Bệnh viện Phụ sản MêKông: Lớp học tiền sản “Thai kỳ khỏe mạnh”

Thứ hai, 29/07/2024 - 14:32

TNV - Vừa qua, lớp học tiền sản được tổ chức tại Bệnh viện Phụ sản MêKông đã diễn ra xoay quanh chủ đề “Thai kỳ khỏe mạnh”.

Trong buổi học, Ba Mẹ đã nhận được những thông tin hữu ích, giao lưu và đặt câu hỏi trực tiếp với CNHS. Phan Thị Mai -HS Trưởng Khoa Cấp cứu, về những kiến thức quan trọng trong thai kỳ: giai đoạnkỳ: giai đoạn quan trọng cần khám trong thai kỳ, các mẹ bầu biết được cách theo dõi cử động thai, chế độ ăn uống, vận động phù hợp trong từng giai đoạn thai kỳ. 

CNHS. Phan Thị Mai -HS Trưởng Khoa Cấp cứu.

CNHS. Phan Thị Mai -HS Trưởng Khoa Cấp cứu.

Tại lớp học, các gia đình cùng tận hưởng dịch vụ massage tay miễn phí; thưởng thức trà, bánh, chơi mini game nhận các phần quà…và được giải đáp rất nhiều thông tin về gói sanh, gói mổ, gói vắc xin…cũng như các ưu đãi hiện có của Bệnh viện…

Sức khỏe và thể trạng của mẹ khi mang thai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi. Vì thế, khi có kế hoạch chuẩn bị mang thai chị em cần xem xét những vấn đề sau để tăng cơ hội trải qua một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Bệnh viện Phụ sản MêKông: Lớp học tiền sản “Thai kỳ khỏe mạnh”- Ảnh 2.

1. Khám tiền sản Khám tiền sản hay khám sức khỏe trước khi mang thai là việc làm vô cùng quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Ở lần khám này, chị em sẽ được kiểm tra các vấn đề như tiền sử thai kỳ trước, tiền sử bệnh lý bản thân hoặc gia đình, khám phụ khoa, các loại thuốc đang sử dụng… Một số bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, trầm cảm… có nguy cơ tiến triển nặng hơn trong thai kỳ, dễ gây những tác động xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vì thế, các chuyên gia Sản Phụ khoa khuyến cáo ưu tiên điều trị các bệnh lý mạn tính nếu có trước khi mang thai để tăng cơ hội có một thai kỳ khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây dị tật cho thai nhi, vì thế cần được xem xét kỹ càng, ngưng sử dụng trước khi mang thai. Ngoài ra, chị em cũng được tầm soát các bệnh lây nhiễm như bệnh lây qua đường tình dục, viêm gan siêu vi B…

Bệnh viện Phụ sản MêKông: Lớp học tiền sản “Thai kỳ khỏe mạnh”- Ảnh 3.

CNHS. Phan Thị Mai -HS Trưởng Khoa Cấp cứu, cho biết, dựa vào kết quả lần thăm khám tiền sản mà bác sĩ sẽ tư vấn cũng như hướng dẫn cặp đôi thời điểm tốt nhất để mang thai. Các cặp đôi nên khám tiền sản trước khi có ý định sinh em bé từ 3-6 tháng. Nên thăm khám cả hai vợ chồng bởi những vấn đề sức khỏe ở bố hoặc mẹ đều có khả năng ảnh hưởng xấu và gây dị tật bẩm sinh cho con là như nhau.

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học Đây là bước quan trọng trong chăm sóc tiền sản. Để có một sức khỏe tốt chuẩn bị cho việc mang thai, chị em cần điều chỉnh và thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ và cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết. Chị em không nên kiêng khem quá mức, nên ăn đa dạng các loại thịt, cá, các loại hạt, rau củ quả, ngũ cốc, trứng, sữa… Hạn chế ăn mặn, ăn ngọt, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh hoặc thức ăn chế biến sẵn, đóng hộp.

Bệnh viện Phụ sản MêKông: Lớp học tiền sản “Thai kỳ khỏe mạnh”- Ảnh 4.

Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, chị em cũng cần bổ sung thêm một số vitamin cần thiết cho bà bầu, đặc biệt là acid folic. Bổ sung 400 microgram acid folic mỗi ngày giúp giảm 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ. Nên uống trước khi mang thai khoảng 3 tháng và tiếp tục uống trong thai kỳ. Với những mẹ bầu có tiền căn thai nhi bị dị tật ống thần kinh, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được định lượng bổ sung mức acid folic phù hợp.

Ngoài acid folic, sắt và i-ốt cũng rất quan trọng cho phụ nữ trước khi mang thai. Sắt có ích cho quá trình tạo máu, nhất là khi nhu cầu này sẽ tăng lên trong thai kỳ. Chị em cần bổ sung khoảng 27 miligam sắt mỗi ngày, có thể bổ sung bằng viên vitamin hoặc thức ăn giàu chất sắt như thịt bò, tôm, ngũ cốc, các loại đậu… Tăng cường bổ sung thêm các loại thực phẩm giúp hấp thu sắt dễ dàng hơn như bông cải, bưởi, cam, dâu tây… I-ốt là chất quan trọng cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Chị em nên bổ sung khoảng 150 microgram i-ốt mỗi ngày cả trước khi mang thai, trong suốt thai kỳ và đang cho con bú.

Bệnh viện Phụ sản MêKông: Lớp học tiền sản “Thai kỳ khỏe mạnh”- Ảnh 5.

