Bảo tồn nguồn nguyên liệu tự nhiên gắn với phát triển sinh kế cộng đồng

Thứ ba, 24/05/2016 - 14:43

Phát triển chuỗi giá trị dược liệu bền vững cùng người thu nhập thấp tại Việt Nam là một trong những mô hình kinh doanh đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học phục vụ phát triển sinh kế cộng đồng.

Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng Sinh học 22/05, Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên môi trường phối hợp với chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và quỹ môi trường toàn cầu phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề: Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học phục vụ phát triển sinh kế cộng đồng.

Đa dạng sinh học (ĐDSH) và các hệ sinh thái tự nhiên là nền tảng cho sự sống và phát triển của con người.Vai trò và y nghĩa của ĐDSH ngày càng được khẳng định là điều kiện trọng yếu cho giảm nghèo, tăng trưởng xanh,  và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực.

Chỉ tính riêng về dược liệu, tài Việt Nam, có đến 4000 loài, nguồn dược liệu này vừa giàu tri thức bản địa, lại có thể chữa các bệnh thông thường và bệnh nam y. Tuy nhiên, một thực tế là việc sản xuất dược liệu tại Việt Nam vẫn còn khá nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng thấp, giá thành cao, kha năng cạnh tranh kém.

Để phát huy tiềm năng đa dạng vè loài, giá trị của nguồn dược iệu, đồng thời, khắc phục những hạn chế trong sản xuất ngành dược liệu Việt Nam. Theo ThS. Nguyễn Huy Văn, Phó Tổng Giám đốc – Công ty CP Traphaco: Liên kết phát triển dược liệu là hình thức hợp tác, phối hợp hoạt động trong ngành dược liệu do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển dược liệu theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước. Một số giải pháp thực hiện liên kết trong phát triển dược liệu mà ông Nguyễn Huy Văn đưa ra là: Phát triển vùng trồng dược liệu theo hệ thống quản lý chất lượng cao GACP- WHO, ORGANIC, và UEBT; Ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng, sơ chế, chế biến sau thu hoạch, sản xuất các thành phẩm dược liệu; Quảng bá, thương mại hóa, phát triển thị trường các sản phẩm dược liệu và sản phẩm bản địa. Ông Văn cũng đặc biệt nêu bật mô hình bốn nhà với doanh nghiệp làm trọng tâm, nghĩa là nhà doanh nghiệp gắn kết với nhà nông, nhà khoa học và nhà nước trong sản xuất, kinh doanh.

Theo đó, Traphaco đã có một số mô hình phát triển dược liệu bền vững như: Vùng trồng và thu hái dược liệu theo GACP  WHO, trên 2 000 ha; đảm bảo công ăn việc làm cho trên 1 000 hộ dân với thu nhập trung bình từ 60 – 100 triệu đồng/năm. Với những mô hình này đã cho ra một số kết quả phải kể đến như: Đã có nhà máy chế biến tại Sa Pa, công suất 2 000 tấn dược liệu/năm; Phát triển vùng trồng và thu hái dược liệu trên 1 000 ha, với sự tham gia của hơn 600 hộ nông dân; Xây dưng nhà máy chế biến tại Lào Cai: Sản xuất trên 50 tấn cao khô/năm, 3 000 tấn dược liệu/năm – với mức đầu tư 1,5 triệu USD

Cùng nhìn nhận mối quan hệ giữa bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học nhằm phục vụ phát triển kinh tế công đồng, ông Bakhodir Burkhanov, Phó Giám đốc Quốc gia UNDP nói: Một trong những hậu quả là kiến thức và kỹ năng truyền thống của các cộng đồng địa phương liên quan đến các nguồn gen đang nhanh chóng mất đi do thay đổi cách sống truyền thống. Kiến thức truyền thống như cách sử dụng các nguồn sinh học làm thuốc trị bệnh đang mất dần, ảnh hưởng đến cơ cấu sinh kế của nhiều cộng đồng. Cần phải tiếp tục hành động để giải quyết các thách thức này và để đưa Việt Nam đi đúng con đường phát triển bền vững về sinh thái, ví dụ như thông qua bảo tồn các hệ thống sinh thái và sinh kế cộng đồng, và qua tiếp cận và phân phối lợi ích.  Cũng theo ông Burkhanov: UNDP cam kết mang đến chuyên môn quốc tế liên quan nhằm giúp xây dựng năng lực thể chế và điều phối với Chính phủ Việt Nam và các đối tác khác để đạt được kết quả hiệu quả vì bền vững môi trường. Cụ thể, trong tương lai gần, UNDP sẽ hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát chính sách, thể chế và chi tiêu để giúp Việt Nam xây dựng một kế hoạch hành động toàn diện về tài chính bền vững cho đa dạng sinh học.

Lương Nguyễn