Hình minh họa
Tuyến đường quan trọng ở TP. Thủ Đức, nơi giá đất hơn 500 triệu/m2 sắp được mở rộng lên 30m
Sở GTVT TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM đăng ký các dự án hạ tầng giao thông trình HĐND Thành phố tại kỳ họp giữa năm 2024, trong đó đề xuất thông qua chủ trương đầu tư hơn 868 tỉ đồng để mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp, TP.Thủ Đức.
Đường Đỗ Xuân Hợp là một trong những tuyến giao thông quan trọng tại TP. Thủ Đức. Con đường này kết nối từ Xa lộ Hà Nội (đường Võ Nguyên Giáp) đến nút giao cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và kết thúc tại điểm giao với đường Nguyễn Duy Trinh.
Từ năm 2016, HĐND TP.HCM đã thông qua dự án mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp với tổng vốn đầu tư 360 tỉ đồng. Năm 2018 dự án đã được khởi công.
Đồng Nai sắp có dự án nhà ở xã hội gần 1.400 tỷ tại Biên Hòa
UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản chấp thuận nhà đầu tư dự án nhà ở xã hội tại khu đất 1,4 ha phường Long Bình Tân, TP Biên Hoà đối với liên danh Công ty CP Chương Dương - Công ty TNHH Thiết kế Xây dựng Asia – Công ty CP Đầu tư và Xây lắp Đỉnh Việt.
Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến 1.387,067 tỷ đồng, quy mô dân số khoảng 1.900 người. Toàn bộ nhà ở của Dự án là chung cư nhà ở xã hội, không có nhà ở thương mại. Chủ đầu tư bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định.
Bà Rịa - Vũng Tàu chuyển 43ha đất rừng làm tuyến đường “TỶ ĐÔ”
HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa thông qua nghị quyết về danh mục chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trong năm 2024 để triển khai 3 dự án hạ tầng.
Theo đó nghị quyết về danh mục chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trong năm 2024 với diện tích 43,87 ha, trong đó có 27,23 ha đất rừng phòng hộ và 16,64 ha đất rừng đặc dụng để thực hiện dự án đường Long Sơn - Cái Mép và dự án nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994
Cụ thể, dự án đường Long Sơn - Cái Mép đi qua TP Vũng Tàu và thị xã Phú Mỹ với tổng chiều dài 3,7 km, tổng diện tích 15,51 ha. Dự án thu hồi khoảng 9,76 ha đất rừng phòng hộ.
Đề xuất tăng lợi nhuận định mức đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội lên đến 15%
Trong văn bản mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bố trí nguồn vốn chi ngân sách nhà nước trung hạn để thực hiện chính sách nhà ở xã hội, để bố trí tái cấp vốn cho Ngân hàng chính sách xã hội hoặc cấp bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại (Vietinbank, Vietcombank, Agribank, BIDV) được Ngân hàng Nhà nước chỉ định thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng nhà ở xã hội.
Bởi lẽ trong giai đoạn 2015-2020, do chưa bố trí được nguồn vốn chi ngân sách nhà nước trung hạn để thực hiện chính sách nhà ở xã hội nên các chủ đầu tư dự án và người mua, thuê mua nhà ở xã hội gần như không được hưởng chính sách ưu đãi tín dụng nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở 2014.
Hiện nay, việc áp dụng mức lãi suất 8%/năm đối với các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trong thời hạn 3 năm và người mua nhà tại các dự án cải tạo xây dựng lại nhà chung cư cũ trong thời hạn 5 năm đang có tác dụng tích cực. Trước đây, các đối tượng này phải vay với lãi suất quanh ngưỡng 12%/năm.
Hoàng An (TH)