuất rất thực tế của các Viện nghiên cứu. Kết quả này nên được gửi tới các nhà hoạch định chính sách để tham khảo với những thông tin hữu ích. Số liệu đánh giá tin cậy, toàn diện với cả 3 phương án. Các ĐBQH khi tham khảo những thông tin này sẽ thận trọng hơn, dè dặt hơn vì có thể Dự báo.

Bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn thuế đánh giá cao đề tài, thực hiện rất kỹ càng. Đề tài nghiên cứu, tất cả số liệu đề giả định nhưng có số liệu cụ thể. Đề tài có nhiều thông tin phong phú để chúng ta xem xét toàn diện ngành bia. Cá nhân bà Nguyễn Thị Cúc đồng tình quan điểm của Quốc hôi, Chính phủ thông qua QĐ 508 cần phải điều chỉnh tăng để bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường, ngân sách, hạn chế mặt hàng. Bà cũng nêu ý kiến cân bằng, hài hòa rất khó. Ví dụ: uống đến mức nào, sản phẩm nào gây hại cho sức khỏe cần làm rõ. PA 2 quá cao và sốc, PA1 tăng 5% là tương đối hợp đối hợp lý, lộ trình tăng thế nào 2 năm 1 lần hay 1 năm 1 lần cần lưu ý đến. Cần kết hợp các biện pháp khác nữa để đảm bảo hài hòa.

Cũng tại Hội thảo bà Phan Minh Thủy - Trưởng phòng Xây dựng Pháp luật, Ban Pháp chế VCCI đánh giá cao, tâm đắc với Báo cáo định lượng này, đơn vị thực hiện rất uy tín khoa học. Bà nêu ý kiến đề xuất PA3 ngày 22/11/2024 QH đã có những thảo luận. Có thể chỉ quy định khung rồi sau đó giao cho Chính phủ để linh hoạt từng giai đoạn cụ thể

Trên cơ sở căn cứ vào tổng quan, thực trạng chung của doanh nghiệp ngành bia là ngành dễ bị tổn thương trước các cú sốc, bao gồm cả những thay đổi về chính sách, nhóm nghiên cứu đề xuất cân nhắc lựa chọn Phương án 3 vì phương án này hài hòa hơn về các mục tiêu, tác động tiêu cực tới nền kinh tế ở mức giảm nhẹ hơn, đảm bảo mức độ ổn định tương đối về chính sách, hạn chế được những rủi ro ảnh hưởng tới cơ hội việc làm và thu nhập của người lao động, an sinh xã hội.

PV