3. Duy trì mức cân nặng chuẩn Mức cân nặng chuẩn khuyến cáo cần đạt được trước khi mang thai là chỉ số BMI bình thường từ 18,5-24,9 bởi tình trạng nhẹ cân hay thừa cân, béo phì đều liên quan đến các biến chứng nặng nề cho cả mẹ và thai nhi. Nếu mẹ bị thừa cân hoặc béo phì sẽ tăng nguy cơ bị tăng huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, thai to gây chấn thương khi sinh thường, tăng nguy cơ mổ lấy thai… Nếu mẹ nhẹ cân có thể sinh con nhẹ cân hoặc sinh non.

4. Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn Tập luyện thể dục, thể thao không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn cải thiện khả năng sinh sản. Chị em nên kết hợp chế độ ăn uống khoa học và tập luyện đều đặn để duy trì mức cân nặng đạt chuẩn.

5. Lối sống sinh hoạt lành mạnh Chị em cần thực hiện lối sống sinh hoạt lành mạnh, tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích bởi những chất này có khả năng gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho thai kỳ. Hút thuốc lá và sử dụng rượu bia khi mang thai đã được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Bệnh viện Phụ sản MêKông: Lớp học tiền sản “Thai kỳ khỏe mạnh”- Ảnh 6.

Uống nhiều rượu bia làm tăng nguy cơ mắc hội chứng rối loạn ở thai nhi do rượu (fetal alcohol spectrum disorders – FASD), có thể gây ra những dị tật về thể chất và trí tuệ ở trẻ sơ sinh từ nhẹ đến nghiêm trọng. Trẻ mắc hội chứng FASD có thể gặp phải những vấn đề ở trí não, thị giác, thính giác, khả năng học tập, giao tiếp, trí nhớ kém… Mức độ khuyết tật ở mỗi trẻ là khác nhau, nhưng nhìn chung những tổn thương do FASD thường là vĩnh viễn.

6. Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại Sinh sống hoặc làm việc trong môi trường tiếp xúc thường xuyên với các loại hóa chất độc hại như tia phóng xạ, thủy ngân, chì hoặc thuốc trừ sâu có thể gây nguy hại cho thai nhi. Tốt nhất, chị em nên ngừng làm việc trong môi trường có nguy cơ phơi nhiễm hóa chất độc hại khi có kế hoạch mang thai và sinh em bé.

7. Tham gia các lớp tiền sản Mong muốn chị em phụ nữ được trang bị những kiến thức khoa học nhất về thai nghén và sinh nở, BỆNH VIỆN PHỤ SẢN MÊKÔNG tổ chức lớp học tiền sản vào mỗi sáng thứ 7 hàng tuần, trực tiếp đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa và Dinh dưỡng – Tiết chế hàng đầu đứng lớp. Lớp học cung cấp cho mẹ bầu những kiến thức về quá trình mang thai, chăm sóc sức khỏe tiền sản như dinh dưỡng, thể dục thể thao trong thai kỳ, nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh, kiến thức về sinh thường và sinh mổ, những bước chăm sóc trẻ sơ sinh ban đầu như cho bé bú, tắm bé, vệ sinh, thay tã…

8. Tiêm ngừa trước khi mang thai CNHS. Phan Thị Mai -HS Trưởng Khoa Cấp cứu chia sẻ, phụ nữ mang thai là đối tượng nguy cơ cao bệnh tật, do đó cần được bảo vệ và dự phòng bằng vắc xin. Khi mang thai, nếu mẹ chưa có miễn dịch hoặc miễn dịch suy yếu có thể mắc một số bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc thai nhi mắc dị tật bẩm sinh. Tốt nhất, chị em có kế hoạch mang thai cần tiêm đủ các mũi vắc xin cần thiết để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Các loại vắc xin được khuyến cáo nên tiêm trước khi mang thai gồm sởi, quai bị, rubella, cúm, thủy đậu, viêm gan B và uốn ván để tránh những rủi ro cho thai kỳ. Chị em có thể tham khảo ý kiến bác sĩ Sản Phụ khoa hoặc các chuyên gia tiêm chủng để được hướng dẫn phác đồ tiêm phù hợp nhất với kế hoạch mang thai. Ngoài ra, trong chăm sóc sức khỏe tiền sản, chị em nên trao đổi và thống nhất với bạn đời sử dụng phương pháp tránh thai phù hợp, chủ động sinh con theo kế hoạch đã dự định. Các chuyên gia Sản Phụ khoa khuyến cáo, khoảng cách giữa 2 lần sinh tốt nhất là 3-5 năm, khoảng cách không quá gần để phụ nữ hồi phục sức khỏe sau sinh cũng như chăm sóc con được tốt hơn.

Chị em có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp tránh thai phù hợp với cơ địa, tránh những tác dụng phụ không mong muốn. BỆNH VIỆN PHỤ SẢN MÊKÔNG quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, nhất là hệ thống máy siêu âm tiên tiến nhất thế giới như siêu âm 3D, 4D, siêu âm màu Doppler, siêu âm thế hệ mới nhất Voluson E10… cung cấp đa dạng gói thai sản và sinh con theo trọn gói hoặc theo yêu cầu, đáp ứng đa dạng nhu cầu của chị em phụ nữ, chăm sóc tiền sản đến khi "vượt cạn", giúp mẹ an tâm tận hưởng thai kỳ khỏe mạnh, sinh con an toàn, mẹ tròn con vuông.

Mang thai sinh con là hành trình ý nghĩa đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe khác nhau. Vì vậy, mẹ cần chú ý nhiều hơn đến việc chăm sóc bản thân và đảm bảo khám thai đầy đủ.

Tấn Tài